Threaded View
-
18-11-2022 04:37 PM #1
- Ngày tham gia
- Sep 2022
- Đang ở
- Hà Nội
- Bài viết
- 45
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Opec là gì? Tổ chức Opec ảnh hưởng như thế nào tới giá dầu
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (Opec) là gì? Lịch sử hình thành - phát triển của Opec? Các cơ quan tổ chức của Opec? Mục tiêu hoạt động của tổ chức Opec? Công cụ điều chỉnh sản lượng dầu của OPEC? Các hoạt động chính trong lĩnh vực dầu mỏ của OPEC? Đây là những vấn đề, thắc mắc mà nhiều nhà đầu tư đang vướng mắc.
Tổ chức các nước sản xuất đầu mỏ là 1 tổ chức đa chính phủ được thành lập bởi các nước: Irắc, Iran, Arập Xêút, Cô oét và Vênêxuêla năm 1960 tại Hội nghị Baghdad. Vậy Opec là gì? Hãy theo bài viết dưới đây mà FTV chia sẽ cho các bạn.
Opec là gì?
Opec được viết tắt từ tiếng Anh: Organization of Petroleum Exporting Countries (tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ) là một tổ chức liên chính phủ được thành lập ở Hội nghị Baghdad năm 1960. Các nước thành viên sáng lập của Opec là Iraq, Kuwait, Iraq, Ả Rập Xê Út và Venezuela. Opec là tổ chức liên chính phủ thường trực của 14 quốc gia đang phát triển xuất khẩu dầu mỏ và là một tổ chức điều phối, thống nhất các chính sách dầu khí của những quốc gia thành viên.
Opec là tổ chức đa chính phủ được thành lập bởi: Iran, Kuwait, Iraq, Ả Rập Xê Út và Venezuela trong hội nghị 10 – 14/9/1960 tại Bagdad. Opec gồm những nước: Qatar, Libya, UAE, Algérie và Nigeria lần lượt gia nhập tổ chức sau đó Ecuador, Indonesia và Gabon cũng từng là thành viên của Opec. Trong 5 năm hoạt động đầu tiên trụ sở của Opec được đặt tại Genève, Thụy Sĩ sau đấy chuyển về Viên nước Áo từ tháng 9 năm 1965.
Trong 5 năm đầu tiên trụ sở của OPEC đặt tại Genève, Thụy Sĩ và sau đấy chuyển về Wien, Áo từ tháng 9 năm 1965. Các nước thành viên Opec khai thác khoảng 40% tổng sản lượng dầu lửa trên thế giới và nắm giữ khoảng 3/4 trữ lượng dầu thế giới. Opec có khả năng điều chỉnh các hạn ngạch khai thác dầu lửa của nước thành viên và qua đấy có khả năng khống chế giá dầu. Hội nghị các bộ trưởng phụ trách năng lượng, dầu mỏ thuộc tổ chức Opec sẽ được tổ chức mỗi năm 2 lần nhằm đánh giá thị trường dầu mỏ để đưa ra các biện pháp phù hợp để bảo đảm việc cung cấp dầu.
Bộ trưởng các nước thành lập dựa theo nguyên tắc thay nhau xoay vòng làm chủ tịch của tổ chức 2 năm một nhiệm kỳ. Mục tiêu chính được ghi vào hiệp định thành lập của tổ chức Opec là ổn định thị trường dầu thô gồm chính sách khai thác dầu, ổn định giá dầu trên thế giới, ủng hộ về mặt chính trị cho các thành viên khi bị biện pháp cưỡng chế vì các quyết định của Opec.
Nhưng thật ra có rất nhiều biện pháp đề ra lại có động cơ bắt nguồn từ quyền lợi của quốc gia, ví dụ như trong cơn khủng hoảng dầu Opec không những không tìm cách hạ giá dầu mà lại duy trì chính sách cao giá trong suốt thời gian dài. Mục tiêu của Opec thật ra là 1 chính sách dầu chung nhằm để giữ giá. Opec dựa vào việc phân bổ các hạn ngạch cho thành viên nhằm điều chỉnh lượng khai thác dầu và tạo ra khan hiếm hay dư dầu giả tạo để thông qua đó có thể tăng, giảm và giữ giá dầu ổn định. Có thể xem Opec như là 1 liên minh độc quyền luôn tìm cách để giữ giá dầu ở mức có lợi nhất cho các thành viên.
