Khái niệm Call margin là gì? khi nào thì bị call margin trong chứng khoán, đây là một trong những câu hỏi được rất nhiều bạn đã quan tâm, đặc biệt là những người mới chơi chứng khoán. Hãy đọc bài viết sau đây của FTV để tìm hiểu rõ hơn về call margin các bạn nhé!

Call margin là gì?


Trong tiếng anh có nghĩa đen là tiền đặt cọc, hiểu theo nghĩa thông dụng. Chứng khoán thì có nghĩa là đòn bảy tài chính hay tỉ lệ cho vay của công ty chứng khoán cho nhà đầu tư để mua chứng khoán.

Khái niệm call margin là gì

Margin là hành động các nhà đầu tư vay thêm tiền của những công ty chứng khoán để tăng sức mua chứng khoán, sau đó nhà đầu tư sử dụng chính các chứng khoán đã mua để làm tài sản thế chấp. Khi thị trường giảm giá, tỉ lệ tài sản dòng và giá trị chứng khoán thấp hơn tỉ lệ ký quỹ duy trì cho phép, công ty chứng khoán sẽ thực hiện call margin.

Call margin hay còn được biết là lệnh gọi ký quỹ, đây là trường hợp mà các công ty chứng khoán đề nghị khách hàng nộp tiền hoặc bán bớt cổ phiếu để tăng số lượng chứng khoán thế chấp.

Ngoài ra, call margin còn có thể hiểu là vay margin hay vay ký quỹ chứng khoán. Đây là thuật ngữ được sử dụng để chỉ sự thông báo của công ty chứng khoán đối với nhà đầu tư đã vay tiền để mua chứng khoán nhưng lại rơi vào thời điểm chứng khoán của các nhà đầu tư bị giảm gần dưới ngưỡng an toàn so với tài sản đảm bảo của nhà đầu tư.

Call margin với mục đích yêu cầu nhà đầu tư nộp thêm tiền hoặc bán bớt chứng khoán để tỉ lệ vay ở ngưỡng an toàn.

Ví dụ: một công ty chứng khoán đưa ra tỉ lệ ký quỹ duy trì là 40%. Nhà đầu tư có 200 triệu đồng và vay thêm công ty chứng khoán 100 triệu để mua cổ phiếu A. Khối cổ phiếu A được dùng làm tài sản đảm bảo cho tài khoản này.

Giả sử cổ phiếu A giảm 45%, nếu không dùng margin, nhà đầu tư lỗ 90 triệu đồng. Nhưng vì dùng margin với sức mua tổng cộng là 300 triệu đồng, giá trị chứng khoán lúc này chỉ còn 165 triệu đồng, tức là bốc hơi 135 triệu đồng. Trừ đi khoản vay của công ty chứng khoán, tài khoản dòng của nhà đầu tư còn 65 triệu đồng.

Tỉ lệ tài sản ròng, giá trị chứng khoán khi đó thấp hơn tỉ lệ ký quỹ 40% cần phải duy trì nên công ty chứng khoán sẽ bị call margin. Nhà đầu tư có hai lựa chọn một là bán một phần cổ phiếu hoặc nộp tiền để tỉ lệ tài sản ròng và giá trị chứng khoán lớn hơn tỉ lệ cho phép.

Nếu các nhà đầu tư không thực hiện yêu cầu này đúng theo thời hạn, công ty chứng khoán có quyền chủ động bán bớt chứng khoán của các nhà đầu tư mà không cần phải hỏi ý kiến. Hay nói cách khác thì đây là một hình thức tịch thu tài sản đã thế chấp.

Call margin tác động rất lớn đến nhà đầu tư

Mỗi công ty chứng khoán thường có những quy định khác nhau về hình thức gọi ký quỹ. Thông thường, nhà đầu tư sẽ nhận được cuộc gọi hoặc tin nhắn điện thoại thông báo quy định. Một số khác sử dụng email để gửi nhiều lần tùy theo mức độ tỉ lệ ký quỹ của khách hàng.

Ví dụ công ty chứng khoán A sẽ gửi thư cảnh báo cho khách hàng khi tỉ lệ ký quỹ tài khoản cao hơn 5% so với tỉ lệ ký quỹ duy trì. Khi tài khoản bị kéo xuống dưới mức duy trì, công ty chứng khoán sẽ tiếp tục gửi thư lệnh gọi ký quỹ để yêu cầu bổ sung tài sản.

Thời hạn bổ sung tiền mặt hoặc xử lý tài sản để đưa tỉ lệ ký quỹ về ngưỡng ban đầu của mỗi công ty là khác nhau, nhưng thường không quá hai ngày làm việc. Thậm chí căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của tỉ lệ ký quỹ mà thời gian xử lý lệnh gọi giữa các tài khoản ở cùng một công ty cũng sẽ khác nhau.

Công thức tính call margin trong chứng khoán

Mỗi công ty chứng khoán sẽ có quy định cụ thể về tỉ lệ Call margin khác nhau. Sau đây là cách tính và giải quyết khi xảy ra Call Margin.

