CPI LÀ GÌ?

CPI viết tắt của “Consumer Price Index”. Nghĩa là chỉ số giá tiêu dùng. CPI được sử dụng để đo lường giá cả hàng hóa, dịch vụ của người tiêu dùng

CPI đó lường giá của những nhóm ngành nào?

Thực phẩm và đồ uống, nhà ở, quần áo, phương tiện vận chuyển, giáo dục và truyền thông, dịch vụ y tế, hàng hóa và dịch vụ khác

CPI CÓ Ý NGHĨA NHƯ THẾ NÀO?

CPI là chỉ số tương đối, phản ánh xu thế, mức biến động hàng hóa tiêu dùng dùng trong sinh hoạt của các gia đinh

Sự biến đổi của CPI cũng có thể gây ra lạm phát hoặc giảm lạm phát cho quốc gia đó

ẢNH HƯỞNG CỦA CPI LÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Khi CPI thăng, trong một giới hạn, ví dụ từ 0.1% - 0.2% thì về cơ bản nền kinh tế sẽ tốt, ổn định, và chỉ số USD Index sẽ tăng

Nếu CPI Mỹ giảm trong một giới hạn, ví dụ kỳ trước đang 0.2% mà hôm nay giảm còn 0.1%, thì các nhà kinh tế sẽ dự báo kinh tế Mỹ kém đi, và chỉ số USD Index sẽ giảm

Nhưng CPI của Mỹ tăng mạnh quá dẫn tới sự lạm phát cao. Lúc đó các NĐT tài chính đánh giá sức mạnh của USD giảm, họ sẽ bán đồng USD để tham gia đầu tư các kênh chống lạm phát khác như: Vàng, các kênh đầu tư khác,…

Ngoài ra lạm phát cao còn được xem là tín hiệu tiêu cực cho thị trường chứng khoán vì nó khiến cho chi phí vay, chi phí đầu vào (NVL, lao động) tăng theo, làm giảm mức sống của người dân. Điều quan trọng nhất là lạm phát sẽ khiến cho tăng trưởng thu nhập kỳ vọng giảm xuống, gây áp lực cho giá cổ phiếu

Nhưng lạm phát cũng không hẳn “tồi tệ” như mọi người vẫn nghĩ. Lạm phát thậm chí còn giúp mang lại một số lợi ích nhất định. Ví dụ, trong một vài trường hợp, lạm phát vừa phải có thể giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Thậm chí, tại nhiều thời điểm, lạm phát đạt đến “điểm tối ưu”. “Khi đánh giá tỷ suất lợi nhuận trên sàn S&P 500, có điều chỉnh với lạm phát, kết quả cho thấy mức tỷ suất lợi nhuận thực tế cao nhất đạt được khi lạm phát từ 2% tới 3%”, theo bài viết của chuyên gia phâm tích đầu tư Kristina Zucchi trên Investopedia.

Lạm phát chỉ mang lại những lo lắng. “Khi lạm phát tăng quá cao, Fed bắt buộc phải hành động”