Trong quý 2/2022, Chứng khoán Việt Nam liên tục phá các đáy 1.400 điểm và 1.200, do tình hình vi mô và vĩ mô ảnh hưởng đến thị trường. Thời điểm hiện tại thích hợp để bắt đáy hay chưa? Hãy xem lại lịch sử chứng khoán và những con số biết nói qua từng giai đoạn của thị trường Việt Nam, để tìm kiếm cơ hội và quản trị rủi ro biến động trong thời gian tới.
Những phiên giảm lịch sử của chứng khoán Việt Nam
Năm 2000: Khởi đầu với quả bong bóng
28/7/2000, HoSE có phiên giao dịch đầu tiên. Nhưng trước đó, càng gần ngày mở cửa thị trường, lúc ấy chỉ có hai mã lên sàn nhưng các giao dịch mua bán, sang tay diễn ra tấp nập trên thị trường không chính thức (OTC).

Với mức khởi đầu 100 điểm phiên đầu tiên, chưa tới một năm VN-Index tăng lên mức đỉnh 571 điểm vào cuối tháng 6/2001. Với sự tăng lên nhanh chóng, quả “bong bóng” đầu tiên của thị trường hết hơi. VN-Index đảo chiều và liên tục đi xuống. Trong vòng 4 tháng, VN-Index còn 130 điểm, gần như quay lại những ngày đầu. Trong suốt giai đoạn đó, thị trường lâm vào cảnh khó khăn, công ty chứng khoán thua lỗ, nhà đầu tư mất tiền.

Năm 2007 – 2008: Mua là thắng
Sau giai đoạn “tăng nóng” ban đầu bởi sự tò mò và kỳ vọng quá mức của nhà đầu tư, thị trường chững lại năm 2003-2005 trước khi bước vào giai đoạn kinh tế toàn cầu

Lúc ấy, không khó để bắt gặp cảnh nhân viên văn phòng, bà nội trợ hay những cụ già ở cái tuổi xưa nay hiếm xếp hàng dài chờ đến lượt mở tài khoản, bất chấp một số công ty chứng khoán đưa ra những biện pháp hạn chế nhà đầu tư nhỏ lẻ. Tất cả đều có chung một niềm tin: mua là thắng.

Tâm lý hứng khởi của nhà đầu tư đi cùng đà tăng của VN-Index. Chỉ số liên tiếp chinh phục những mốc mới, đến giữa tháng 3/2007 thì chạm đỉnh gần 1.171 điểm. Niềm vui của những nhà đầu tư non trẻ không kéo dài lâu. Thị trường thoát đỉnh kỷ lục bằng những phiên giảm. Nhà đầu tư trông đợi rằng đó chỉ là những phiên kỹ thuật rồi nhịp tăng sẽ trở lại, nhưng thực tế không như vậy. Nhà đầu tư càng chờ đợi, thị trường càng giảm nhanh. Những người kiên nhẫn nhất cuối cùng cũng phát cắt lỗ. Động thái cắt lỗ liên tục của các nhà đầu tư dẫn đến thị trường rơi liên tục

Năm 2017 – 2018: Quả bong bóng thứ 2
Sau giai đoạn tăng nóng, giảm sâu năm 2007-2008, VN-Index trải qua nhiều năm trong trạng đi ngang và phát triển ổn định từ 2007 – 2017. Năm 2017, thị trường tăng 48% trong năm 2017, VN-Index được xếp trong nhóm những chỉ số có mức tăng ấn tượng nhất thế giới. “Câu chuyện thần kỳ” được viết tiếp trong năm 2018 khi các mốc quan trọng như 1.000 điểm, 1.100 điểm được vượt qua. Liên tiếp trong tháng 2 và tháng 3/2018, cán mốc đỉnh 1.200, tuy nhiên niềm vui với các nhà đầu tư chưa bao lâu, trong vòng Vnindex giảm liên tục tạo đáy, tâm lý cắt lỗ lại xảy ra, gần 400 điểm đáy 882 điểm.

