Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.


1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC
Cơ chếgiá sàn này có thể được coi là một lối đi mới cho các dapp đang theo đuổi mô hình OHM và cũng có thể được coi là bước đầu xây dựng cổ đông blockchain.

Nếu cơ chế này ổn định và được kiểm chứng trong tương lai thì việc 1 token có giá sàn 1.000$ là chuyện có thể xảy ra.



Công thức tính giá sàn (floor price).


Giá sàn được xác định thông qua công thức.


Chúng ta đã thấy được giá sàn phụ thuộc vào 2 yếu tố đó là số tiền có trong backing treasury của dự án và tổng cung token. Do đó để đảm bảo giá sàn luôn luôn tăng trong tương lai thì các dự án theo mô hình của OHM sẽ giải quyết vấn đề là đảm bảo số tiền trong backing treasury ko đổi và luôn tăng trong tương lai. Hoặc là tổng cung token của dự án phải giảm hoặc là tăng chậm hơn so với số tiền trong backing treasury.



Đảm bảo tổng cung ở mức hợp lý


Giá sàn được xác định ở khoảng thời gian nhất định trong ngày.

Khi giá thị trường hiện tại của token trên giá sàn thì cơ chế buybot sẽ không được kích hoạt
Khi giá thị trường hiện tại của token dưới giá sàn thì cơ chế buybot sẽ được kích hoạt bằng cách dùng số tiền trong backing treasury để mua lại số token có mặt trong thị trường và tiến hành đốt token đó (loại bỏ chúng vĩnh viễn ra khỏi lưu thông)
Cơ chế này sẽ làm giảm số tiền trong backing treasury, vì thế chúng ta cần tìm nguồn thu cho backing treasury ấy.



Đảm bảo tiền trong backing treasury luôn tăng.


Vì thế chúng tôi sẽ chia số tiền trong backing treasury làm 2 phần:

Treasury dự phòng: dùng để mua lại các token khi giá thị trường giảm dưới mức giá sàn.
Treasury đầu tư: sẽ được sử dụng để tăng lợi nhuận cho dự án bằng cách yield farming, trading, đầu tư dự án. Sau đó lợi nhuận của các hoạt động này sẽ được đưa vào trong backing treasury.
Điều đảm bảo giá sàn luôn tăng trong tương lai, đó là đầu tư mạo hiểm khi tỷ suất sinh lời của nó gấp rất nhiều lần so với yield farming và trading.

Với lợi thế là cộng đồng to lớn chúng ta sẽ có được một khối lượng đồ sộ về các dự án nhỏ có khả năng sinh lời lớn.

Ví dụ: Nếu chúng ta đầu tư 1 triệu đô la vào token của Axie ở giá 1 đô la và giá token AXS là 150 đô la ở hiên tại. Thì chúng ta đã có lợi nhuận gần 150 triệu đô la. Bạn hãy tưởng tượng xem khi tất cả 150 triệu đô la đó được đưa vào lại backing treasury của dự án thì giá sàn của dự án sẽ tăng lên một cách chóng mặt chỉ trong một đêm.

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CỦA JADE PROTOCOL


Giai đoạn 1 – Hình thành TVL cột sống của mô hình OHM fork.


Nhiệm vụ: tích lũy đủ TVL cho giai đoạn 2.

Xây dựng cộng đồng đủ lớn: 150k
Sự kết hợp giá cao và APY cao nhầm thu hút dòng tiền.


Việc token được định giá ở vùng giá cao có 2 lợi thế khi dự án có cộng đồng đủ lớn

Tâm lý người mới: Khi giá chiết khấu (bonding) chênh lệch 10 – 20% hoặc cao hơn thì với mức giá cao thì việc chêch lệch này có thể dẫn đến việc họ quyết định mua bonding thay vì mua token trên chợ
Tăng khả năng quy động TVL và giảm bớt sự ảnh hưởng của của việc mint token mới từ việc bonding
APY cao nhầm thu hút sự chú ý từ các nhà đầu tư.

Đánh giá: thành công của giai đoạn này là việc quy động được TVL đủ lớn và đủ nhanh.


Giai đoạn 2 – giá sàn luôn tăng.


Khái niệm backing per token (của OHM fork) gần như vô nghĩa vì giá của token hiện tại không bao giờ đạt tới được giá đó. Vì giá của backing per token luôn thay đổi và có xu hướng giảm dần theo thời gian vì công thức tính giống với giá sàn ở phía trên.

Gần như đóng chức năng mint token của dự án – APY trở về với các dự án defi 1.0 và bonding gần như luôn âm (nhận xét: không có nhu cầu quy động vốn từ nguồn lực bên ngoài).



Việc chia TVL của dự án ban đầu thành 2 phần backing treasury và investment treasury



Với phần backing treasury cố định thì dự án sẽ đảm bảo phần giá floor luôn cố định khi giá của token giảm hoặc tăng.
Còn với phần investment treasury sẽ làm nhiệm vụ gia tăng giá trị của phần backing treasury trong tương lai