BÀI TẬP THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG CỔ.
Bài tập ưỡn cổ

Đây là bài tập khá hiệu quả cho việc giảm đau, mỏi cổ.

Cách thực hiện:
  • Bước 1: Người bệnh ngồi gập gối trên sàn, mông đè lên gót chân, Ngả người ra sau hai tay chống xuống sàn 1 góc 90.
  • Bước 2: Người bệnh ưỡn ngực, ngửa đầu ra sau và giữ nguyên động tác trong vòng 20-30s.
  • Bước 3: Từ từ hạ người trở về tư
thế ban đầu.
Người bệnh cần thực hiện động tác trên mỗi ngày, mỗi lần thực hiện 2-3 lần.

Bài tập tư thế con bò.

Cách thực hiện.
  • Người bệnh quỳ gối, hai chân mở rộng bằng hông, mặt hướng xuống đất, hai tay chống xuống đất, các ngón tay xòe ra, ngón tay giữa hướng thẳng phía trước.
  • Từ từ hít vào song song với việc ngửa cổ ra đằng sau ưỡn ra hết cỡ, giữ khoảng 3 giây.
  • Tiếp đó từ từ thở ra, bụng hóp lại cổ cúi xuống hết cỡ cho cằm chạm ngực, giữ khoảng 3 giây rồi trở về tư thế ban đầu.
  • Tập luyện kiên trì hàng ngà
y, mỗi lần thực hiện động tác trên 5-10 lần.
BÀI TẬP THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG LƯNG.
Bài tập Đi xe đạp.

Đây là bài tập không chỉ giúp săn chắc cơ bụng mà còn giúp cải thiện đáng kể tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống lưng.
Cách thực hiện:
  • Bước 1: Người bệnh nằm ngửa trên sàn tập, toàn thân thả lỏng
  • Bước 2: Người bệ
nh từ từ gập hai gối sát bụng sau đó đạp theo hình vòng tròn nhẹ nhàng trên không giống như đang đạp xe đạp.
Người bệnh thực hiện bài tập trên 2 lần mỗi ngày, mỗi lần tập đến khi mỏi chân thì đừng lại.
Bài tập bắc cầu.
Cách thực hiện:
  • Người bệnh nằm ngửa lên sàn tập, toàn thân thả lỏng.
  • Hai tay đặt dưới mông, đầu gối co lại sao cho lòng bàn chân chạm đất, mũi chân hướng thẳng.
  • Người bệnh siết chặt cơ mông và cơ bụng sau đó nhấc hông lên tạo thành đường thẳng nối từ đầu gối tới vai.
  • Giữ nguyên trạng thái siết chặt cơ bụng và hít thở sâu, duy trì như vậy 20-30s rồi trở về tư thế ban đầu.
AI KHÔNG NÊN TẬP CÁC BÀI TẬP NÀY:
Nhìn chung các bài tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm đều có tác dụng tích cực đối với bệnh nhân, tuy nhiên một số đối tượng sau không nên sử dụng các bài tập này:
  • Người bị gãy xương, tổn thương vùng cột sống chưa được điều trị phục hồi.
  • Người có khối u tại vùng cột sống.
  • Người có bệnh loãng xương.
  • Người có giai đoạn bệnh tiến triển nặng, phát sinh biến chứng.
.
Tìm hiểu thêm bài viết: các cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà.