Hiện nay hoạt động thoái vốn đang được kỳ vọng sẽ sôi nổi hơn thời điểm hiện tại, Chính phủ quyết tâm đẩy mạnh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn của doanh nghiệp đồng nghĩa với việc đưa cổ phiếu lên sàn giao dịch và niêm yết trên thị trường chứng khoán. Vậy các bạn đã hiểu rõ về Thoái vốn là gì? Và nguyên nhân khiến cho doanh nghiệp thoái vốn chưa? Sau đây hãy cùng với FTV theo dõi bài viết dưới để có thêm thông tin, hiểu rõ về nó hơn.

Thoái vốn là gì?

Thoái vốn trong tiếng anh gọi là Divestment. Hiểu một cách đơn giản nhất thì thoái vốn là hình thức cắt giảm một số loại tài sản hiện đang có ở một tổ chức hoặc công ty nhằm phục vụ cho các mục đích khác trong doanh nghiệp đó. Hoạt động phổ biến của thoái vốn ví dụ như: bán các tài sản công ty con hoặc rút các khoản đầu tư từ các chi nhánh để nhằm tối ưu hóa giá trị của công ty mẹ.

Thoái vốn nhà nước là gì?

Thoái vốn Nhà nước là việc làm của tổ chức nhà nước hoặc Chính phủ nhằm bán, thanh lý và rút vốn đầu tư khỏi các công ty con nhằm giảm chi phí vốn,…

Thoái vốn Nhà nước nhằm tạo điều kiện phân bổ lại những nguồn lực cho các khu vực sản xuất hiệu quả hơn trong 1 tổ chức hoặc dự án do Chính phủ tài trợ. Hoạt động thoái vốn nhà nước còn được xem là nút gỡ cho thị trường chứng khoán, tạo động lực tăng trưởng cho thị trường, đồng thời cũng tạo ra môi trường cho các doanh nghiệp phát triển kinh doanh.

Thoái vốn cổ phiếu là gì?

Thoái vốn cổ phiếu còn được hiểu là hoạt động của các công ty mẹ chia cổ phiếu từ các công ty con cho cổ đông. Vì vậy mà những cổ phiếu có thể được giao dịch trên các sàn giao dịch chứng khoán.

Thoái vốn cổ phần là gì?

Thoái vốn cổ phần chính là hoạt động của một cá nhân hay tổ chức quyết định đầu tư vào 1 công ty cổ phần nào đó và sau đó bán lại khoản đầu tư của mình cho công ty khác, tổ chức hoặc cá nhân.

Đặc điểm của thoái vốn

Đặc điểm của thoái vốn

Nhiều công ty đã sử dụng thoái vốn để bán các tài sản ngoại vi với mục đích để đội ngũ quản lý tập trung nhiều hơn vào các hoạt động kinh doanh cốt lõi của công ty.

Tiền thu được từ việc thoái vốn thường được sử dụng nhằm mục đích trả nợ, chi tiêu vốn hoặc bổ sung nguồn vốn lưu động hay trả cổ tức đặc biệt cho các cổ đông. Trong đó hầu hết các cuộc thoái vốn đều là hành động có chủ ý của doanh nghiệp và các vấn đề pháp lý cũng là nguyên nhân dẫn tới công ty bắt buộc phải thoái vốn.

Và cho dù với mục đích nào đi nữa, khi chọn áp dụng chiến lược thoái vốn cũng sẽ tạo ra doanh thu và có thể được sử dụng ở những bộ phận khác cho công ty. Trong ngắn hạn, khoản tăng doanh thu sẽ có lợi đối với công ty vì có thể phân bổ thêm nguồn vốn cho các bộ phận khác đang hoạt động tốt.

Trường hợp nếu công ty bị bắt buộc phải thoái vốn tài sản, bộ phận hoạt động tạo ra lợi nhuận vì lý do chính trị - xã hội thì doanh thu công ty sẽ giảm xuống.
>> Tham khảo: https://ftv.com.vn/lai-suat-chiet-khau-la-gi

Các hình thức thoái vốn

Hiện nay theo sự phát triển của nền kinh tế, có rất nhiều hình thức thoái vốn khác nhau. Tuy nhiên, hình thức phổ biến nhất phải kể đến là 3 hình thức sau đây:

Spin – off

Spin – off là hoạt động diễn ra khi một công ty mẹ sẽ phân phối tài sản của công ty con sang một công ty mới được thành lập bởi doanh nghiệp của mình. Vì thế công ty con lúc này trở thành 1 công ty độc lập với mong muốn sẽ đạt kỳ vọng về doanh thu, hoạt động cao hơn và toàn bộ quá trình này diễn ra được miễn thuế và các giao dịch không sử dụng tiền mặt.

