Thực tế, trong quá trình rèn luyện tâm lý giao dịch, rất nhiều anh em trader sẽ thấy được sự thay đổi rõ rệt. Tâm lý có thể tốt hơn, giao dịch thoải mái nhẹ nhàng hơn. Nhưng tất cả những điều này không hề đại biểu cho việc tâm lý của trader đã đi vào ổn định nhưng rất nhiều anh em trader lại ngộ nhận điều này.

1.Tâm lý giao dịch có vai trò gì
Tâm lý giao dịch ổn định cũng giống như việc bạn vận hành một hệ thống giao dịch vậy. Nó phải mất một khoảng thời gian dài, không có sự thay đổi nào quá lớn, thấy được sự hiệu quả thì ta mới có thể kết luận được.

Khi rèn luyện tâm lý giao dịch, anh em sẽ thấy được sự khác biệt. Vì trước đó chúng ta giao dịch trong một môi trường với đầy rẫy tâm lý vây quanh. Khó khăn lắm mới thoát ra khỏi đó được. Chính sự khác biệt này làm cho trader cảm thấy được như thế nào gọi là giao dịch trong một tâm thái thoái mái, nhẹ nhàng nhưng lại vô tính khiến họ hiểu nhầm rằng, tâm lý của họ đã đi vào ổn định.

muon-biet-tam-ly-trader-co-thuc-su-on-dinh-chi-can-nhin-vao-2-bieu-hien-nay-1

Thực tế để tâm lý ổn định không chỉ đơn giản như vậy. Như mình đã đè cập, luôn cần một khoảng thời gian dài để xây dựng sự ổn định cho tâm lý. Để trader có thể nhận biết được liệu tâm lý của bản thân có thực sự ổn định hay chưa, hãy chú ý tới 2 biểu hiện này:

2. Thường xuyên theo dõi giá
Thực tế, khi đã giao dịch đúng với nguyên tắc, quản lý vốn đầy đủ thì trader căn bản không cần phải theo dõi giá nhiều. Chỉ cần kiểm tra biểu đồ ở những thời điểm đặc biệt như giao phiên hoặc lúc có tin tức quan trọng, để biết thị trường có tín hiệu gì đáng chú ý gây ảnh hưởng đến chiến lược hay không là được.

Chỉ có những trader trong tâm cảm thấy sốt ruột lo lắng hoặc muốn xem lệnh giao dịch đã có lợi nhuận hay thua lỗ thì mới luôn mở biểu đồ giá ra xem, mặc dù đã tuân thủ đúng nguyên tắc giao dịch.

Nếu có tâm lý ổn định và tin tưởng vào chiến lược thì trader không nhất thiết phải làm như vậy. Sẽ vừa khiến dễ bị tâm lý mà giao dịch lại không hiệu quả. Cho nên, nếu còn có hành động này, thì tâm lý của bạn chưa thực sự ổn đâu nhé.

3. Đôi khi giao dịch ngoài kế hoạch
Mình từng gặp nhiều bạn trader nói rằng tâm lý của họ đã ổn rồi, và việc giao dịch ngoài kế hoạch cũng nằm trong tầm kiểm soát của họ, trường hợp này lâu lâu mới vậy thôi.

Thực tế đa phần trader đều thích giao dịch ngoài kế hoạch, không ai thích ép bản thân vào một khuôn khổ cả. Nhất là khi trader cho rằng tâm lý họ đã ổn, hoặc họ đã biết cách làm cho tâm lý ổn định.

muon-biet-tam-ly-trader-co-thuc-su-on-dinh-chi-can-nhin-vao-2-bieu-hien-nay-2

Thực tế, để nhận biết được tâm lý trader và điều chỉnh nó chỉ là bước đầu tiên trong rèn luyện tâm lý thôi. Việc duy trì tâm lý được ổn định trong thời gian dài, thậm chí trong suốt hành trình giao dịch mới là điều khó. và hầu hết trader khi vượt qua được bước đầu tiên thì ít ai tiếp tục thực hiện bước tiếp theo. Do vậy mới có thể phân tách được trader thành công và trader thất bại.

4.Làm thế nào để có và duy trì một tư duy giao dịch hiệu quả
Việc tạo lập và duy trì tâm lý giao dịch hiệu quả là kết quả của việc làm nhiều điều đúng đắn và thường phải có một nỗ lực có ý thức thay mặt nhà giao dịch để thực hiện điều này. Nếu bạn muốn phát triển tâm lý giao dịch hiệu quả, bạn phải chấp nhận một số thực tế nhất định về giao dịch và sau đó giao dịch thị trường với những thực tế này.

Hy vọng qua bài viết giúp anh em trader hiểu được rằng, để có được tâm lý ổn định là cả một quá trình dài nên chúng ta đừng dễ dàng cho rằng tâm lý đã ổn định nhé. Hãy luôn chú ý tới nó trong quá trình giao dịch nhé.

Xem thêm:

Hãy Kiểm Soát Giao Dịch Của Chính Bạn Thay Vì Kiểm Soát Thị Trường