Cố vấn Nhà Trắng cho biết chính phủ Mỹ đang cân nhắc giảm áp thuế đối với hàng hóa không mang tính chiến lược nhập khẩu từ Trung Quốc.

Daleep Singh, phó cố vấn an An ninh Quốc gia Mỹ về kinh tế quốc tế, hôm 21/4 nhận định biện pháp áp thuế nhập khẩu đối với một số hàng hóa không mang tính chiến lược nhập khẩu từ Trung Quốc "tạo đòn bẩy đàm phán" nhưng không phục vụ mục tiêu chiến lược cho Mỹ. Giảm thuế nhập khẩu đối với nhóm hàng này còn là một trong các biện pháp để chính phủ đối phó lạm phát.

Ông cho biết chính quyền Tổng thống Joe Biden sẽ duy trì áp thuế nhập khẩu đối với những mặt hàng liên quan chuỗi cung ứng trọng yếu, công nghệ nền tảng và an ninh quốc gia. Hàng rào thuế quan đối với hàng tiêu dùng thông thường như xe đạp và may mặc có thể được nới lỏng.

Singh nhận định thỏa thuận nới lỏng thuế nhập khẩu cần diễn ra ở cả hai chiều, trong đó Trung Quốc cần bỏ lệnh áp thuế đối với một số mặt hàng phi chiến lược mua từ Mỹ. Ông nhận định Trung Quốc cũng có "nhiều quan ngại rất sâu sắc về chuỗi cung ứng" do tác động kinh tế từ chiến lược "Không Covid-19".

Chính quyền Biden vẫn duy trì phần lớn chính sách thương mại với Trung Quốc kế thừa từ người tiền nhiệm Donald Trump, trong đó có hàng rào thuế quan đối với khoảng 300 tỷ USD hàng hóa nhập từ Trung Quốc. Nếu Nhà Trắng xúc tiến cắt giảm mạnh mẽ thuế nhập khẩu như Singh đề cập, đây sẽ là nỗ lực đáng kể đầu tiên từ phía Mỹ nhằm thu hẹp quy mô chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sau ba năm.

Trong phiên điều trần hồi tháng 3 của Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai ở Hạ viện, nghị sĩ Chris Smith của **** Cộng hòa kêu gọi chính phủ "đánh giá thường xuyên mọi lệnh áp thuế hàng nhập khẩu từ Trung Quốc nhằm đảm bảo biện pháp này thật sự phục vụ mục tiêu ban đầu". Ông cho rằng mọi mặt hàng cần có cơ hội được Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ cân nhắc đặc cách điều chỉnh thuế nhập khẩu, trong khuôn khổ duy trì chính sách ứng phó hiệu quả đối với "những thực hành thương mại phi thị trường và không công bằng của Trung Quốc".

Daleep Singh ngày 21/4 chia sẻ chính quyền Biden tin chiến lược phát triển của Trung Quốc vẫn xoay quanh doanh nghiệp nhà nước và trợ giá chính phủ. Ông lo ngại Bắc Kinh sẵn sàng chấp nhận một số rủi ro chiến lược nhằm "đạt đến quyền lực tối cao, chủ yếu thông qua thiết lập vị thế ưu việt về kinh tế và công nghệ".

Ảnh hưởng đến ngành nào ?

Mấy năm rồi phân bón, thép , xi măng Việt Nam nhờ Trung Quốc giảm sản lượng nên có thể cạnh tranh được với phiá Trung Quốc

Dệt may Trung quốc hiện cũng đang bị áp thuế vào Mỹ nên giá cao khó cạnh tranh , đây sẽ là cú hích giúp điều chỉnh giá Bông sợi nhập khẩu nói riêng, cũng như thành phẩm nói chung
Ngoài ra còn vô số tác động đến giá hàng hoá khi mà Mỹ và Trung Quốc chiếm lượng giao thương hàng hoá rất lớn. Đây cũng sẽ là cho các nhà đầu tư trên thị trường hàng hoá , khi mà xu hướng giá sẽ rõ ràng hơn

Nguồn: https://24hmoney.vn/posts/my-tinh-gi...5a1439260.html

------------------------------------------------------
Liên hệ tư vấn - Hợp tác đầu tư
Đầu Tư Hàng Hoá thông qua Sở Giao Dịch Hàng Hoá Việt Nam
Giao dịch các sản phẩm: Dầu Thô, Bạc, Đồng, Cà phê, Cao Su, Quặng sắt,...
- Mua bán 2 chiều - Giao dịch T0 - Không lãi vay - Liên thông 52 quốc gia
- Mobile/ z.alo: 033 796 8866
_ Fb: https://www.facebook.com/PhuongNamVCT