Thị trường giao dịch hàng hoá còn khá mới mẻ ở Việt Nam và các hoạt động giao dịch thì đang ngày càng trở nên sôi nổi với mức thanh khoản trung bình cao, lên tới trên 2000 tỷ đồng/phiên giao dịch.  Khi thị trường ngày càng mở rộng thì số lượng các nhà đầu tư tham gia vào cũng ngày càng nhiều. Để có thể tham gia giao dịch hàng hoá thành công và thu về lợi nhuận cao, các bạn đừng bỏ lỗ bài viết này nhé.

Giao dịch hàng hoá là gì


Giao dịch hàng hoá là gì?

Giao dịch hàng hoá là việc mua hoặc bán một loại mặt hàng cụ thể trên thị trường tài chính, từ đó tạo ra một khoản lợi nhuận từ sự chênh lệch giữa giá mua vào và giá bán ra. Trong giao dịch này, các nhà đầu tư sẽ cần có một khoản vốn nhất định ban đầu để mua hoặc bán một khối lượng hàng hoá tại một mức giá nhất định và thu lợi từ sự chênh lệch giá mua và bán.

Có thể nói rằng, đầu tư vào giao dịch hàng hoá đang là một kênh mang lại nhiều lợi thế lớn trên thị trường tài chính ở Việt Nam hiện nay.

Sự khác biệt giữa giao dịch hàng hoá và giao dịch chứng khoán

Hiện nay, hầu hết các thị trường phái sinh trên thế giới đều bao gồm 2 thị trường đan xen, đó là thị trường phái sinh chứng khoán và thị trường phái sinh hàng hóa. Tại các thị trường hàng hóa phái sinh lớn trên thế giới như Trung Quốc, Brazil hay Ấn Độ thì mô hình tổ chức quản lý tập trung được áp dụng. Tại Mỹ và Nhật Bản thì thị trường phái sinh hàng hóa và thị trường phái sinh chứng khoán có sự tách biệt nhất định với cơ quan quản lý, khung pháp lý và thông lệ kinh doanh.

Sự khác biệt giữa giao dịch hàng hoá và giao dịch chứng khoán:


Thị trường chứng khoá

Bản chất

Là giao dịch mua bán cổ phần của một công ty



Là giao dịch một loại hàng hoá như gạo, cà phê, thép, dầu,…




Tính thanh khoản



Tính thanh khoản trung bình



Tính thanh khoản cao do giao dịch với thế giới




Biến động giá



Mức độ biến động giá thấp



Mức độ biến động giá cao




Mức ký quỹ



Ở Việt Nam, mức kỹ quỹ là 1:1, tức là có 100 triệu sẽ được vay 100 triệu



Mức ký quỹ cao, ví dụ như hợp đồng mua bán cà phê có mức ký quỹ là 1/10, tức là hợp đồng này giá trị 330 triệu thì mình chỉ cần ký quỹ 33 triệu là có thể mua được một hợp đồng




Mức độ rủi ro



Giá chứng khoán biến động khó lường vì một doanh nghiệp có thể phá sản bất cứ lúc nào nên sẽ không có khái niệm giá cao nhất hay thấp nhất, hơn nữa báo cáo tài chính đôi lúc cũng không được minh bạch.



Là các mặt hàng hoá cơ bản có mức giá thành sản xuất nên những biến động về giá cũng không quá thấp so với điểm hoà vốn và cũng không quá cao bởi nó tuân theo quy luật cung – cầu.




Cách mua bán



Giao dịch mua bán một chiều, tức là khi chứng khoán lên thì nhà đầu tư mới có lãi còn nếu xuống thì sẽ lỗ.



Giao dịch mua bán 2 chiều nên nhà đầu tư vẫn có thể kiếm tiền cả khi thị trường lên và xuống giá hàng hoá.




Phần mềm giao dịch



Giao dịch qua nhân viên, trực tuyến qua website hoặc trên app điện thoại



Giao dịch qua nhân viên, qua phần mềm trên window máy tính và không có giao dịch qua app trên điện thoại




Công cụ hỗ trợ nhà đầu tư



Mua bán ăn mức chênh lệch, cổ tức



Mua bán chênh lệch giá và bảo hiểm rủi ro cho các doanh nghiệp




Cách mua bán, rút tiền



Thông qua công ty chứng khoán lên Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam



Qua công ty hàng hoá lên Sở giao dịch Hàng hoá Việt Nam

>> Tham khảo: Hàng hóa phái sinh là gì? Đầu tư giao dịch hàng hóa phái sinh

Các sàn giao dịch hàng hoá quốc tế uy tín mà các nhà đầu tư nên biết


Để có thể tiến hành các giao dịch hàng hoá, các nhà đầu tư sẽ thông qua bên môi giới thứ 3 là các sàn giao dịch thay vì trực tiếp đến các Sở giao dịch Hàng hoá. Vì đã được kết nối với các Sở giao dịch Hàng hoá Quốc tế qua sàn giao dịch nên các nhà đầu tư có thể lựa chọn giao dịch nhiều mặt hàng khác nhau trong bất cứ khung giờ nào mà mình muốn. Dưới đây là một số sàn giao dịch hàng hoá quốc tế uy tín mà các nhà đầu tư thường lựa chọn.

