Hybrid View
-
25-10-2022 09:49 AM #1
- Ngày tham gia
- Sep 2022
- Đang ở
- Hà Nội
- Bài viết
- 45
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Sở giao dịch chứng khoán là gì? Cơ cấu tổ chức, chức năng của sở giao dịch chứng khoán
Sở giao dịch chứng khoán là nơi giao dịch các tài sản tài chính và là một thị trường mở. Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều sở giao dịch chứng khoán lớn và mỗi trụ sở đều đóng vai trò quan trọng trong việc xác định tình hình tài chính và kinh tế của nền kinh tế. Vậy sở giao dịch chứng khoán là gì, chức năng, vai trò và cơ cấu tổ chức của sở giao dịch chứng khoán ra sao, các bạn hãy cùng FTV đi tìm đáp án qua nội dung bài viết dưới đây nhé.
Sở giao dịch chứng khoán là gì?
Sở giao dịch chứng khoán (Securities Exchange/ Bourse) là nơi để các nhà môi giới chứng khoán gặp gỡ, thoả thuận và mua bán chứng khoán.
Theo cách hiểu thông thường thì sở giao dịch chứng khoán là nơi tập trung các chứng khoán đã được niêm yết và được các thành viên tiến hành giao dịch theo những quy định nhất định. Như vậy, sở giao dịch chứng khoán không trực tiếp tham gia mua bán chứng khoán mà chỉ tạo ra địa điểm, phương tiện để các nhà đầu tư cùng nhau tập trung lại và tiến hành giao dịch chứng khoán.
Chức năng của sở giao dịch chứng khoán là gì?
1. Phân phối lại nguồn vốn giữa các nhà đầu tư chứng khoán
Các nhà đầu tư luôn cố gắng đầu tư vào những lĩnh vực mang lại lợi nhuận cao và nhanh chóng rút khỏi những lĩnh vực có lợi nhuận thấp hoặc không có lợi. Sở giao dịch chứng khoán chính là nơi tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư thực hiện mục đích này. Việc cung cấp các thông tin về sự thay đổi lên xuống của giá chứng khoán sẽ giúp các nhà đầu tư có thể dự đoán được những danh mục đầu tư mang lại lợi ích cho họ.
2. Xác định giá thị trường chứng khoán trên thị trường
Các giao dịch chứng khoản thường xuyên diễn ra trên thị trường chứng khoán và nó tuân theo tính liên tục của quan hệ cung cầu. Trên cơ sở quan hệ cung cầu liên tục, giá chứng khoán được xác định một cách chính xác nhất và ý nghĩa của việc xác định giá này là:
Xác định chỉ số chứng khoán (kim chi nam của nền kinh tế), giúp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nắm được tình hình phát triển kinh tế và đưa ra những chính sách phù hợp.
Tác động đến quyết định phát phát hành chứng khoán bổ sung của tổ chức phát hành và giúp các những nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư hay không đầu tư kịp thời, đúng đắn.
3. Tạo tính thanh khoản cao cho các chứng khoán trên thị trường giao dịch
Các chứng khoán được niêm yết và giao dịch trên thị trường chứng khoán có thể được mua hoặc bán lại một cách dễ dàng nên các nhà đầu tư có thể thu hồi vốn nhanh chóng để phục vụ cho nhu cầu bản thân hoặc chuyển hướng đầu tư sang danh mục khác. Những chứng khoán không đủ điều kiện niêm yết và giao sẽ có tính thanh khoản kém hơn.
Tạo tính thanh khoản cao cho các chứng khoán trên thị trường giao dịch
4. Đem lại nguồn hình thành vốn cho các công ty được niêm yết
Doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán nào thì có thể phát hành và bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán đó. Để tham gia vào các giao dịch chứng khoán, các công ty niêm yết cần phải tuân thủ những quy tắc, yêu cầu của thị trường như phải cung cấp các thông tin về hiệu quả kinh doanh, giá cổ phiếu, cổ tức của công ty,….
Các thành viên tham gia thị trường giao dịch được yêu cầu hoạt động trong giới hạn giao dịch cụ thể theo quy định của cơ quan quản lý. Và sở giao dịch chứng khoán sẽ đảm bảo chuyển giao tiền đúng lúc để vệ lợi ích của cả người mua và người bán.
