Xung đột căng thẳng tại Nga - Ukraine, sự leo thang phi mã của giá xăng dầu và giá cả hàng hóa ngày một làm dấy lên nhiều hơn lo ngại về tác động tiêu cực của lạm phát.

Năm 2021, dù chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh COVID-19, Việt Nam đã thành công khi kiềm chế lạm phát, chỉ tăng 1,84%, dưới 4% mục tiêu do Chính phủ đề ra.

Với thành công đó, Chính phủ tiếp tục đặt ra mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 4% trong năm 2022. Tuy nhiên, cùng với tình hình căng thẳng tại Nga - Ukraine, sự leo thang phi mã của giá xăng dầu và giá cả hàng hóa ngày một làm dấy lên nhiều hơn lo ngại về tác động tiêu cực của lạm phát tới nền kinh tế Việt Nam.

Theo tính toán của Bộ Tài chính, với diễn biến của việc tăng giá xăng dầu, lạm phát năm nay có thể từ 3,6% đến 4,3%. Trong đó, có cả những kịch bản cho việc vượt cả qua con số 4,3%.

"Xăng dầu là 'huyết mạch' của nền kinh tế. Năm nay với lạm phát về xăng dầu thì tôi cho rằng kịch bản có thể vượt 4%, không đạt mục tiêu kỳ vọng. Như vậy công tác điều hành, dự báo giá cả cần phải triển khai quyết liệt ngay từ đầu năm...", ông Nguyễn Xuân Định nhìn nhận.

Ông Nguyễn Bích Lâm, chuyên gia kinh tế, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê bắt đầu phần chia sẻ với những "lát cắt" về lạm phát tại Việt Nam dựa trên các góc độ.

Tiếp tục khẳng định áp lực lạm phát rất lớn của năm 2022, ông Nguyễn Bích Lâm đưa ra 3 yếu tố chính tác động tới lạm phát.

Đầu tiên là do tổng cầu tăng đột biến. Theo ông Lâm, sau khi cơ bản khống chế thành công đại dịch thì tổng cầu bắt đầu tăng. Đề cập đến gói hộ trợ 350 nghìn tỷ - ông Lâm cho rằng đây là một yếu tố tác động rất lớn tới tổng cầu của toàn xã hội.

Thứ hai là việc Việt Nam phụ thuộc khá nhiều vào các nguyên, nhiên vật liệu nhập khẩu. Hiện nay, khi nguyên, nhiên vật liệu thế giới tăng rất cao thì tất yếu giá nhập khẩu của chúng ta sẽ tăng theo. Điều này tạo nên chi phí đẩy, nhập khẩu lạm phát.

Thứ ba là việc đứt gãy chuỗi cung ứng. Ông Lâm cho rằng đây là áp lực tạo ra lạm phát rất lớn của thế giới trong thời điểm này. Ở châu Âu, việc đứt gãy của chuỗi cung ứng nhiên liệu, khí đốt làm lạm phát ở Châu Âu tăng rất mạnh.

"Hai tháng đầu năm lạm phát đã tăng 5% rồi, trong khi mục tiêu cả năm của họ chỉ là 2%", ông Lâm nói.

Đề cập việc giá xăng dầu từ đầu năm tới nay đã tăng tới hơn 60%, ông Lâm một lần nữa khẳng định "đây là áp lực rất lớn đối với nền kinh tế Việt Nam".

Nguồn: https://cafe.vn/goc-nhin-chuyen-gi.....1008064896.chn


------------------------

Đầu Tư Hàng Hoá thông qua Sở Giao Dịch Hàng Hoá Việt Nam
Giao dịch các sản phẩm: Dầu Thô, Bạc,Đồng, Cà phê, Cao Su, Quặng sắt,...
- Mua bán 2 chiều - Giao dịch T0 - Không lãi vay - Liên thông 52 quốc gia
- Mobile/ z.alo: 033 796 8866