Ngành phân bón kỳ vọng những câu chuyện riêng tích cực:
1) áp lực nguồn cung phân bón trên thế giới khi Nga - quốc gia xuất khẩu Ure và NPK lớn nhất thế giới với sản lượng xuất khẩu lần lượt đạt 7 và 5,9 triệu tấn đã chính thức ngừng xuất khẩu phân bón;
2) Nga và Ukraine chiếm đến 29% tổng sản lượng lúa mì xuất khẩu toàn cầu. Vì vậy, nhu cầu sản xuất lương thực là cần thiết, thúc đẩy nhu cầu phân bón;
3) nguồn dự trữ phân bón thế giới đang suy giảm có thể tạo áp lực tăng giá phân bón tiếp tục trong quý 2/2022.
❑ Theo Mordor Intelligence, ngành phân bón Việt Nam sẽ tăng trưởng 4,9% mỗi năm trong giai đoạn 2021-2026. Kì vọng đến từ dự án mới lẫn nhập khẩu.
❑ Theo Tổng cục Hải Quan, cả nước xuất khẩu 1,35 triệu tấn phân bón nhưng nhập khẩu 4,54 triệu tấn. Nguồn nhập khẩu phân bón của Việt Nam hơn 90% sản lượng đến từ Trung Quốc, Đông Nam Á và Nga.
❑ Biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp trong ngành kỳ vọng tăng mạnh khi kỳ vọng tăng trưởng giá bán sẽ cao hơn tăng trưởng chi phí đầu vào.
❑ Tỷ lệ cổ tức/thị giá của nhóm ngành phân bón duy trì tích cực quanh mức 8% - 10% nhờ cơ cấu nợ thấp cũng như lượng tiền mặt dồi dào.
DPM có kỳ vọng lãi ròng 2022 cao nhất lịch sử
DPM là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực phân bón và hóa chất (NH3, UFC 85, CO2) phục vụ mảng dầu khí. Trong đó, nhà máy Đạm Phú Mỹ có công suất đạt 800 ngàn tấn/năm, chiếm khoảng 40% nhu cầu đạm cả nước.
❑ Năm 2021, doanh thu thuần và lãi ròng thuộc về cổ đông công ty mẹ DPM lần lượt đạt 12.786 tỷ và 3.117 tỷ đồng, tăng 65% và 351% cùng kỳ:
1) sản lượng tiêu thụ đạt 1,26 triệu tấn, tăng 46%YoY;
2) biên lợi nhuận gộp đạt 37,4%, tăng mạnh so với mức 22,3%YoY nhờ giá bán khả quan;
3) chi phí tài chính giảm 21%YoY nhờ sự cải thiện tài chính.
❑ 2 tháng đầu năm 2022, DPM đạt lợi nhuận trước thuế 1422 tỷ đồng, tăng đột biến hơn 10 lần so với cùng kỳ:
1) sản lượng tiêu thụ duy trì mức khả quan, đạt gần 190.000 tấn;
2) nhu cầu cao nên DPM hoạt động xuyên tết;
3) nguồn hàng kinh doanh đủ dùng trong 6 tháng đầu năm 2022.
❑ Nga đã chính thức dừng xuất khẩu phân bón. Năm 2021, Nga đang là quốc gia xuất khẩu Ure và NPK lớn nhất thế giới với sản lượng xuất khẩu lần lượt đạt 7 và 5,9 triệu tấn. Việc Nga gặp khó khăn trong hoạt động xuất khẩu sẽ tạo cơ hội do các doanh nghiệp phân bón với kỳ vọng cả sản lượng và giá bán đều có thể hưởng lợi do sự thiếu hụt nguồn cung bất ngờ trên thế giới.
❑ Năm 2022, dự báo doanh thu thuần và lãi ròng thuộc cổ đông mẹ DPM đạt 16.404 tỷ và 5.064 tỷ đồng, lần lượt tăng 28,3% và 62,5% so với cùng kỳ:
1) sản lượng tiêu thụ kỳ vọng đạt 1,33 triệu tấn, tăng 6% cùng kỳ;
2) biên lợi nhuận gộp cải thiện mạnh lên mức 43,5% với giá bán bình quân mỗi tấn tăng 20% cùng kỳ;
3) doanh thu tài chính tăng 10%YoY nhờ sự cải thiện tài chính.
❑ Đánh giá TÍCH CỰC dành cho DPM:
1) kỳ vọng hưởng lợi năm 2022 ở cả sản lượng lẫn giá bán tiêu thụ;
2) tình hình tài chính lành mạnh;
3) vị thế dẫn đầu ngành phân bón ở Việt Nam và nhiều cơ hội tăng xuất khẩu ra thế giới.