Hybrid View
-
03-09-2022 06:05 PM #1
- Ngày tham gia
- Jul 2017
- Bài viết
- 2
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Cải cách tài chính công ở Việt Nam: Thực trạng và vấn đề đặt ra trong bối cảnh mới
Những kết quả đạt được
Thời gian qua, thể chế tài chính – ngân sách nhà nước (NSNN) tiếp tục được hoàn thiện, góp phần hỗ trợ quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế đất nước. Quá trình cải cách thể chế trong lĩnh vực tài chính công đã cơ bản bảo đảm đồng bộ với cải cách thể chế trong các lĩnh vực có liên quan, góp phần thúc đẩy các yếu tố thị trường và các loại thị trường phát triển, bảo đảm quyền tự do kinh doanh và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; động viên hợp lý, phân phối và sử dụng tiết kiệm, chặt chẽ, hiệu quả hơn các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH); đơn giản hóa thủ tục hành chính; nâng cao kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách; tiếp cận thông lệ quốc tế. Cụ thể về các lĩnh vực sau:
Huy động nguồn lực tài chính công
Các chính sách động viên NSNN tiếp tục được hoàn thiện, bổ sung, bám sát các mục tiêu, định hướng đề ra. Nhờ đó, đã động viên hợp lý, kịp thời các nguồn lực từ sản xuất và các nguồn lực từ tài nguyên, đất đai. Các chính sách thuế, phí, lệ phí được ban hành về cơ bản đã đảm bảo minh bạch, đơn giản, phù hợp với các cam kết về hội nhập quốc tế, góp phần tạo môi trường đầu tư ổn định, hấp dẫn, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.
Phân bổ, sử dụng nguồn lực công
Chính sách phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính tiếp tục được hoàn thiện gắn với quá trình tái cơ cấu nền tài chính quốc gia, đảm bảo thực hiện phân bổ các nguồn lực tài chính nhà nước theo hướng minh bạch, ưu tiên cho những nhiệm vụ quan trọng, các vùng, đối tượng còn nhiều khó khăn, mở rộng hệ thống an sinh xã hội…
Cơ cấu lại nợ công, đảm bảo an ninh, an toàn nền tài chính công
Trong thời gian qua, các thể chế, chính sách pháp luật trong lĩnh vực quản lý nợ công đã được hoàn thiện và đổi mới, từng bước tiếp cận các thông lệ quốc tế. Công tác quản lý và giám sát nợ công đảm bảo theo nguyên tắc thị trường, thống nhất kiểm soát các khoản vay về cho vay lại, cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ; tăng cường công khai, minh bạch trong quản lý nợ công. Công tác trả nợ được thực hiện đầy đủ, đúng hạn theo cam kết. Đồng thời, sử dụng hiệu quả các giải pháp quản lý nợ bền vững, Chương trình quản lý nợ trung hạn, kế hoạch vay, trả nợ hằng năm, quản lý chặt chẽ bảo lãnh Chính phủ và vay về cho vay lại; tăng cường giám sát, kiểm soát bội chi và vay nợ của ngân sách địa phương, qua đó, góp phần giảm nợ công. Đến cuối năm 2021, dư nợ công chiếm khoảng 43,1% GDP, nợ Chính phủ khoảng 39,1% GDP, dư nợ vay nước ngoài quốc gia khoảng 38,4% GDP, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của chính phủ khoảng 21,5% tổng thu NSNN, trong phạm vi giới hạn an toàn cho phép.
Đổi mới cơ chế, chính sách tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập
Đối với doanh nghiệp nhà nước (DNNN): Cơ chế, chính sách về quản lý tài chính doanh nghiệp và sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại DNNN đã được ban hành tương đối đầy đủ, đồng bộ và được điều chỉnh, bổ sung để phù hợp với thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp và tình hình thị trường, thúc đẩy tái cơ cấu DNNN, bảo đảm ngăn chặn thất thoát vốn, tài sản nhà nước, góp phần minh bạch trong công tác quản lý tài chính DNNN.
Tiêu chí phân loại DNNN, doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn và danh mục ngành, lĩnh vực thực hiện chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần, làm cơ sở để thực hiện công tác thoái vốn, cổ phần hóa trong giai đoạn 2021-2025 cũng đã được ban hành. Các DNNN tiếp tục được đổi mới, sắp xếp, cơ cấu lại, tinh giản về số lượng đã góp phần phát triển và nâng cao hiệu quả kinh doanh của DNNN. Đã hình thành các tổng công ty và một số tập đoàn kinh tế ở những lĩnh vực quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với nền kinh tế. Đồng thời, đã thu hẹp những lĩnh vực độc quyền nhà nước.
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL): Cơ chế quản lý tài chính đối với ĐVSNCL được đổi mới, giúp cho đông đảo người dân được tiếp cận và hưởng thụ các dịch vụ công cơ bản, thiết yếu với chất lượng cao hơn; tăng tính tự chủ cho các đơn vị, giảm áp lực đối với cân đối NSNN.
Công tác quản lý giá
Trước diễn biến phức tạp, nghiêm trọng của dịch COVID-19, tác động đến giá cả và tâm lý tiêu dùng của người dân, Bộ Tài chính đã chủ động theo dõi giá cả, thị trường; phân tích, đánh giá, thường xuyên cập nhật kịch bản điều hành giá để tham mưu đưa ra các biện pháp điều hành phù hợp với tình hình thực tế, nhằm mục đích ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo đời sống người dân và hoạt động sản xuất - kinh doanh cho doanh nghiệp. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và địa phương tăng cường công tác quản lý, điều hành giá gắn với yêu cầu đặt ra trong phòng, chống dịch COVID-19; đẩy mạnh kiểm tra chấp hành pháp luật về giá trong các hoạt động kê khai, tham vấn giá, xử lý các sai phạm trong quản lý, điều hành giá. Bên cạnh đó, khuôn khổ pháp lý quản lý giá tiếp tục được hoàn thiện. Với các giải pháp đã thực hiện, giá cả thị trường được giữ ổn định, nguồn cung hàng được đảm bảo, kể cả trong những khu vực cách ly do dịch COVID-19, chỉ số giá bình quân (CPI) năm 2021 chỉ tăng 1,84% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016; góp phần kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra.
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Articles
-
NHNN sẽ thực hiện cách thức điều hành tỷ giá linh hoạt hơn trong 2016
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 1Bài viết cuối: 25-12-2015, 08:07 AM -
Thực trạng thực hiện công nguyên tắc công khai thông tin trên thị trường chứng khoán VN???
By hieuhvnh in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 0Bài viết cuối: 11-09-2011, 01:50 AM
Bookmarks