Cổ phiếu của công ty con sẽ được thực hiện những giao dịch độc lập tại sàn chứng khoán. Hình thức thoái vốn Spin - off phổ biến ở những công ty có 2 doanh nghiệp riêng biệt và chúng có sự khác nhau về mức độ tăng trưởng cũng như là cấu hình rủi ro.

Bán cổ phần khơi mào

Với hình thức này, công ty mẹ sẽ thực hiện bán một tỷ lệ vốn cổ phần nhất định của các công ty con ra thị trường chứng khoán. Những giao dịch cổ phần này phần lớn sẽ được giao dịch miễn thuế và có sự liên quan tới việc trao đổi bình đẳng tiền mặt lấy cổ phiếu.

Do công ty mẹ sẽ thường nắm cổ phần chi phối của các công ty con nên việc cắt cổ phần cũng được xảy ra nhiều hơn, nhất là trong các công ty cần có sự tài trợ về cơ hội tăng trưởng cho các công ty con của họ.

Việc bán cổ phần khơi mào cho phép công ty mẹ tạo ra doanh thu trong giao dịch, giúp huy động nguồn vốn cần thiết cũng như là giữ lại quyền kiểm soát. Thông thường sau khi đã bán đi một phần nhỏ cổ phần vào lần đầu tiên thì số cổ phần còn lại của công ty con cũng sẽ được bán tại 1 thời điểm khác ngay sau đó.

Bán trực tiếp tài sản

Đây là một trong những hình thức thoái vốn được sử dụng phổ biến. Hình thức thoái vốn này diễn ra khi công ty mẹ bán tài sản đang có như: bất động sản, vật tư hoặc trang thiết bị cho một bên khác. Hoạt động bán tài sản này thường sẽ giao dịch bằng tiền mặt và có thể sẽ xảy ra một số hệ quả có liên quan tới thuế đối với công ty mẹ nếu trong quá trình tài sản được bán có lãi.

Những nguyên nhân khiến cho doanh nghiệp thoái vốn

Những nguyên nhân khiến cho doanh nghiệp thoái vốn

Như đã nói ở trên, việc thoái vốn không hẳn là một tiêu cực. Vì nó diễn ra dựa trên các yếu tố khác nhau, vừa do bị động, vừa do chủ động. Vậy các nguyên nhân nào khiến doanh nghiệp thoái vốn:

Doanh nghiệp thoái vốn một cách chủ động nhằm muốn tập trung vào các hoạt động chủ chốt của công ty. Do vậy, bằng việc loại bỏ những lĩnh vực không cần thiết thì họ sẽ có nhiều tài nguyên để phát triển các mảng kinh doanh chính.
Giúp doanh nghiệp tạo ra một nguồn vốn nhất định thông qua việc bán tài sản, cổ phần,…
Trong trường hợp nhận thấy hoạt động kinh doanh đã không mang lại hiệu quả như mình kỳ vọng, các nhà đầu tư sẽ muốn thoái vốn nhằm đảm bảo lợi ích cho bản thân.
Tổng giá trị thanh lí tài sản cá nhân của công ty lớn hơn giá trị thị trường của tài sản kết hợp của công ty. Việc này khuyến khích các công ty bán bớt những gì có giá trị hơn khi thanh lí so với khi được giữ lại.
Thoái vốn do chịu nhiều áp lực từ chính trị, xã hội, cổ đông,…
 Những thách thức cần phải đối mặt khi thoái hóa vốn

Những thách thức cần phải đối mặt khi thoái hóa vốn

Thoái hóa vốn đã mang đến một số vai trò nhất định. Thế nhưng bên cạnh đó vẫn đang còn tồn tại một số thách thức khi doanh nghiệp phải đối mặt với thoái hóa vốn.

Thách thức về các hoạt động doanh nghiệp

Bộ phận tài chính trong công ty bán tài sản là một bộ phận đóng góp đáng kể về mặt hoạt động của việc thoái vốn. Chức năng của bộ phận này chính là đo lường tác động tới lợi nhuận ròng của công ty. Vì thế việc lưu trữ hồ sơ yêu cầu báo cáo tài chính có độ chính xác nhất định, đó là một trong những điều cần thiết để giúp thoái vốn thành công.

Thách thức trong lập báo cáo về tài chính

Công ty bán tài sản có nhiệm vụ chuẩn bị các báo cáo tài chính hoàn thiện. Trên thực thể trong báo cáo tài chính là một công ty con được thoái vốn.

