Dù vậy, tính đến thời điểm 30/6/2022, VIMC vẫn còn lỗ luỹ kế 929 tỷ đồng. Theo chủ trương đã công bố, VIMC đang tiếp tục thoái vốn tại loạt công ty vận tải biển, từ đó dồn lực tập trung cho 2 mảng tiềm năng hiện nay là mảng khai thác cảng biển và dịch vụ hàng hải.
26-10-2021 Từng bị gọi là những “con tàu ma” lỗ nghìn tỷ suốt chục năm, nhiều công ty vận...
TIN MỚI
Từ cơn bán tháo Apple, Microsoft đến làn sóng sa thải hàng loạt: Dòng vốn không còn dễ dãi, cơn bão suy thoái đang đổ bộ
Từ cơn bán tháo Apple, Microsoft đến làn sóng sa thải hàng loạt: Dòng vốn không còn dễ dãi, cơn bão suy thoái đang đổ bộ
Cập nhật mùa BCTC quý 2: Sabeco và loạt doanh nghiệp BĐS lớn VinHomes, Vincom, Đất Xanh, Becamex... đã công bố
Cập nhật mùa BCTC quý 2: Sabeco và loạt doanh nghiệp BĐS lớn VinHomes, Vincom, Đất Xanh, Becamex... đã công bố
6 tháng đầu năm, THACO đạt doanh thu 50.000 tỷ, nộp ngân sách 18.000 tỷ, dự kiến xuất khẩu cả năm 2022 đạt 533 triệu USD
6 tháng đầu năm, THACO đạt doanh thu 50.000 tỷ, nộp ngân sách 18.000 tỷ, dự kiến xuất khẩu cả năm 2022 đạt 533 triệu USD
Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC, tiền thân là Vinalines) vừa công bố BCTC hợp nhất quý 2/2022, ghi nhận doanh thu 3.965 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ. Khấu trừ giá vốn, VIMC thu về 1.245 tỷ đồng lợi nhuận gộp, tăng 27% so với quý 2/2021.

Doanh thu tài chính cũng cải thiện, kết quả VIMC thu về 1.032 tỷ đồng lợi nhuận thuần từ HĐKD, tăng so với quý 2/2021. Như vậy, đây là quý thứ 4 VIMC có lãi trở lại, sau cả thập niên chìm trong thua lỗ.

Được biết, hoạt động trong mảng cảng biển, dịch vụ hàng hải, vận tải… tình hình kinh doanh của VIMC những năm trở lại đây liên tục kém sắc, chủ yếu do cán cân tài chính với nợ vay lớn, dù nhiều năm liền VIMC bán tài sản và thoái vốn. Phải đến quý 2/2021, giá cước tăng đột biến trước nguy cơ gãy chuỗi cung ứng do đại dịch trên toàn cầu… VIMC mới chính thức có lãi trở lại.

Riêng quý 2 năm nay, không chỉ hoạt động cốt lõi khả quan, VIMC còn ghi nhận khoản thu nhập khác đột biến, từ mức 50 tỷ cùng kỳ lên hơn 588 tỷ đồng. Cụ thể là hoạt động xử lý nợ qua DATC tại Công ty TNHH MTV Vận tải Biển Đông (bán lại khoản nợ xấu cho DATC) với 449 tỷ và cơ cấu nợ tại ngân hàng với 90 tỷ đồng (được xoá nợ).

Không chỉ hồi sinh khi giá cước tăng, nửa đầu năm Vinalines thậm chí lãi đậm 2.123 tỷ đồng – tăng gấp đôi nhờ xoá được 560 tỷ nợ xấu - Ảnh 1.
Kết quả, lợi nhuận ròng Công ty tăng gấp đôi cùng kỳ lên 1.078 tỷ đồng. Luỹ kế nửa đầu năm, VIMC ghi nhận lợi nhuận 2.123 tỷ đồng, tăng gấp đôi con số cùng kỳ với 1.078 tỷ đồng.

Không chỉ hồi sinh khi giá cước tăng, nửa đầu năm Vinalines thậm chí lãi đậm 2.123 tỷ đồng – tăng gấp đôi nhờ xoá được 560 tỷ nợ xấu - Ảnh 2.
Không chỉ hồi sinh khi giá cước tăng, nửa đầu năm Vinalines thậm chí lãi đậm 2.123 tỷ đồng – tăng gấp đôi nhờ xoá được 560 tỷ nợ xấu - Ảnh 3.
Dù vậy, tính đến thời điểm 30/6/2022, VIMC vẫn còn lỗ luỹ kế 929 tỷ đồng. Theo chủ trương đã công bố, VIMC đang tiếp tục thoái vốn tại loạt công ty vận tải biển, từ đó dồn lực tập trung cho 2 mảng tiềm năng hiện nay là mảng khai thác cảng biển và dịch vụ hàng hải.

Trên thị trường, sự thăng hoa của ngành cảng biển năm 2021 cũng hỗ trợ đà tăng cho cổ phiếu MVN của Vinalines, thanh khoản cải thiện. Dù vậy, nửa đầu năm nay, do biến động trước thị trường chung đồng thời ngành cảng không còn đột biến, MVN giảm gần 50% thị giá từ đỉnh, song vẫn ở mặt bằng cao hơn nhiều so với trước đó.

Không chỉ hồi sinh khi giá cước tăng, nửa đầu năm Vinalines thậm chí lãi đậm 2.123 tỷ đồng – tăng gấp đôi nhờ xoá được 560 tỷ nợ xấu