Bản tin tài chính

COVID-19 phá hủy các chuyến du lịch vào kỳ nghỉ của người Mỹ
Các hãng hàng không Hoa Kỳ đã hủy gần 1.200 chuyến bay vào Chủ nhật do COVID-19 giảm bớt số lượng thủy thủ đoàn hiện có, trong khi một số tàu du lịch phải hủy các điểm dừng sau khi dịch bệnh bùng phát trên tàu, làm ảnh hưởng đến kế hoạch của hàng nghìn Du khách giáng sinh.

Ít nhất ba tàu du lịch đã buộc phải quay trở lại cảng mà không thực hiện các chuyến ghé cảng theo lịch trình sau khi các trường hợp COVID-19 được phát hiện trên tàu, theo nhiều phương tiện truyền thông đưa tin.

Omicron lần đầu tiên được phát hiện vào tháng 11 và hiện chiếm gần 3/4 các trường hợp ở Mỹ và tới 90% ở một số khu vực. Theo thống kê của Reuters, số ca nhiễm coronavirus mới ở Hoa Kỳ đã tăng 45% lên 179.000 ca mỗi ngày trong tuần qua.

Điểm tin chính


Năng lượng
• Kết thúc phiên 23/12, giá dầu Brent tăng 1,56 USD, tương đương 2,1%, lên 76,85 USD/thùng, mức đóng cửa cao nhất kể từ ngày 26/11 và tính chung cả tuần tăng 4,5%; dầu Tây Texas Mỹ (WTI) tăng 1,03 USD, tương đương 1,4% trong phiên này, kết thúc ở mức 73,79 USD/thùng, tính chung cả tuần tăng 4,1% trong tuần.
• Giá dầu tăng trong phiên vừa qua do những thông tin cho thấy ảnh hưởng của virus biến thể Omicron có thể không trầm trọng như lo ngại ban đầu, kể cả khi các quốc gia áp dụng những biện pháp hạn chế đi lại và số ca nhiễm bệnh gia tăng.
• Khối lượng giao dịch phiên 23/12 ở mức rất thấp, với chỉ 244.000 hợp đồng, so với mức trung bình hàng ngày là 381.000 hợp đồng trong 200 ngày qua. Phil Flynn, nhà phân tích cấp cao thuộc Price Futures Group ở Chicago cho biết: “Sự ‘phá hủy’ nhu cầu mà mọi người nghĩ là sẽ xảy ra do Omicron sẽ không xảy ra”.
• Giá khí tự nhiên của Mỹ giảm hơn 6% trong phiên vừa qua do dự báo thời tiết sẽ ôn hòa và nhu cầu sưởi ấm sẽ thấp hơn dự kiến trước đó. Lượng khí rút ra từ kho dự trữ trong tuần qua đã giảm xuống vì lý do này. Theo đó, khí đốt kỳ hạn giao sau 1 tháng giảm 24,5 cent, tương đương 6,2%, xuống mức 3,731 USD/triệu đơn vị nhiệt Anh (mmBtu). Tuy nhiên, tính chung cả tuần, giá vẫn tăng 1,1% sau 3 tuần giảm trước đó.
Nông sản
• Giá ngô Mỹ phiên này có lúc đạt 6,07 USD/bushel, cao nhất kể từ 1/7, kết thúc phiên vẫn tăng 3-1/4 US cent so với phiên liền trước, đạt 6,05-3/4 USD/bushel. Giá ngô kỳ hạn của Hội đồng Thương mại Chicago gần chạm mức cao nhất 6 tháng
• Giá đậu tương kết thúc phiên cũng tăng 5-3/4 cent lên 13,40-3/4 USD/bushel sau khi có lúc đạt mức giá cao nhất kể từ ngày 19/8 là 13,42-1/2 USD. Các nhà dự báo thời tiết cho biết mưa trong những ngày tới sẽ không cứu được nhiều mùa màng cho miền nam Brazil - nước xuất khẩu đậu tương hàng đầu thế giới - và Argentina. Thay vào đó, hiện tượng thời tiết La Nina, thường gây khô ở cả hai quốc gia này, có khả năng sẽ còn kéo dài trong suốt mùa đông.
• Tương tự, giá lúa mì tăng 3/4 xu lên 8,14-3/4 USD/bushel, trong phiên có lúc đạt mức giá cao nhất kể từ ngày 3 tháng 12, là 8,20-1/2 USD.
