Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Năm, ngày 20 tháng 09 cho thấy đà tăng mạnh của các mặt hàng nông sản, trong khi Hợp đồng Hợp đồng Tương lai Lúa mỳ Hoa Kỳ – 12/22 (ZWZ22) tăng mạnh nhất +7.62% cao nhất kể từ đầu tháng 7, khi các mối quan tâm địa chính trị mới làm dấy lên lo ngại về xuất khẩu thấp hơn từ các trung tâm sản xuất lớn. Điện Kremlin đưa ra các biện pháp để chính thức sáp nhập lãnh thổ Ukraine với các cuộc trưng cầu dân ý để gia nhập Nga vào cuối tuần này tại các khu vực ly khai của Donbass và các bộ phận chiếm đóng Kherson. Các biện pháp đã làm dấy lên những lo ngại rằng xung đột giữa Nga và Ukraine có thể leo thang hơn nữa, khiến Nga đình chỉ hành lang thương mại an toàn khỏi hàng xuất khẩu Biển Đen của Ukraine trước đây đã được thỏa thuận trong thỏa thuận do Liên Hợp Quốc làm trung gian.

Hợp đồng Tương lai Khô Đậu nành – 12/22 (ZMZ2) là mặt hàng có mức tăng mạnh sau Lúa mì với +2.88%. Theo báo cáo của Ủy ban châu Âu (EU Commission), nhập khẩu khô đậu tương của khối trong tuần tính đến hết ngày 19/09 đạt 0.41 triệu tấn, cao hơn so với mức 0.31 triệu tấn trong tuần trước đó. Nhu cầu nhập khẩu của EU được đẩy mạnh cùng với diễn biến nhảy vọt của các mặt hàng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi khác như ngô, lúa mì đã lý giải cho đà tăng của khô đậu.

Dầu thô WTI tháng 10 (CLV22) vào thứ ba đã đóng cửa -1,29%. Giá dầu thô cũng giảm do lo ngại rằng nền kinh tế toàn cầu và nhu cầu năng lượng sẽ chậm lại khi các ngân hàng trung ương thế giới tăng lãi suất. Ngoài ra, sự sụt giảm cổ phiếu hôm thứ Ba đã kiềm chế sự lạc quan về triển vọng kinh tế và giảm bớt nhu cầu năng lượng. Fed dự kiến sẽ tăng lãi suất thêm +75 điểm cơ bản vào thứ Tư và BOE dự kiến sẽ tăng lãi suất thêm +50 điểm cơ bản vào thứ Năm.

Hợp đồng Tương lai Đường Hoa Kỳ #11 – 10/22 (SBV22) có đà tăng mạnh nhết trong các mặt hàng nguyên liệu công nghiệp do USDA cắt giảm dự đoán sản lượng đường niên vụ 22/23 của Australia, quốc gia xuất khẩu đường lớn thứ 4 thế giới, xuống còn 4.35 triệu tấn so với mức 4.45 triệu tấn trước đó. Nguyên nhân cho sự sụt giảm này đến từ lượng mưa trên mức trung bình trong vụ thu hoạch làm giảm lượng đường trong mía, do vậy, dù sản lượng mía được dự đoán tăng nhưng cũng không kéo theo được sự gia tăng sản lượng đường. Mặt khác, giá ethanol tại Brazil đã ghi nhận sự gia tăng trở lại trong tuần qua, kết hợp với dự đoán xuất khẩu ethanol sang khu vực Liên minh Châu Âu của Brazil có thể đạt mức kỷ lục với 609 triệu lít, sẽ thúc đẩy các nhà máy ép mía tại đây phân bổ thêm lượng mía ép cho sản xuất ethanol. Điều này sẽ phần nào giúp giá đường bớt chịu áp lực do sản lượng thoát dần đà nới lỏng.