Năm 2020: Đại dịch bắt đầu cho cú trượt dài
Kể từ sau khủng hoảng kinh tế năm 2008 cho đến năm 2019, chỉ số TTCK Việt Nam (VNINDEX) tăng từ mức gần 250 vào năm 2009 lên mức cao nhất là 1.200 và 1.000 điểm vào năm 2019 trước lúc đại dịch Covid-19.

Trong khoảng thời gian đầu năm 2020, khi đại Covid-19 dịch bùng phát và lây lan, nhiều quốc gia thực hiện phong tỏa, cách ly, giới hạn các hoạt động giao thương như những biện pháp ngăn chặn dịch bệnh. Tuy nhiên, chính điều này đã gây ra gây ra nhiều tác động tiêu cực đến nền kinh tế như làm đứt gãy chuỗi cung ứng, đình trệ sản xuất, lạm phát,…

Tâm lý lo sợ về khủng hoảng kinh tế của giới đầu tư làm các thị trường tài chính sụt giảm mạnh các nguồn vốn đầu tư, biểu hiện rõ nhất rõ nhất là ở dòng vốn đầu tư và số điểm (index) tại các TTCK ở các quốc gia trên thế giới cũng giảm sút rất mạnh vào khoảng thời gian này.

TTCK Việt Nam cũng không phải ngoại lệ khi sụt giảm từ mức 1.000 điểm từ trước khi đại dịch bùng phát xuống mức 650 vào tháng 3/2020.

Tháng 06/2021 – 04/2022: Liên tục tạo đỉnh – Quả bóng thứ 3 bắt đầu được bơm
Sau khoảng thời gian đại dịch, trong khi thế giới và Việt Nam từng bước chống lại đại dịch bằng cách kiểm soát sự lây lan dịch bệnh, thực hiện sản xuất vắc-xin Covid-19 cho mục tiêu miễn dịch cộng đồng và phục hồi kinh tế sau đại dịch, các TTCK trên toàn thế giới đều đồng loạt ghi nhận sự tăng điểm và phát triển kỷ lục.

Trong đó, TTCK Việt Nam đã ghi nhận sự tăng trưởng với nguồn vốn vô cùng lớn, cùng với tính thanh khoản và số tài khoản mở mới tăng kỷ lục trong năm 2021, số lượng tài khoản mở mới tăng mạnh từ giữa năm 2020, tính đến cuối tháng 12/2021, tài khoản của cá nhân tổ chức mở mới để giao dịch, trái phiếu, cổ phiếu và phái sinh trên TTCK Việt Nam đã ở mức kỷ lục với hơn 4,3 triệu tài khoản theo sau đó chỉ số chứng khoán trong nước ở mức cao 1.498 điểm tại thời điểm cuối tháng 12/2021, mức ghi nhận đỉnh mới là hơn 1.530 vào tháng 1/2022.

Tháng 04/2022 – 10/2022: Quả bóng thứ 3 bị xì hơi
Các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam đang phải trải qua chuỗi ngày tồi tệ khi VN-Index không ngừng rơi và giá cổ phiếu liên tục lao dốc. Từ đỉnh 1.530 vào tháng 1/2022, đến ngày 11/10/2022 còn 1.060, hơn 500 điểm .

Tâm lý bán tháo cắt lỗ của cả triệu tài khoản nhà đầu tư mới chưa đủ kinh nghiệm kiến thức thì thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ còn giảm nhiều phiên giảm. Nhiều khả năng VNINDEX sẽ dao động quanh vùng 1.000 và 1.100 điểm, nếu không có biến động thị trường sẽ đi ngang trong vùng này thời gian tới.

Tuy nhiên, đây là giai đoạn nhạy cảm đối với cả chứng khoán Việt Nam và thế giới, nếu mức 1.000 điểm (chỉ số VNINDEX trước đại dịch) bị phá vỡ thì vnindex có thể tiếp tục giảm về vùng 950 hoặc thấp hơn. Hoặc một diễn biến bất ngờ nào khác khiến thị trường sẽ lao dốc nhanh hơn. Ngoài việc cần phải thận trọng hơn, nhà đầu tư cũng cần câu trả lời cho câu hỏi “Phải làm gì khi thị trường chứng khoán giảm?”