Vai trò của sở giao dịch chứng khoán
Huy động vốn cho doanh nghiệp và các dự án công của Chính phủ
Kiến tạo môi trường đầu tư an toàn, minh bạch và có tính thanh khoản tốt cho các nhà đầu tư.
Đo lường “sức khỏe” của nền kinh tế quốc gia
Ban hành các quy chế về giao dịch, niêm yết và công bố thông tin. Khi có bất ổn xảy ra, sở có quyền tạm ngừng, đình chỉ hoặc hủy bỏ giao dịch nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, đồng thời bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư nếu nguyên nhân do sở, trung tâm giao dịch chứng khoán gây ra.
Là môi trường đầu tư và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.
>> Tham khảo: https://ftv.com.vn/giao-dich-chung-k...ch-chung-khoan
Cơ cấu tổ chức của sở giao dịch chứng khoán
Đại hội cổ đông
Là cơ quan quyền lực cao nhất và có toàn quyền đưa ra các quyết định liên quan tới hoạt động của sở giao dịch.
Hội đồng quản trị (HĐQT)
Gồm đại diện của các công ty chứng khoán thành viên và một số các đại diện khác như đại diện của Chính phủ, tổ chức niêm yết, nhà kinh doanh, chuyên gia luật và các nhà chuyên môn. HĐQT có các quyền hạn như sau:
Đình chỉ, rút giấy phép thành viên.
Chấp nhận, đình chỉ hoặc hủy bỏ niêm yết của chứng khoán.
Phê chuẩn kế hoạch, ngân sách hàng năm của sở.
Xây dựng, ban hành và sửa đổi các quy chế hoạt động của sở.
Giám sát hoạt động của các thành viên trong sở
Xử phạt các hành vi vi phạm quy chế hoạt động của sở.
Ủy quyền cho tổng giám đốc một số công việc điều hành hoạt động của sở.
Ban giám đốc điều hành
Ban giám đốc gồm tổng giám đốc, các phó tổng giám đốc điều hành và phụ trách các lĩnh vực hoạt động của sở giao dịch chứng khoán. Ban giám đốc có chức năng là trực tiếp điều hành các hoạt động thường ngày của sở, đồng thời giám sát hành vi của các thành viên và dự thảo các quy định, quy chế của sở.
Ban giám đốc hoạt động độc lập và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của HĐQT.
Ban giám đốc trực tiếp điều hành các hoạt động thường ngày của sở
Bộ phận quản lý giao dịch
Chức năng của bộ phận quản lý giao dịch là:
Tổ chức phân tích, báo cáo các hoạt động và diễn biến của thị trường chứng khoán.
Duy trì sàn giao dịch và hệ thống trực thuộc sàn giao dịch.
Xây dựng, điều chỉnh thời gian giao dịch, biên độ giá và giá tham chiếu.
Quản lý các giao dịch chứng khoán trên thị trường.
Bộ phận quản lý niêm yết
Xây dựng, điều chỉnh hệ thống các tiêu chuẩn niêm yết chứng khoán.
Kiểm tra, chấp nhận hoặc hủy bỏ niêm yết của các chứng khoán.
Phân tích báo cáo tài chính của các tổ chức niêm yết.
Phân loại niêm yết chứng khoán theo nhóm ngành và xây dựng mã số chứng khoán niêm yết.
Đề nghị xử lý theo các hình thức khác nhau đối với các loại chứng khoán vi phạm chế độ niêm yết cũng như vi phạm các quy định khác của sở.
Thu phí niêm yết: Phí niêm yết lần đầu, phí quản lý niêm yết hàng năm.
Bộ phận quản lý thành viên
Xem xét, chấp nhận, đình chỉ hoặc bãi miễn tư cách thành viên của tổ chức, cá nhân.
Phân loại thành viên trong sở
Thu, quản lý thu phí thành viên và các quỹ khác theo quy định.
Tổ chức phân tích, đánh giá hoạt động của các thành viên.
Bộ phận công nghệ thông tin
Tổ chức nghiên cứu, lập kế hoạch và triển khai các chương trình phát triển của hệ thống điện toán.