Ủy ban chứng khoán Mỹ đòi hỏi phải có báo cáo đại diện cho công ty thoái vốn, đồng thời báo cáo cần hiển thị những chi phí thực hiện công việc kinh doanh.

Sự phức tạp trong kế toán

Một số nhiệm vụ của kế toán cần được hoàn thiện trước, khi có thể diễn ra quá trình thoái vốn.

Ngoài ra, nếu như báo cáo tài chính của công ty bị thoái vốn được kiểm toán, công ty mẹ cần phải đảm bảo kết luận của kiểm toán viên phải đồng bộ với kết luận của ban lãnh đạo công ty.
>> Tham khảo: https://ftv.com.vn/khoi-luong-giao-dich-chung-khoan
Khi thoái vốn thì cần làm những gì?

Cho dù muốn hay không thì việc thoái vốn cũng có ảnh hưởng nhất định tới nội bộ doanh nghiệp. Để có thể đối phó với những bất ổn đó thì doanh nghiệp cần:

Công bố thông tin kịp thời:

Khi xảy ra thoái vốn, nội bộ công ty có thể xảy ra tâm lý tiêu cực. Vì vậy, các doanh nghiệp nên chọn cách công bố để có thể tìm ra phương hướng giải quyết và lên kế hoạch cụ thể để ổn định lại tình hình công ty.

Chủ động tìm hiểu nguyên nhân:

Đối với phần lớn các tổ chức đầu tư, vấn đề thoái vốn luôn nằm trong kế hoạch. Doanh nghiệp cần chủ động trong việc tìm hiểu tác nhân có thể gây thoái vốn để xử lý và khắc phục kịp thời.

Tìm kiếm đối tác mới:

Khi cổ đông chiến lược thoái vốn bằng hình thức bán cổ phiếu cho các đối tác khác, thì doanh nghiệp có thuận lợi là không cần phải tìm đối tác thay thế. Nhưng dù sao thì doanh nghiệp cũng nên tìm hiểu rõ về đối tác mới này để có thể lập kế hoạch hợp tác phù hợp.

 Lập kế hoạch phân phối lại nguồn vốn:

Việc phân bổ lại nguồn vốn rất là quan trọng. Chủ động đề ra kế hoạch chiến lược cụ thể sẽ giúp cho công ty có kế hoạch hiệu quả trong việc tăng vốn, đầu tư.

Tập trung quản lý kinh doanh:

Tập trung quản lý kinh doanh là thời gian mà bạn cần tập trung vào lĩnh vực cốt lõi. Để  cho công ty được ổn định lại và thu hút các nhà đầu tư mới.

Kết luận

Qua những kiến thức mà FTV chia sẻ trong bài viết này về Thoái vốn là gì? Cũng như các thông tin cần thiết về thoái vốn có ảnh hưởng gì tới cổ phiếu không. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc có được nền tảng kiến thức vững chắc. Và từ đó, các nhà đầu tư sẽ quyết đoán và sáng suốt suốt trong các quyết định đầu tư của mình.

FTV – đơn vị chuyên tư vấn đầu tư chứng khoán & hàng hóa phái sinh hàng đầu Việt Nam

Thị trường chứng khoán năm 2022 tại Việt Nam đang được đánh giá là kênh đầu tư hấp dẫn cùng nhiều yếu tố khác nhau. Nếu nhà đầu tư đang muốn thử sức với chứng khoán và còn lo ngại hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm thì hãy liên hệ ngay với FTV. Tại đây bạn sẽ được những chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực tài chính tư vấn cách phòng ngừa rủi ro và làm sao để đầu tư đem lại lợi nhuận cao.

Đến với FTV, các nhà đầu tư sẽ được các chuyên gia cập nhật những thông tin mới nhất về biến động thị trường thông qua số liệu thống kê, bảng phân tích thị trường. Đồng thời, sẽ được cung cấp miễn phí những tài liệu tham khảo như: biểu đồ, thống kê thị trường và cách thức giao dịch của từng loại mặt hàng hóa.

Nếu còn câu hỏi, thắc mắc về Thoái vốn là gì? Hoặc muốn biết thêm các thông tin chi tiết hãy gọi ngay tới số HOTLINE 0983 668 883 của công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghệ FTV để được các chuyên gia tư vấn nhanh chóng nhất.
Xem chi tiết tại: https://ftv.com.vn/thoai-von-la-gi#thoai-von-la-gi?
#thoaivon #ftv