Nguyên liệu
• Giá đường thô kỳ hạn tháng 3 giảm 0,02 cent, hay 0,1%, xuống 19,24 cent/lb vào lúc kết thúc phiên giao dịch vừa qua. Trước đó, có thời điểm giá đạt 19,38 cent/lb, hòa chung xu hướng tăng giá của các thị trường do nhu cầu tài sản rủi ro hồi sinh.
• Giá cà phê robustas trên sàn ICE tăng lên mức cao nhất trong vòng hơn một thập kỷ do nguồn cung tiếp tục bị gián đoạn vì những vấn đề trong chuỗi cung ứng, bao gồm sự thiếu hụt năng lực vận chuyển container. Kết thúc phiên, cà phê robusta kỳ hạn tháng 3 tăng 14 USD, tương đương 0,6%, lên 2.353 USD/tấn, sau có lúc khi đạt đỉnh 2.381 USD - mức cao nhất đối với hợp đồng giao sau.
• Tuy nhiên, cà phê arabica giao tháng 3 phiên này giảm 2,35 cent, tương đương 1,0%, xuống 2,312 USD/lb.
• Gia cao su tại Nhật Bản tăng do các nhà đầu tư lạc quan rằng ảnh hưởng của virus biến thể Omicron không nặng nề như những gì mọi người lo ngại, trong khi hy vọng rằng Nhật Bản sẽ chi tiêu mạnh mẽ, từ đó thúc đẩy sự phục hồi kinh tế của nước này. Kết thúc phiên giao dịch, cao su kỳ hạn tháng 6 trên Sàn Osaka tăng 0,4 yên lên 233,3 yên (2,0 USD)/kg.
Kim loại
• Giá vàng dao động quanh ngưỡng quan trọng là 1.800 USD/ounce trước khi bước vào kỳ nghỉ cuối năm trong bối cảnh USD ổn định và nhu cầu đối với các tài sản rủi ro cao được cải thiện bởi nỗi lo về ảnh hưởng của virus Omicron đã dịu lại. Theo đó, vàng giao ngay cuối phiên này tăng 0,4% lên 1.809,89 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 2/2022 tăng 0,5% lên 1.811,70 USD/ounce.
• Giá nhôm tăng cũng bởi nhu cầu đối với tài sản rủi ro hồi sinh trên khắp các thị trường sau khi các nhà đầu tư hy vọng biến thể Omicron sẽ có ít tác động đến kinh tế hơn mức lo ngại trước đấy. Kết thúc phiên giao dịch, giá nhôm giao sau 3 tháng trên Sàn Kim loại London (LME) tăng 0,6% lên 2.840 USD/tấn, cao nhất kể từ ngày 26/10. Tính chung cả tuần, giá nhôm tăng hpwn 6%, còn từ đầu năm đến nay giá twang trên 40%, mức tăng theo năm mạnh nhất kể từ 2009.
• Hợp đồng thép không gỉ kỳ hạn tháng 2 trong phiên vừa qua có lúc tăng 3% lên 16.635 nhân dân tệ (2.611,26 USD)/tấn, lúc kết thúc phiên giá vẫn tăng 2,9% lên 16.625 nhân dân tệ/tấn. Giá thép không gỉ giao sau trên thị trường Trung Quốc tăng phiên thứ 3 liên tiếp, thêm 3% do dự báo sản lượng giảm, kể cả khi nhu cầu cũng giảm do tiêu thụ bước vào mùa thấp điểm.
• Giá thép cây giao sau trên sàn Thượng Hải SRBcv1 giao tháng 5 tăng 0,6% lên 4.479 nhân dân tệ/tấn. Tương tự, giá thép cuộn cán nóng, được sử dụng trong sản xuát ô tô và thiết bị gia dụng, tăng 0,04% lên 4,584 nhân dân tệ/tấn.

Chi tiết: https://vct.com.vn/tin-tuc-hang-hoa-ngay-27-12-2021/


Đầu Tư Hàng Hoá thông qua Sở Giao Dịch Hàng Hoá Việt Nam
Giao dịch các sản phẩm: Dầu Thô, Bạc,Đồng, Cà phê, Cao Su, Quặng sắt,...
- Mua bán 2 chiều - Giao dịch T0 - Không lãi vay - Liên thông 52 quốc gia
- Mobile/ zalo: 033 796 8866