Phố Wall Chứng khoán Mỹ tiếp tục chịu áp lực bán tháo trong phiên giao dịch cuối cùng của tháng 9 với cả 3 chỉ số chính tại phố Wall đều ghi nhận mức giảm hơn 1.5% và về mức thấp nhất kể từ cuối năm 2020. Đồng thời, đây là 3 quý giảm liên tiếp của cả 3 chỉ số này. Đối với S&P 500 và Nasdaq, đây là chuỗi giảm hàng quý dài nhất kể từ chuỗi kết thúc vào tháng 3 năm 2009.

Dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng cá nhân mới (PCE), thường được Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) theo dõi khi cơ quan này xem xét nhiều đợt tăng lãi suất, cho thấy mức tăng 0.3% trong tháng trước sau khi giảm 0.1% vào tháng 7. Trong khi đó, PCE lõi loại trừ biến động của thực phẩm và năng lượng trong tháng 8 cũng tăng mạnh 0.6% so với tháng trước đó. Lạm phát tiếp tục neo ở mức cao sẽ là yếu tố thúc đẩy Fed theo đuổi kế hoạch tăng lãi suất tích cực nhằm kiểm soát sự leo thang của giá cả. Các nhà đầu tư đã trở nên lo sợ rằng chiến dịch này sẽ có ý nghĩa làm chậm bức tranh tăng trưởng của nền kinh tế. Phó Chủ tịch Fed Lael Brainard cũng cho biết Fed sẽ cần duy trì lãi suất cao hơn trong một thời gian và phải đề phòng việc hạ lãi suất sớm.

Tình hình lạm phát tại khu vực Châu Âu còn trở nên tiêu cực hơn khi mà chỉ số giá tiêu dùng CPI tiếp tục tăng vọt từ 9.1% lên mức 10% trong tháng 9, cao nhất trong lịch sử của khu vực này trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng ngày càng sâu sắc. Điều đó khiến Ngân hàng Châu Âu (ECB) có thể đẩy mạnh hơn nữa tiến trình thắt chặt tiền tệ và làm gia tăng rủi ro suy thoái toàn cầu. Tại Anh, nguồn tin từ Reuters cho biết Ngân hàng Trung ương Anh sẽ không tăng lãi suất trước thông báo chính sách dự kiến ​​tiếp theo vào ngày 3/11 mặc dù đồng bảng Anh giảm mạnh, nhưng sẽ có những động thái lớn trong tháng 11 và tháng 12.

Dollar index giảm nhẹ khi đồng Euro và đồng bảng Anh dần phục hồi trước nguy cơ thắt chặt tiền tệ mạnh mẽ của ECB và BoE trong bối cạnh lạm phát tăng cao tại khu vực này.

Giá vàng gần như đi ngang với mức biến động không đáng kể so với phiên trước đó. Nhìn chung, vàng vẫn đang chịu áp lực trong mối trường lãi suất còn động lực tăng mạnh.

Đồng Real Brazil giảm khi đồng USD vẫn khẳng định được vai trò trú ẩn an toàn trong số các đồng tiền thương mại