Tổ chức quản lý, vận hành hoạt động của hệ thống điện toán.
Tổ chức quản lý thông tin thị trường qua mạng Internet, hệ thống điện tử…
Bộ phận tài chính, kế toán
Bộ phận lưu ký chứng khoán thanh toán bù
Ngoài các bộ phận chức năng cơ bản trên, trong cơ cấu tổ chức của sở giao dịch chứng khoán còn có cả khối văn phòng, các tiểu ban hỗ trợ…
>> Tham khảo: https://ftv.com.vn/phien-giao-dich-chung-khoan-la-gi
Các vấn đề liên quan đến thành viên sở giao dịch chứng khoán
1. Khái niệm
Thành viên sở giao dịch chứng khoán là các tổ chức, cá nhân được chấp nhận là thành viên trực tiếp thực hiện hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán tại sở giao dịch chứng khoán.
Tại các nước phát triển như Mỹ, EU, thành viên sở giao dịch chứng khoán bao gồm cả tổ chức và cá nhân (các công ty môi giới chứng khoán, nhà môi giới độc lập, các nhà tạo thị trường…), còn ở một số quốc gia khác thì chỉ chấp nhận thành viên là tổ chức.
2. Điều kiện để trở thành thành viên sở giao dịch chứng khoán
Với các cá nhân:
Có chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán, đồng thời được sở giao dịch chứng khoán chấp thuận và cấp phép hoạt động.
Có tư cách đạo đức, sức khoẻ, kiến thức kinh tế, pháp luật và phải trải qua một khoá đào tạo về chứng khoán, thị trường chứng khoán.
Có đủ năng lực tài chính: Ký quỹ hoặc được một ngân hàng hay công ty tài chính đứng ra bảo lãnh hoặc có tài sản thế chấp tại một tổ chức tín dụng được chỉ định.
Với tổ chức:
Có hồ sơ xin gia nhập vào sở giao dịch chứng khoán và được cấp phép hoạt động.
Có cơ sở vật chất kỹ thuật và nhân sự cần thiết để hoạt động.
Có vốn điều lệ đạt mức nhất định theo quy định hiện hành.
Chấp hành đầy đủ các qui định và điều lệ của sở đưa ra.
3. Quyền hạn và trách nhiệm của thành viên
Nếu sở giao dịch chứng khoán được tổ chức theo mô hình công ty cổ phần thì các thành viên có quyền và trách nhiệm tham gia bỏ phiếu quyết định các vấn đề quan trọng của sở giao dịch chứng khoán.
Thực hiện trực tiếp các giao dịch mua bán chứng khoán cho khách hàng tại sàn giao dịch của sở.
Sử dụng các dịch vụ do sở cung cấp như các trang thiết bị, thông tin…
Bầu đại biểu đại diện tham gia HĐQT của sở giao dịch chứng khoán.
Đóng lệ phí thành viên và tuân thủ các quy định của sở.
#sogiaodichchungkhoan #ftv
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Articles
-
Giao dịch chứng khoán là gì? Quy trình giao dịch chứng khoán
By ftv in forum BlogTrả lời: 0Bài viết cuối: 24-10-2022, 10:55 PM -
giao dịch ký quỹ trong chứng khoán là gì? Danh sách chứng khoán được phép ký quỹ giao dịch
By ftv in forum BlogTrả lời: 0Bài viết cuối: 14-10-2022, 11:07 AM -
Đầu Tư Chứng Khoán Mỹ Tại Việt Nam - Sàn Giao Dịch Tiềm Năng
By Cao Minh Anh in forum Kiến thức Chứng khoánTrả lời: 1Bài viết cuối: 04-01-2022, 11:43 AM -
Giao dịch chứng khoán trong ngày và giao dịch chứng khoán chờ về .
By hongqu in forum CLB Chứng khoánTrả lời: 0Bài viết cuối: 05-08-2016, 04:48 PM -
Nghiệp vụ Giao dịch chứng khoán trên sàn giao dịch ẢO
By trongtb88 in forum Kiến thức Chứng khoánTrả lời: 1Bài viết cuối: 23-09-2011, 10:35 AM
Bookmarks