Chủ đề: Beige Book Là Gì?
Hybrid View
-
09-11-2021 11:51 AM #1
- Ngày tham gia
- Aug 2021
- Bài viết
- 9
- Được cám ơn 2 lần trong 2 bài gởi
Beige Book Là Gì?
Tóm tắt – Một trong những chỉ số kinh tế thường được tham khảo nhất là báo cáo Beige Book. Báo cáo này là một tập hợp của 12 báo cáo Beige Book khác nhau được soạn bởi các ngân hàng của Cục Dự trữ Liên bang. Với tiêu đề chính thức là “Tóm tắt bình luận về các điều kiện kinh tế hiện tại của Cục Dự Trữ Liên Bang”, báo cáo này cung cấp cho Cục dự trữ liên bang những định hướng về chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ.
Báo cáo Beige Book tích cực giúp đồng USD hồi phục
Báo cáo Beige Book đưa ra cái nhìn tổng thể về hoạt động của nền kinh tế. Mỗi khu vực sẽ xuất bản một bản báo cáo riêng, qua đó thể hiện quan điểm của từng khu vực. Đây chính là điểm độc đáo của Beige Book so với các chỉ số kinh tế khác. Để biên soạn báo cáo Beige Book, các ngân hàng khu vực phải tiến hành phỏng vấn và khảo sát nhà lãnh đạo của các doanh nghiệp địa phương, từ đó nắm được thông tin quan trọng của hoạt động kinh tế bao gồm sản xuất công nghiệp, dịch vụ tài chính và công nghệ. Những chương này được viết dưới dạng các báo cáo giai thoại, giúp cho người đọc dễ hiểu. Tuy nhiên đây cũng là nhược điểm lớn của Beige Book, bởi vì báo cáo này không dựa trên các phương pháp khoa học.
Trong số các chỉ số kinh tế, Beige Book vừa được coi là chỉ báo hàng đầu vừa bị xem là chỉ báo có độ trễ lớn. Báo cáo này được coi là một chỉ số hàng đầu vì đây là những phân tích và kết luận về nền kinh tế trong khu vực được các ngân hàng của Cục Dự trữ Liên Bang đưa ra. Tuy nhiên, vì dữ liệu này thường được thu thập trước vài tuần hoặc thậm chí vài tháng, một số nhà phân tích coi đó là một chỉ báo tụt hậu (nghĩa là dữ liệu này phản ánh hoạt động kinh tế đã diễn ra).
Báo cáo Beige Book được gửi cho Ban Dự trữ Liên bang hai tuần trước các cuộc họp của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC). Việc phát hành báo cáo này có thể bị trì hoãn bởi một sự kiện lớn chẳng hạn như việc chính phủ đóng cửa.
Tầm quan trọng của báo cáo Beige Book chủ yếu nằm ở ảnh hưởng đối với chính sách tiền tệ. Nếu các ngân hàng khu vực báo cáo hoạt động kinh tế đang chậm lại, điều đó có thể thúc đẩy Cục Dự trữ Liên bang thực hiện các bước giúp chính sách tiền tệ mở rộng hơn. Ngược lại, nếu các thành viên FOMC báo cáo một sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ sẽ làm dấy lên mối lo ngại về lạm phát, dẫn đến thắt chặt nguồn cung tiền và tăng lãi suất quỹ liên bang. Cả hai điều này đều sẽ ảnh hưởng đến việc vay tiền và chi tiêu của doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Giới thiệu
Tám lần một năm, thị trường chứng khoán và các phương tiện truyền thông tài chính lại hướng sự chú ý về cuộc họp của hội đồng quản trị Cục Dự trữ Liên bang để có được cái nhìn tổng thể về định hướng chính sách tiền tệ của Mỹ. Trong thời đại thông tin, những cuộc họp này thường chỉ mang tính hình thức vì hầu hết những dữ liệu mà hội đồng sử dụng để đưa ra quyết định đều được công chúng biết đến trước khi cuộc họp chính thức diễn ra.
Một trong những lý do chính là sự tồn tại của báo cáo Beige Book, một tài liệu được phát hành hai tuần trước cuộc họp của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC). Beige Book là một trong số các chỉ số kinh tế mà Cục Dự trữ Liên bang sử dụng để đưa ra các quyết định liên quan đến hướng đi của lãi suất quỹ liên bang (lãi suất ngân hàng). Ngoài ra, trong những năm gần đây, những quyết định về mức độ và thời gian của chính sách nới lỏng định lượng (quantitative easing) – việc bơm tiền vào nguồn cung tiền của Mỹ, cũng được dựa trên báo cáo Beige Book này.