Lịch sử hình thành và phát triển của tổ chức Opec
Vào ngày 10-14/9/1960, theo sáng kiến của Bộ trưởng Bộ Năng lượng - Mỏ Venezuelan Juan Pablo Pérez Alfonso và Bộ trưởng Bộ Năng lượng - Mỏ Ả Rập Xê Út Abdullah al-Tariki, các chính phủ Iraq, Kuwait, Iran, Ả Rập Xê Út và Venezuela đã họp tại Baghdad để thảo luận tìm phương án nhằm tăng giá dầu thô sản xuất ở các quốc gia này.
Opec được ra đời nhằm thống nhất và phối hợp các chính sách về dầu mỏ của các thành viên quốc gia. Giữa năm 1960 và 1975, tổ chức Opec đã mở rộng gồm các thành viên mới như Qatar năm 1961, Indonesia năm 1962, Libya năm 1962, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất năm 1967, Algérie năm 1969, và Nigeria năm 1971. Ecuador và Gabon trước đây cũng từng là thành viên của Opec, nhưng Ecuador đã rút khỏi tổ chức ngày 31/12/1992 do không thể chi trả hai triệu đô la phí thành viên và có nhu cầu sản xuất dầu lớn hơn chỉ tiêu mà Opec cho phép, dù vậy thì đã họ gia nhập trở lại vào tháng 10/2007. Các mối quan tâm này cũng đã thúc đẩy Gabon ngừng làm thành viên vào tháng 1 năm 1995, Angola gia nhập vào đầu năm 2007, Na Uy và Nga tham dự các hội nghị của tổ chức Opec với tư cách là quan sát viên.
Tháng 5 năm 2008, Indonesia tuyên bố rời khỏi Opec khi hết hạn thành viên vào cuối năm đó, nước này đã trở thành quốc gia nhập khẩu dầu và không thể đạt được chỉ tiêu sản xuất dầu. Một bản tuyên bố do Opec đưa ra ngày 10/9/2008 đã xác nhận rằng Indonesia rút khỏi tổ chức này.
Các cơ quan của tổ chức của Opec
Các cơ quan của tổ chức gồm có:
Hội nghị là cơ quan cao nhất được triệu tập ít nhất một năm 2 lần. Hội nghị có thẩm quyền để xác định chính sách của tổ chức, bổ nhiệm các giám đốc mới với nhiệm kì hai năm, bầu chủ tịch hội đồng giám đốc với nhiệm kì một năm. Hội đồng sẽ thông qua các quyết định trên cơ sở nguyên tắc nhất trí.
Hội đồng giám đốc chính là cơ quan quản lí của tổ chức.
Ban thư kí đứng đầu là tổng thư kí là cơ quan chấp hành. Trong ban thư kí có uỷ ban kinh tế phân tích các tình hình thị trường dầu mỏ, chuẩn bị những khuyến nghị về chính sách của các nước khai thác dầu mỏ.
Trụ sở của tổ chức Opec các nước xuất khẩu dầu mỏ đặt tại Viên nước Áo.
Mục tiêu hoạt động của tổ chức Opec
Mục tiêu hoạt động chính thức của Opec được ghi trong Quy chế thành lập tổ chức là điều phối và thống nhất chính sách khai thác dầu mỏ giữa các nước thành viên để ổn định giá dầu thế giới tại mức công bằng và ổn định cho những nước sản xuất, đảm bảo nguồn cung cấp dầu thường xuyên cho các nước tiêu dùng và hiệu quả kinh tế, đảm bảo mức lợi nhuận công bằng cho các nhà đầu tư. Từ đó bảo vệ lợi ích của các nước thành viên.
Về bản chất, Opec chính là 1 liên minh kinh tế giữa các nước sản xuất dầu lửa nhằm duy trì 1 cơ cấu giá có thể phản ánh được lợi ích của nước thành viên thông qua việc phối hợp định giá cũng như xây dựng hạn ngạch sản xuất cho các nước thành viên.
>> Tham khảo thêm: https://ftv.com.vn/von-co-dinh-la-gi
[/B]Công cụ điều chỉnh sản lượng dầu của tổ chức Opec[B]
Công cụ được Opec sử dụng để điều chỉnh sản lượng dầu bán ra ngoài thị trường của các nước thành viên chính là hạn ngạch sản xuất. Đại diện các quốc gia thành viên nhóm họp 1 năm 2 lần nhằm thiết lập chính sách sản xuất chung trong tương lai tới dựa trên dự báo toàn cầu về cung - cầu dầu lửa. Mỗi một hội nghị Opec đều đặt ra hạn ngạch sản xuất mới, chia theo tỷ lệ tương ứng cho các quốc gia thành viên.