Trước tiên bạn cần xác định con số cụ thể khiến call margin xảy ra bằng công thức như sau:

Giá trị thực có / Tổng giá trị chứng khoán của nhà đầu tư


Gọi A là giá cổ phiếu hiện tại, B là số tiền vay. Khi thị trường suy giảm, giá trị A sẽ giảm dẫn đến margin giảm. Do tỉ lệ này sẽ được tính bằng thương của A chia B.

Gọi C là tỉ lệ call margin của công ty chứng khoán. Nếu tỉ lệ A:B < Z thì sẽ xảy ra hai trường hợp cần giải quyết như sau:

Trường hợp 01: Nộp tiền bổ sung

A cộng số tiền cần nộp thêm bê cộng số tiền nộp thêm

Trường hợp 02: Bán cổ phiếu

Ví dụ: Bạn đang có 100.000.000 đồng và muốn mua số cổ phiếu tổng cộng 200.000.000 đồng, mỗi cổ phiếu có giá là 100.000 đồng. Để đủ tài chính, bạn tiến hành ký quỹ margin theo tỉ lệ 1:2 ở công ty A. Bạn đã sở hữu 2000 cổ phiếu. công ty chứng khoán A có tỉ lệ call margin là 30 %. Sau một thời gian giá trị cổ phiếu giảm xuống còn 140 triệu đồng, nếu trừ phần vay từ ký quỹ margin thì bạn còn lại 40 triệu đồng.

Lúc này:  Giá trị thực có / Tổng giá trị chứng khoán = 40/140 = 28.5%.  Kết quả này nhỏ hơn 30%.

Khi đó hiện tượng call margin sẽ xảy ra, công ty chứng khoán sẽ yêu cầu bạn nộp thêm tiền hoặc bán bớt cổ phiếu của mình để giải quyết.  Cụ thể như sau:

Trường hợp một nộp bổ sung 10.000.000 đồng

(40 triệu + 10 triệu) / ( 140 triệu + 10 triệu) = 33,33% > 30%

Trường hợp hai bán bớt 200 cổ phiếu:

(40 triệu + 100 nghìn  x 200)/ 140 triệu = 42.8% > 30 %

Vậy bạn phải nộp thêm 10 triệu đồng vào tài khoản hoặc bán đi 200 cổ phiếu để không bị call margin.

Khi nào nhà đầu tư bị call margin

Khi nào nhà đầu tư bị call margin trong chứng khoán?

Thời điểm các nhà đầu tư đang có giao dịch ký quỹ với một công ty chứng khoán, các nhà đầu tư sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị call margin. Bạn có thể xác định nguy cơ bị call margin của mình theo các nội dung sau.

Khi đó, sự biến động của thị trường chứng khoán làm thay đổi giá của cổ phiếu. Trong khi đó, nhà đầu tư mua phải chứng khoán không có tiềm năng tăng trưởng, tỉ lệ công ty phát hành có kết quả kinh doanh không tốt cũng sẽ làm giảm lợi nhuận và cổ tức cho các cổ đông, các rủi ro lãi suất xảy ra, từ đó kéo theo giá cả chứng khoán bị giảm sâu.

Cần thận trọng để tránh bị call margin

Khi thị trường chứng khoán giảm điểm cũng làm tác động một phần đến giá trị của cổ phiếu. Tỉ lệ margin có thể quyết định được sự bám trụ của các nhà đầu tư khi toàn bộ nền kinh tế có xu hướng giảm.

Bạn nên cân nhắc thật kỹ trước khi lựa chọn sử dụng margin đến trong quá trình đầu tư vì những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Đặc biệt là đối với những người mới tham gia, thay vào đó bạn có thể tham gia đầu tư vào các giải pháp an toàn hiệu quả hơn.

Trên đây là những thông tin về call margin là gì? Call margin trong chứng khoán mà muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng những thông tin vừa rồi hữu ích đối với bạn, đừng quên thường xuyên ghé thăm để cập nhật những thông tin hữu ích tại nhé. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của FTV.

FTV – Đơn vị tư vấn đầu tư chứng khoán, hàng hóa phái sinh hàng đầu tại Việt Nam

Thị trường chứng khoán tại nước ta năm 2022 vẫn được đánh giá là kênh đầu tư hấp dẫn với rất nhiều yếu tố. Bạn là người mới, muốn bắt tay vào đầu tư chứng khoán mà chưa có kiến thức hay kinh nghiệm, đừng ngần ngại có thể liên hệ ngay với chúng tôi - Công ty cổ phần Đầu tư và Công nghệ FTV để được các chuyên gia giàu kinh nghiệm tư vấn về cách đầu tư hiệu quả và cách phòng ngừa rủi tối đa.

Ngoài ra, FTV sẽ cập nhật đến các bạn những thông tin mới nhất về các biến động thị trường chứng khoán, qua các số liệu thống kê, phân tích, cùng với các loại tài liệu tham khảo như biểu đồ số liệu, thống kê thị trường cách thức giao dịch của từng loại mặt hàng hóa hoàn toàn được cung cấp miễn phí.

Để giải đáp thắc mắc cũng như biết thêm các thông tin chi tiết về call margin là gì, vui lòng liên hệ ngay với FTV qua website ftv.com.vn hoặc gọi qua số HOTLINE 0983 668 883 để được các chuyên gia tư vấn nhanh nhất.

#callmargin #chungkhoan #ftv