Mô hình kênh giá là một công cụ phân tích kỹ thuật cơ bản được sử dụng rộng rãi trong Forex, chứng khoán hay ngay cả tradecoin,… Bởi vì mô hình này rất dễ sử dụng và là phương pháp để giao dịch có hiệu quả chính xác cao nên gần như tất cả nhà giao dịch đều sử dụng nó khi phân tích kỹ thuật.

Bài viết này sẽ giải thích cho bạn chi tiết dễ hiểu về mô hình kênh giá là gì và cách giao dịch hiệu quả với mô hình kênh giá.

Mô hình kênh giá là gì?
Mô hình kênh giá là một biến thể của đường xu hướng, rất quan trọng trong giao dịch forex hay bất kỳ kênh đầu tư tài chính nào. Mô hình này có hình dạng như hai đường thẳng song song, trong phân tích kĩ thuật được gọi là đường xu hướng (trendline). Giá sẽ giao động và di chuyển giữa hai đường thẳng và tạo xu hướng cho kênh giá.

Đường thẳng thứ nhất được tạo thành bởi việc nối các đỉnh với nhau.

Đường thẳng thứ hai được tạo thành bởi việc các đáy lại với nhau.

Các loại mô hình kênh giá
Mô hình kênh giá giúp cho nhà giao dịch xác định xu hướng giá một cách rõ ràng và chính xác. Hơn nữa việc giao dịch thuận theo xu hướng là một trong những yếu tố hàng đầu giúp tỷ lệ giao dịch chính xác được tăng cao lên gấp nhiều lần.

Đặc điểm của mô hình kênh giá
Dưới đây là một số đặc điểm của mô hình kênh giá mà khi bạn giao dịch cần phải lưu ý:

Đường thẳng thứ nhất được tạo thành bởi việc nối các đỉnh với nhau, có vai trò như là đường kháng cự của giá. Còn đường thẳng thứ hai được tạo thành bởi việc nối các đáy lại với nhau có vai trò như là đường hỗ trợ của giá.

Trong mô hình kênh giá, độ dốc được đánh giá rất quan trọng: Thông thường khi kênh giá có độ dốc càng lớn thì xu hướng đó khá yếu và dễ bị phá vỡ.

Trong trường hợp độ dốc của kênh giá quá lớn, nhà giao dịch nên ưu tiên giao dịch theo xu hướng của kênh giá.

Ví dụ: Kênh giá có xu hướng tăng, dốc lên (kênh giá tăng) thì bạn nên thiên về lệnh BUY, và ngược lại nếu kênh giá có xu hướng giảm (kênh giá giảm), dốc xuống thì bạn nên thiên về lệnh SELL. Còn trong trường hợp kênh giá có độ dốc không quá lớn, nhà đầu tư có thể giao dịch mua bán hai chiều.


Cách vẽ mô hình kênh giá
Xác định xu hướng hiện tại của đồ thị :
Nhìn vào đồ thị nếu bạn thấy các đáy mới cao hơn đáy cũ, các đỉnh mới cũng cao hơn các đỉnh cũ => Thị trường đang trong xu hướng TĂNG.

Ngược lại, các đáy mới được tạo thành thấp hơn các đáy cũ, đỉnh mới cũng thấp hơn đỉnh cũ => Thị trường đang trong xu hướng GIẢM.

Vẽ đường xu hướng (trendline) và đường song song
Như được nói ở phần trên, mô hình kênh giá được tạo thành bởi đường xu hướng (trendline) và đường thẳng song song với nó. Do đó để vẽ được mô hình kênh giá đồng nghĩa với việc bạn cần phải vẽ đường trendline trước. Sau khi xác định xong xu hướng giá, bạn có thể vẽ được đường xu hướng (đường trendline) bằng cách xác định các đáy và đỉnh trên đồ thị, dùng đường thẳng để nối các đáy lại với nhau (nếu là xu hướng giảm) và các đỉnh lại với nhau (trong xu hướng tăng).

– Trường hợp xu hướng tăng:
Đường xu hướng (Main Trendline) trong kênh giá tăng đóng vai trò như đường hỗ trợ giá (Support) là đường thẳng đi qua càng nhiều đáy càng tốt

Đường song song với đường xu hướng (Channel Line) trong kênh giá tăng là đường thẳng đi qua càng nhiều đỉnh càng tốt.


– Trường hợp xu hướng giảm:
Đường xu hướng (main trendline) trong kênh giá giảm đóng vai trò như đường kháng cự (Resistance) là đường thẳng đi qua càng nhiều đỉnh càng tốt

Đường song song với đường xu hướng (Channel Line) trong kênh giá giảm đóng vài trò như đường hỗ trợ giá (support) là đường thẳng đi qua càng nhiều đáy càng tốt.


Cách loại mô hình kênh giá và cách giao dịch trong forex:
Mô hình kênh giá có 3 dạng phổ biến: mô hình kênh giá giảm, mô hình kênh giá tăng và mô hình kênh giá ngang.

“The trend is your friend” là câu châm ngôn có lẽ là phổ biến nhất trong thị trường tài chính. Tuy đơn giản nhưng nó tồn tại như là một kim chỉ nam cho các nhà giao dịch. Do đó nhà giao dịch nên giao dịch thuận theo xu hướng để tăng lợi nhuận và giảm rủi ro cho mình. Xu hướng tăng nhà đầu tư nên thiên vào lệnh “Mua”, và lệnh “Bán” khi xu hướng giảm.

– Mô hình kênh giá tăng (Bullish Price Channel) là kênh giá chạy trong xu hướng tăng của thị trường. Trong mô hình kênh giá tăng, các đáy sau cao hơn đáy trước và đỉnh sau cao hơn đỉnh trước.
Điểm vào lệnh (Entry): Vào lệnh Mua (Buy) khi giá chạm đường xu hướng (Main Trendline) với vai trò là đường hỗ trợ.

Điểm chốt lời (Take Profit): đặt tại điểm giá chạm vào đường song song đường xu hướng (Channel Line) với vai trò là đường kháng cự.

Điểm cắt lỗ (Stop Loss): đặt cắt lỗ tại điểm giá chạm hỗ trợ trước đó.



Cách giao dich trong kenh gia tangAlpha Trading Hub
– Mô hình kênh giá giảm (Bearish Price Channel) là kênh giá chạy trong xu hướng giảm của thị trường. Ngược lại với mô hình kênh giá trong xu hướng tăng thì kênh giá giảm có đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước, đáy sau thấp hơn đáy trước.
Điểm vào lệnh (Entry): Vào lệnh BÁN (Sell) khi giá chạm đường xu hướng (Main Trendline) với vai trò là đường kháng cự.

Điểm chốt lời (Take Profit): đặt tại điểm giá chạm vào đường song song đường xu hướng (Channel Line) với vai trò là đường hỗ trợ.

Điểm cắt lỗ (Stop Loss): đặt cắt lỗ tại điểm giá chạm kháng cự trước đó.

cach giao dich mo hinh kenh gia giam
– Mô hình kênh giá ngang (Horizontal Price Channel) được hình thành trong trường hợp giá đi ngang (sideway), thị trường chưa xác định được rõ xu hướng, biên độ tăng giảm của giá không có sự biến động quá lớn.
Trong trường hợp này, nhà đầu tư có thể giao dịch mua bán hai chiều khi giá chạm đường hỗ trợ và kháng cự.