1. Sàn CBOT ( The Chicago Board of Trade)

Được thành lập vào năm 1848, CBOT (Sàn giao dịch Chicago) là sàn giao dịch hàng hóa quốc tế. Trên sàn CBOT, cả hợp đồng về tài chính và mặt hàng nông sản đều được giao dịch.

Sàn giao dịch Chicago

Ban đầu, CBOT chỉ giao dịch các hợp đồng tương lai của các mặt hàng phái sinh nhóm nông sản như lúa mì, ngô, đậu tương,...nhưng hiện nay, nó đã cung cấp thêm các hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai dành cho các sản phẩm khác như trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ, vàng, bạc và năng lượng.

Vì có vị trí gần với trung tâm nông nghiệp của Mỹ nên Chicago được cho là địa điểm trao đổi quan trọng cho chăn nuôi cũng như cơ sở hạ tầng đường sắt, giúp các sản phẩm được giao dịch trên CBOT một cách tương đối dễ dàng với giá cả phải chăng và ổn định.

Ngày nay, sàn giao dịch CBOT đã trở thành một phần của Tập đoàn Chicago Mercantile Exchange (CME group). Đây là thị trường phái sinh hàng đầu và đa dạng nhất Thế Giới với 4 sàn, đó là CME, CBOT, COMEX và NYMEX. Sau khi sát nhập CME Group vào năm 2007, CBOT giao dịch thêm các sản phẩm chỉ số nông nghiệp, chỉ số cổ phiếu và các sản phẩm về lãi suất.

2. Sàn NYMEX (NewYork Mercantile Exchange)

Sàn NYMEX - Sàn giao dịch hàng hóa New York là sàn giao dịch hàng hóa tương lai lớn nhất trên thế giới hiện nay và là một phần của CME Group, chiếm khoảng 10% khối lượng trao đổi hàng ngày của CME Group, tương đương với 30 triệu hợp đồng.

Sàn NYMEX - Sàn giao dịch hàng hóa New York là sàn giao dịch hàng hóa tương lai lớn nhất trên thế giới hiện nay

Sàn NYMEX do Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai (Commodity Futures Trading Commission - CFTC) quy định. Đây là một cơ quan độc lập của chính phủ Hoa Kỳ được giao nhiệm vụ thúc đẩy thị trường tương lai cạnh tranh có hiệu quả, giúp bảo vệ các nhà đầu tư chống lại sự thao túng, lạm dụng cũng như các gian lận. Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn về năng lượng và các kim loại quý chính là công cụ hiệu quả để các công ty quản lý rủi ro bằng cách bảo hộ giá (Hedging). Nhờ đó, NYMEX trở thành một phần quan trọng của thế giới về giao dịch hàng hoá phái sinh và phòng ngừa rủi ro.

3. Sàn ICE (Intercontinental Exchange)

ICE là tập đoàn giao dịch lớn thứ 3 trên thế giới

Tháng 05/2000, ICE được thành lập vào tại Atlanta, Georgia. ICE được tạo ra với mục đích là tạo nên sự thuận lợi cho việc mua và bán các mặt hàng năng lượng, điện tử và nó hoạt động giống như một sàn giao dịch điện tử, liên kết trực tiếp với các công ty và cá nhân muốn kinh doanh khí đốt tự nhiên, khí thải, dầu, nhiên liệu máy bay, năng lượng điện và các hợp đồng tương lai.

Từ khi được thành lập, ICE vẫn luôn đi đầu trong thị trường giao dịch hàng hóa, cung cấp cho các công ty khả năng giao dịch hàng hóa năng lượng với một công ty khác 24/24 và mở rộng ra toàn thế giới. Đồng thời tạo điều kiện cho việc giao dịch các sản phẩm ngoại hối, lãi suất cũng như các hợp đồng bảo hiểm nợ xấu CDS.

Hiện nay, ICE là tập đoàn giao dịch lớn thứ 3 trên thế giới, chỉ đứng sau Sàn giao dịch và thanh toán bù trừ Hồng Kông và tập đoàn CME Group.

4. Sàn TOCOM (Tokyo Commodity Exchange)

TOCOM là công ty chứng khoán vì lợi nhuận

Việc sáp nhập Sàn giao dịch cao su Tokyo, Sàn giao dịch vàng Tokyo và Sàn giao dịch dệt may Tokyo đã hình thành nên Sàn giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM) vào tháng 11 năm 1984. Ban đầu, TOCOM chủ yếu tập trung vào niêm yết vàng , bạc, cao su và bạch kim nhưng đến những năm 1990 thì đã bổ sung thêm palladium, nhôm, dầu hỏa, xăng vào danh sách hàng hóa giao dịch.

Sàn TOCOM mang đến cho nhà đầu tư những cơ hội giao dịch các hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn đối với vàng, bạc, bạch kim, cao su, dầu thô, dầu khí, dầu hỏa, xăng và palladium. Trong đó, vàng là hàng hoá có khối lượng giao dịch cao nhất, tiếp đó là bạch kim, xăng, dầu thô và cao su. 

TOCOM là công ty chứng khoán vì lợi nhuận và cũng là thị trường để mua và bán nguyên liệu thô hoặc hàng hóa cơ bản, ví dụ như tài nguyên thiên nhiên lớn nhất ở Nhật Bản.
#giaodichhanghoa #ftv
Xem chi tiết tại: https://ftv.com.vn/giao-dich-hang-hoa-la-gi