PHẦN 1: ĐIỂM LẠI DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA TRONG TUẦN TRƯỚC (29/11/2021 – 03/12/2021)

• Chỉ số PMI sản xuất của Trung Quốc tháng 11 tăng 0.9 điểm lên mức 50.1 điểm, lần đầu tiên Trung Quốc mở rộng sản xuất kể từ tháng 8. Tuy nhiên, PMI Caixin được công bố là 49.9, giảm từ mốc 50.6 trong tháng trước đó.

• PMI lĩnh vực thép tiếp tục sụt giảm 1.7 so với tháng trước, còn 36.6. Lượng đơn hàng mới cho lĩnh vực này giảm 2.3 còn 25.9, từ mức giảm 10.8 trong tháng trước. Đơn hàng xuất khẩu cũng giảm 3.9 so với tháng trước, còn 34.8

• Tuy tình hình gián đoạn chuỗi cung ứng, khủng hoảng điện và lạm phát được ghi nhận rằng đã có sự cải thiện, làm gia tăng sản lượng sản xuất, tuy nhiên nhu cầu nội địa lại trở nên yếu hơn => Dự báo cuối năm tăng trưởng không khả quan do tạm thời chính phủ Trung Quốc chưa có ý định đưa ra chính sách thúc đẩy tăng trưởng GDP ít nhất đến 2022 và sản lượng ngành kim loại dự báo giữ mức thấp trong tháng 12 do Olympic tháng 2

• GDP đặt ra cho năm 2022: 5%-5.5%, giảm từ mục tiêu trên 6% đặt ra cho năm nay.

Chỉ số PMI sản xuất thế giới đạt mức 54.2 so với mức 54.3 của tháng trước. Trong đó 90% các nước đạt trên 50. Sản lượng sản xuất đã tăng trong tháng thứ mười bảy liên tiếp. Tăng trưởng GDP 2021 toàn cầu dự báo khoảng 5-6%, ở vùng mức cao nhất trong 50 năm.
Mỹ:

• Chủ tịch FED Jerome Powell đã ra tín hiệu rằng Mỹ có thể đẩy nhanh quá trình thu mua trái phiếu và nâng mức lãi suất cơ bản sớm hơn dự kiến dựa trên rủi ro lạm phát hiện nay, thông tin cụ thể sẽ được công bố trong cuộc họp FOMC 2 tuần tới.

• Chỉ số giá lương thực của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) tăng thêm 1.2% trong tháng 11, cao hơn 27.3% so với năm ngoái. Điều này đánh dấu mức tăng hàng tháng thứ tư liên tiếp của chỉ số này, lên mức cao nhất kể từ tháng 6/2011. Chỉ số FFPI tăng đạt 134.4 tăng 1.2% so với tháng trước và tăng 28.8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, các chỉ số thành phần như giá ngũ cốc đã tăng mạnh đến 3.1%. Nhu cầu tăng cao trong bối cảnh nguồn cung thắt chặt, nhất là đối với lúa mì chất lượng cao đã đẩy chỉ số này lên mức cao nhất kể từ tháng 5 năm 2011.

• Bảng lương việc làm của Mỹ (NFP) tháng 11 là +210,000, giảm mạnh so với con số + 546,000 tháng 10. Trong đó, ở lĩnh vực khai thác khoáng sản giảm 2000 so với tháng trước, là lần đầu tiên có con số âm kể từ tháng 5, đồng thời thấp hơn 6.5% so với con số 2/2020. Trong khi so với lĩnh vực sản xuất và xây dựng, con số chỉ lần lượt ở khoảng -1.8% và -1.5% => Thể hiện sự thiếu hụt nhân lực ở mảng khai thác khoáng sản => tác động đến sản lượng
trong trung-dài hạn