Biên lợi nhuận gộp, về công thức thì ai cũng biết:
Lợi nhuận gộp= ( Doanh thu - Giá vốn)/Doanh thu. Vốn không phải là 1 chỉ số tài chính quá phức tạp. Vấn đề là Biên gộp sẽ bao hàm những ý nghĩa gì.
Vì sao không nhìn mỗi Biên ròng cho nhanh?

Bạn bán một cái bánh mỳ giá 15 nghìn, với Giá vốn 12 nghìn bao gồm chủ yếu là cho Thịt, giò chả, rau củ gia vị, bạn tạm có lợi nhuận gộp 3 nghìn/ bánh. Nhưng đó không phải là lợi nhuận cuối cùng về túi. Sau khi trừ đi các chi phí tài chính, bán hàng, quản lý trên mỗi bánh (có thể hiểu là các chi phí cố định – Fixed Costs) thì bạn còn 1.5 nghìn đồng lợi nhuận. Theo công thức tài chánh => Biên ròng 20%, Biên gộp 10%.
Biên ròng cho thấy hiệu quả chuyển hóa doanh thu thành lợi nhuận cuối cùng cho cổ đông. Nhưng nhìn Biên gộp vì Biên gộp nói lên nhiều điều hơn thế.

Biên gộp nói lên đặc thù của ngành nghề.

Đó là Giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị - chuỗi cung cứng của ngành. Doanh nghiệp nắm giữ chuỗi giá trị dài hơn sẽ nhận được giá trị cao hơn trên mỗi đồng doanh thu => Biên gộp cao hơn. Thay vì mua bánh mỳ về làm, tiệm bánh của bạn làm tự nướng bánh từ bột => Doanh thu vẫn thế nhưng giá vốn rẻ đi chỉ còn 11 nghìn. Biên gộp sẽ cao hơn tiệm bánh trên kia (chưa bàn về hiệu quả cuối cùng do sẽ có thêm chi phí khấu hao cho lò bánh).

Nhìn lên các doanh nghiệp trên sàn, bạn có thể nhìn vào ngành thép, có sự khác biệt rõ ràng về chuỗi giá trị của HPG ( Đi từ quặng) so với HSG, NKG ( Đi từ phôi). Nhìn vào ngành dệt may, hầu hết các doanh nghiệp CMT – Cắt may đơn thuần sẽ có biên gộp thấp hơn các doanh nghiệp FOB, làm thêm được phần nhập nguyên liệu => dẫn đến MSH – đơn vị có tỉ trọng FOB cao nhất ngành có biên lợi nhuận tốt nhất. Nhìn rộng hơn nữa, ở một chuỗi giá trị thật dài của dệt may đi từ Bông/sợi nhân tạo đến sản phẩm có thương hiệu cuối cùng, thì giá trị gia tăng tại khâu cắt may của ngành dệt may Việt Nam là thấp nhất so với các mắt xích khác trong chuỗi như Thương hiệu, Sợi, Vải, Dệt Nhuộm… nên các doanh nghiệp này có biên gộp kém xa so với các Doanh nghiệp thời trang khác trên thế giới.


Sâu hơn, Biên gộp và diễn biến còn gián tiếp nói lên nhiều đặc điểm của ngành nghề: Hàng rào gia nhập – Ngành nghề có biên gộp cao thường có hàng rào gia nhập khó khăn. Mức độ phức tạp,hàm lượng công nghệ của ngành nghề tạo ra Biên gộp cao hơn. Phase phát triển của ngành, cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành – những ngành nghề cạnh tranh cao thường khiến cho biên gộp các doanh nghiệp giảm dần, như ngành Express (VTP). Vị thế của doanh nghiệp trong ngành – vị thế đầu ngành thường nắm giữ năng lực để tạo ra giá trị gia tăng cao hơn, “power” của doanh nghiệp với nhà cung cấp và khách hàng đầu ra – tốt hơn sẽ có thể chuyển các bất lợi về giá về cho các đối tác hai đầu mắt xích. Khi tìm hiểu về một Doanh nghiệp/Ngành mới, đánh giá về biên gộp, hãy lục lại những dòng trên đây và tự đặt cho mình những câu hỏi vì sao.

Nếu doanh nghiệp hoàn thiện thêm chuỗi giá trị, hoặc tiến đến một phân khúc thị trường cao hơn, biên gộp sẽ lên một mặt bằng mới và doanh nghiệp được coi là ở một vị thế khác. Thông thường, các doanh nghiệp thay đổi về chuỗi giá trị như vậy sẽ mang lại cơ hội đầu tư dài hạn hấp dẫn, đến từ cả tăng trưởng lợi nhuận lẫn đánh giá lại về các chỉ số định giá Multiple (P/e. P/b), dù làm được điều này không bao giờ là đơn giản. Ví dụ trong những năm qua là những case tăng trưởng điển hình như FPT, HPG, DGC…
Nếu nhìn biến động biên ròng, sẽ bao gồm thay đổi các chi phí tài chính, bán hàng, vận hành, các thu nhập và chi phí bất thường, khó lòng nói lên điều chúng ta cần phán đoán.

Biến động biên gộp nói lên bối cảnh thị trường.

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hàng năm bị ảnh hưởng nhiều từ giá đầu vào và đầu ra, năm vừa qua là năm cực thịnh cho giá hàng hóa và các doanh nghiệp có liên quan (cắt thép, hóa chất, phân bón..) Biên gộp là đối tượng bạn cần nhìn để đánh giá sát sườn nhất về biến động giá hàng hóa tác động như thế nào và bao nhiêu.
Chuyên sâu hơn, hiểu rõ cơ cấu doanh thu, cấu thành chi phí, bao nhiêu đồng quặng, than coke sẽ tạo ra 10 đồng thép thành phẩm, thì biến động giá hàng hóa sẽ giúp bạn ước lượng được tác động cụ thể vào kết quả kinh doanh cuối cùng.

Lưu ý rằng, biến động giá cả lên biên gộp thường tạo ra sóng ngành, hấp dẫn cho đầu cơ, nhưng việc biên gộp tăng giảm theo yếu tố này mang tính chu kỳ. Năm nay đang tăng cao thì tiềm ẩn rủi ro, năm nào giảm sốc thì lại là xem xét là cơ hội. Khác xa so với việc biên gộp tăng do hoàn thiện chuỗi giá trị là bền vững. Do vậy đoán được biên gộp tăng để Đầu tư/đầu cơ cổ phiếu theo sóng hàng hóa thì là hấp dẫn, nhưng việc nhìn BCTC và thấy vừa cải thiện biên gộp => quyết định mua, thì mời các bạn xem lịch sử của nhóm Thủy sản.

Thêm một lưu ý nữa, nếu là Sóng ngành từ giá hàng hóa tác động tích cực lên một nhóm doanh nghiệp nào đó, thì tăng trưởng KQKD và tăng trưởng giá cổ phiếu thông thường hấp dẫn nhất ở các doanh nghiệp vị thế…kém nhất.


Đầu Tư Hàng Hoá thông qua Sở Giao Dịch Hàng Hoá Việt Nam
Giao dịch các sản phẩm: Dầu Thô, Bạc,Đồng, Cà phê, Cao Su, Quặng sắt,...
- Mua bán 2 chiều - Giao dịch T0 - Không lãi vay - Liên thông 52 quốc gia
- Mobile/ zalo: 033 796 8866