Cam kết của các nước thành viên với hạn ngạch sản xuất không phải lúc nào cũng nhất quán, với một số nước thành viên Opec đặc biệt là những nước có sản lượng nhỏ thường xuyên vượt quá hạn ngạch được phép của mình.
Các thành viên có sản lượng lớn đặc biệt là Ả Rập Xê Út hay phải cắt giảm sản lượng của mình để bù cho việc sản xuất quá hạn ngạch của các nước thành viên khác. Việc giá dầu giảm xuống giữa những năm 1980 và cuối năm 1990 một phần là do các nước thành viên thiếu cam kết trong việc tuân thủ hệ thống hạn ngạch.
OPEC trong các giai đoạn hiện nay
Ngành công nghiệp dầu mỏ ngày nay đang mang những đặc điểm của 1 mô hình đa nhân tố. Có 1 số nhân tố quan trọng, xong không có bất kỳ nhân tố nào có thể 1 mình duy trì được sự ổn định của thị trường. Tầm quan trọng của Opec đã suy giảm sau giai đoạn được xem là đỉnh cao của tổ chức vào giữa những năm 1970, nhưng chưa có 1 tổ chức nào có đủ khả năng để thay thế nó.
Sự suy giảm về tầm quan trọng của Opec cũng đi kèm theo nỗ lực chung của thế giới trong việc tiết kiệm năng lượng cũng như tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế. Trong cơ cấu doanh nghiệp ngành, các công ty quốc doanh đang giữ vai trò chủ đạo. Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng tại Mỹ (US Energy Information Administration) tính tới thời điểm năm 2007 có xấp xỉ 78% sản lượng dầu trên thế giới do 50 công ty sản xuất và 70% số sản lượng này đều được sản xuất bởi các công ty dầu mỏ quốc doanh.
Các hoạt động chính trong lĩnh vực dầu mỏ của OPEC
– 14/9/1960: thành lập tổ chức theo đề cử của Venezuela tại Bagdad.
– Năm 1965: Dời trụ sở về Viên, các thành viên thống nhất 1 chính sách khai thác chung để bảo vệ giá.
– Năm 1970: Nâng giá dầu lên 30% và nâng thuế tối thiểu áp dụng cho các công ty khai thác dầu lên tới 55% của lợi nhuận.
– Năm 1971: Nâng giá dầu sau khi bàn bạc với các tập đoàn khai thác. Tiến tới đạt tỷ lệ quốc gia hóa là 50% các tập đoàn.
– Năm 1973: Giá dầu tăng từ 2,89 USD/1 thùng lên 11,65 USD. Thời gian này còn được gọi là cuộc khủng hoảng dầu lần thứ nhất, Opec khai thác tới 55% lượng dầu của thế giới.
– Năm 1974 - 1978: tăng giá dầu từ 5% - 10% hầu như cứ nửa năm một lần để chống lại việc USD bị lạm phát.
– Năm 1979: Khủng hoảng dầu lần thứ 2. Sau cuộc cách mạng Hồi giáo giá dầu từ 15,5 USD/1 thùng được nâng lên 24 USD. Libia, Algeria, Irắc thậm chí đòi tăng đến 30 USD cho một thùng.
– Năm 1980: Đỉnh điểm chính sách cao giá của tổ chức Opec. Lybi đòi tăng lên 41 USD, Ả Rập, Saudi tăng 32 USD và các nước thành viên còn lại là 36 USD cho một thùng dầu.
– Năm 1981: Lượng tiêu thụ dầu giảm xuống do các nước công nghiệp đang lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế. Và bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng dầu lần thứ nhất do giá dầu cao, nhiều nước trên thế giới đã đầu tư vào các nguồn năng lượng khác. Lượng tiêu thụ dầu trên thế giới giảm 11% trong thời gian từ 1979 - 1983, thị phần dầu của Opec trên thị trường thế giới xuống thấp còn 40%.
– Năm 1982: Quyết định giảm lượng sản xuất, tuy đã được thông qua nhưng lại không được các thành viên giữ đúng. Thị phần của tổ chức Opec giảm xuống còn 33% và năm 1985 giảm còn 30% trên tổng số lượng khai thác dầu trên thị trường thế giới. Lượng khai thác dầu giảm xuống tới mức thấp kỷ lục là 17,34 triệu thùng một ngày.
