Bên cạnh những phân tích về triển vọng ngành điện, VCBS nêu một số đặc điểm nhận dạng những doanh nghiệp điện có nhiều triển vọng trong thời gian tới.
TIN MỚI
Chọn cổ phiếu phòng thủ hay đầu tư phòng thủ cho nửa cuối năm 2022?
Chọn cổ phiếu phòng thủ hay đầu tư phòng thủ cho nửa cuối năm 2022?
Chứng khoán SBS đổi tên
Chứng khoán SBS đổi tên
Dự báo VN-Index của các công ty chứng khoán đã thay đổi ra sao sau 6 tháng?
Dự báo VN-Index của các công ty chứng khoán đã thay đổi ra sao sau 6 tháng?
Cổ phiếu có tính phòng thủ như ngành điện được kỳ vọng mang lại tỷ suất lợi nhuận tốt khi thị trường đối mặt với nhiều biến số khó lường. Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán Vietcombank (VCBS) đưa ra triển vọng ngành điện trong nửa cuối năm 2022.

Nhiệt điện gặp khó do nhiên liệu tăng cao

VCBS cho rằng hoạt động ngành nhiệt điện sẽ gặp khó do giá than và khí đầu vào tăng mạnh khiến cho giá bán trên thị trường điện cạnh tranh tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm. Đặc biệt, nhiệt điện than sụt giảm 11% sản lượng do thiếu than trong quý 1 và các nguồn khác dồi dào hơn.

Tuy nhiên, lượng mưa bất thường trong tháng 5 và tháng 6 giúp sản lượng thủy điện gần như tương đương với tháng cao nhất cao điểm mùa mưa năm 2020 với hơn 8.31 tỷ kWh (+50% so với 2 tháng liền kề). Điều này đã khiến cho giá bán trung bình trên thị trường điện quay đầu giảm mạnh về còn khoảng hơn 1.100 đồng/kWh. Theo đó, sản lượng thủy điện 5 tháng đầu năm 2022 tăng 27%.

Xu hướng phòng thủ vẫn được ưu tiên, ngành điện sẽ diễn biến như thế nào trong nửa cuối năm? - Ảnh 1.
Giá trần thị trường điện tăng lên cao nhất trong lịch sử với 1.602 đồng/kWh, tăng 6.6% yoy, giúp các công ty chào giá trần cao hơn trước bối cảnh nguyên liệu đầu vào tăng mạnh đặc biệt là điện khí.

Chính vì vậy, VCBS cho rằng hoạt động các doanh nghiệp nhiệt điện than, khí kém khả quan do nhiên liệu đầu vào và nguồn khác phát tốt hơn dự kiến. Tuy nhiên, tình hình kinh doanh dài hạn vẫn ổn định và đem lại mức lợi tức khá tốt như NT2 với lợi tức 7% - 10%, QTP nâng mức lợi tức lên khoảng 10% – 12%.

La Nina tiếp tục gây mưa lớn, ngành thủy điện hưởng lợi

Theo IRI, khả năng xảy ra La Nina có thể sẽ suy yếu trong tháng 7, tháng 8 và mạnh trở lại từ tháng 9 trở đi nhưng với xác suất chỉ quanh 60%. Tuy nhiên đây cũng là tỷ lệ khá cao trong mùa mưa năm nay có thể gây ra mưa nhiều tại khu vực trung tâm phía Tây Thái Bình Dương bao gồm Việt Nam.

Xu hướng phòng thủ vẫn được ưu tiên, ngành điện sẽ diễn biến như thế nào trong nửa cuối năm? - Ảnh 2.
Nhiệt độ bề mặt biển khu vực Tây Thái Bình Dương quanh khu vực Indonesia và Thủy điện liên tục tang từ cuối tháng tới nửa đầu tháng 6 được huy động tới 50% trong giờ cao điểm buổi trưa và hơn 90% công suất trong giờ cao điểm buổi tối khi không còn đóng góp bởi điện mặt trời.

Trước những yếu tố trên, VCBS cho rằng các doanh nghiệp thủy điện ở phía Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ được hưởng lợi.