– Năm 1983: Giá dầu giảm từ 34 USD xuống còn 29 USD một thùng. Giảm hạn ngạch khai thác từ 18,5 triệu xuống tới 16 triệu thùng một ngày.
– Năm 1986: Giá dầu rớt xuống đến dưới 10 USD/1 thùng do sản xuất thừa và do 1 số nước trong Opec giảm giá dầu.
– Năm 1990: Giá dầu được nâng lên trong tầm từ 18 - 21 USD một thùng. Nhờ vào chiến tranh vùng Vịnh mà giá dầu đạt ở mức cao.
– Năm 2000: Giá dầu đã dao động mạnh, vượt qua cả 2 mức thấp và cao nhất trong lịch sử. Nếu trong quý 1, chỉ với 9 USD người ta đã có thể mua được một thùng dầu thì trong quý 4 giá đã vượt trên 37 USD/1 thùng. Các thành viên của tổ chức Opec đồng ý giữ giá dầu ở mức 22-28 USD/1 thùng.
– Năm 2005: Tổ chức Opec quyết định sẽ giữ nguyên lượng khai thác 27 triệu thùng. Các thành viên trong tổ chức đã nhất trí tạm dừng không giữ giá dầu ở mức 22-28 USD/1 thùng.
Kết luận
Qua những kiến thức mà FTV chia sẻ trong bài viết về Opec là gì? Cũng như lịch sử hình thành – phát triển của Opec. Mong rằng các thông tin trên đây sẽ giúp các bạn đọc có được nền tảng vững chắc về kiến thức. Và từ đó các nhà đầu tư sẽ đưa ra những lựa chọn sáng suốt, quyết định đúng đắn trong việc đầu tư của bản thân mình.
FTV – đơn vị chuyên tư vấn đầu tư chứng khoán & hàng hóa phái sinh hàng đầu Việt Nam
Thị trường chứng khoán hiện nay ở Việt Nam đang được đánh giá là một kênh đầu tư vô cùng hấp dẫn với nhiều yếu tố. Nếu các nhà đầu tư muốn thử sức với chứng khoán mà đang còn lo ngại về kinh nghiệm đầu tư của mình thì hãy liên hệ với FTV. Tại đây, bạn sẽ được các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tài chính tư vấn về cách làm sao để đầu tư đem lại hiệu quả cao nhất và cách phòng ngừa rủi ro.
Đến với FTV, nhà đầu tư sẽ được các chuyên gia cập nhật các thông tin liên quan tới biến động thị trường bằng số liệu thống kê và bảng phân tích thị trường. Ngoài ra, sẽ được cung cấp tài liệu tham khảo miễn phí: biểu đồ, thống kê thị trường, cách thức giao dịch của mỗi loại mặt hàng hóa.
Nếu vẫn còn câu hỏi, thắc mắc về Opec là gì? Cũng như các thông tin chi tiết hãy nhanh tay gọi tới số HOTLINE 0983 668 883 của công ty Cổ phần Đầu tư và công nghệ FTV để được chuyên gia hàng trong lĩnh vực tư vấn nhanh chóng nhất.
>> Xem chi tiết tại: https://ftv.com.vn/opec-la-gi#opec-la-gi?
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 2 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 2 khách vãng lai)
Similar Articles
-
Báo cáo Cung cầu Dầu thô Thế giới của OPEC
By dttcvmex in forum Forex và Hàng hóaTrả lời: 0Bài viết cuối: 16-11-2022, 02:09 PM -
Putin sẽ không để OPEC giúp hạ giá dầu
By VCT in forum Forex và Hàng hóaTrả lời: 0Bài viết cuối: 01-08-2022, 01:51 PM -
OPEC+ giữ nguyên mức tăng sản lượng
By VCT in forum Forex và Hàng hóaTrả lời: 0Bài viết cuối: 02-03-2022, 10:02 PM -
Góc nhìn tuần 28/11 – 02/12: Chờ đợi kết quả từ cuộc họp OPEC
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 1Bài viết cuối: 28-11-2016, 11:07 AM -
Vì sao OPEC quyết hạ giá dầu?
By StockGold in forum Forex và Hàng hóaTrả lời: 8Bài viết cuối: 05-03-2015, 12:15 AM
Bookmarks