Điện tái tạo có tiềm năng lớn nhờ nhiều yếu tố hưởng

Đối với mảng điện tái tạo, VCBS đánh giá có tiềm năng lớn nhờ nhiều yếu tố. Đầu tiên, Việt Nam vào top 50 nước trên thế giới có đóng góp bởi năng lượng tái tạo, lớn hơn 10% trong cơ cấu sản lượng và là 1 trong ba nước có tốc độ chuyển đổi sang năng lượng xanh nhanh nhất kể từ năm 2019.

Cụ thể, sản lượng năng lượng tái tạo của Việt Nam đã tăng gấp hơn 6 lần từ năm 2019 tới 2021, tỷ trọng cũng tăng lên tới 13,8% trong tổng sản lượng toàn hệ thống trong 5 tháng đầu năm. Với yêu cầu cao hơn về việc sử dụng năng lượng xanh trong sản phẩm của mình, Việt Nam nổi lên là một trong những điểm đến đầu tư lý tưởng cho các doanh nghiệp FDI một phần nhờ vào chiến lược phát triển năng lượng xanh của mình điển hình như Lego đã quyết định đầu tư nhà máy trung hòa các bon đầu tiên trên thế giới của mình tại Bình Dương.

Xu hướng phòng thủ vẫn được ưu tiên, ngành điện sẽ diễn biến như thế nào trong nửa cuối năm? - Ảnh 3.
Mặc dù, chi phí đầu tư năng lượng tái tạo đã tăng trở lại trong giai đoạn năm 2021 – 2022, song dự kiến tiếp tục xu hướng giảm trong dài hạn. Bởi giá dầu/khí duy trì ở mức cao đặc biệt xung đột Nga – Ukraina khiến cho các nước Châu Âu đẩy nhanh hơn quá trình đầu tư năng lượng tái tạo trước đó. Lợi thế kinh tế nhờ quy mô cùng kỳ vọng các nguyên vật liệu giảm nhiệt giúp chi phí đầu tư năng lượng tái tạo tiếp tục giảm theo xu hướng dài hạn.

Thứ hai, dự thảo mới nhất có kịch bản chuyển đổi năng lượng theo hướng xanh hơn quy hoạch cũ theo chỉ đạo của thủ tướng sau hội nghị COP 26 và đây sẽ là cơ hội cho điện gió đặc biệt là điện gió ngoài khơi trong GĐ 2022 – 2030.

Xu hướng phòng thủ vẫn được ưu tiên, ngành điện sẽ diễn biến như thế nào trong nửa cuối năm? - Ảnh 4.
Dự thảo này gần như đã được thông qua, chỉ còn một vài vướng mắc về tỷ lệ điện sử dụng LNG do giá khí hiện tại cao và không chủ động được nguồn cung khí trong nước. Tuy nhiên, VCBS cho rằng với kịch bản chuyển đổi năng lượng này, cần phải có nguồn điện ổn định để duy trì tần số hệ thống và có thể huy động nhanh thì LNG là nguồn không thể thiếu do các nguồn điện khác đã tới hạn hoặc phát thải cao.

Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp điện có triển vọng tốt

Với những phân tích trên, VCBS nêu một số đặc điểm nhận dạng những doanh nghiệp điện có nhiều triển vọng trong thời gian tới.

(1) Các công ty có các nhà máy thủy điện ở khu vực Bắc bộ tới Bắc Trung Bộ sẽ tiếp tục hưởng lợi lớn khi mùa mưa quay trở lại đồng thời với La Nina sẽ mạnh trở lại

(2) Các công ty có các dự án điện gió chuyển tiếp khi có chính sách mới dành cho các dự án đã ký hợp đồng PPA nhưng chưa COD kịp thời hạn 1/11/2021

(3) Các công ty thầu xây lắp các dự án điện gió nhất là điện gió ngoài khơi được ưu tiên phát triển trong giai đoạn từ nay đến 2045

(4) Ngoài ra, với việc ưu tiên các dự án NLTT như điện gió, năng lượng mặt trời chủ yếu tập trung ở những khu vực nhất định đặc biệt là khu vực có phụ tải thấp sẽ phải cần mạng lưới truyền tải điện liên vùng đủ mạnh để giải tỏa hết công suất và truyền được đến vùng có phụ tải cao.

Dưới góc nhìn dài hạn, đội ngũ phân tích cho rằng những công ty phát triển các dự án năng lượng tái tạo, nhiệt điện LNG hay các công ty thầu xây lắp nhà máy điện, mạng lưới truyền tải điện.