Vậy thực chất báo cáo Beige Book là gì và phương pháp để tạo ra báo cáo này như thế nào? Báo cáo Beige Book đã ảnh hưởng như thế nào đến cách các thành viên FOMC đưa ra các quyết định về chính sách tiền tệ của Mỹ? Những điểm mạnh và điểm yếu của chỉ báo kinh tế này là gì? Tất cả sẽ được giải đáp cụ thể trong bài viết này.
Báo cáo Beige Book là gì?
Báo cáo Beige Book là một chỉ số kinh tế hàng đầu của nền kinh tế Hoa Kỳ. Báo cáo Beige Book, có tiêu đề chính thức là “Tóm tắt bình luận về các điều kiện kinh tế hiện tại của Cục Dự trữ Liên bang”, được xuất bản tám lần một năm. Báo cáo này là tập hợp của 12 báo cáo Beige Book khác nhau.
Mỗi khu vực của Cục Dự trữ Liên bang (tức các thành viên FOMC) viết một báo cáo Beige Book riêng cho từng khu vực (St. Louis, Philadelphia, Chicago, v.v.). Các chương này sẽ được biên soạn thành một báo cáo Beige Book tổng hợp, và được phát hành trước cuộc họp của Hội đồng Dự trữ Liên bang. Ngoài mười hai chương đến từ mỗi thành viên FOMC, báo cáo Beige Book còn bao gồm một bản tóm tắt tổng quan được luân phiên viết bởi mỗi thành viên của Hội đồng Dự trữ Liên bang. Ví dụ: bản tóm tắt cho báo cáo gần đây nhất do Cục Dự trữ Liên bang New York chuẩn bị.
Beige Book Là Gì?
Việc phát hành báo cáo Beige Book trùng với các cuộc họp hàng năm của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC). Báo cáo này sẽ được xuất bản hai tuần trước cuộc họp FOMC.
Dữ liệu trong báo cáo Beige Book được tổng hợp từ các đơn vị có liên quan đến hoạt động kinh tế của từng khu vực. Một trong số những dữ liệu này bao gồm tỉ lệ thất nghiệp, sự tăng trưởng hoặc thu hẹp giữa giá cả và tiền lương, doanh số bán lẻ và thương mại điện tử cũng như sản lượng sản xuất. Báo cáo được viết với giọng điệu trần thuật, cung cấp lập luận và phân tích của các thành viên FOMC về ảnh hưởng của dữ liệu đối với nền kinh tế nói chung.
Cách viết báo cáo này mang lại sự tin tưởng, khiến cho nhiều nhà phân tích coi báo cáo Beige Book như là một chỉ báo kinh tế hàng đầu. Ngược lại, cũng có các nhà phân tích khác coi báo cáo này là một chỉ báo tụt hậu vì dữ liệu mà các ngân hàng khu vực sử dụng đều dựa trên những thông tin đã xảy ra.
Báo cáo Beige Book được đặt tên dựa trên bìa màu be của nó. Đây là một trong ba báo cáo được chuẩn bị cho cuộc họp FOMC. Hai cuốn còn lại, Greenbook và Bluebook, cũng được đặt tên dựa theo bìa của chúng. Báo cáo Greenbook có tên chính thức là “Các Điều kiện Kinh tế và Tài chính Hiện tại”, và báo cáo Bluebook được gọi chính thức là “Các Giải pháp Thay thế Chính sách Tiền tệ”.
Báo cáo Beige Book được hình thành như thế nào?
12 quận của Cục Dự trữ Liên bang sẽ viết những báo cáo riêng về tình hình kinh tế tổng thể của từng khu vực. Nội dung của báo cáo bao gồm tốc độ chung của hoạt động kinh doanh trong khu vực, giải thích về tốc độ phát triển hay thắt chặt của nền kinh tế và hoạt động thuê mướn. Ngoài ra báo cáo còn cung cấp thông tin về các sự kiện có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế khu vực như thiên tai, đóng cửa cảng hoặc đình công.
Để có được cái nhìn sâu sắc về những gì đang diễn ra ở cấp cơ sở, các ngân hàng sẽ phỏng vấn các lãnh đạo doanh nghiệp địa phương bao gồm giám đốc chi nhánh, các đối tác kinh doanh và các nhà kinh tế. Các dữ liệu này sẽ cung cấp cái nhìn tổng thể về những lĩnh vực đang tăng trưởng hoặc suy giảm. Báo cáo này cũng sẽ đề cập đến các lĩnh vực quan trọng đối với thị trường chứng khoán (công nghệ, sản xuất, dịch vụ tài chính, du lịch, bất động sản và nông nghiệp).
Báo cáo Begie Book ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ như thế nào?
Vì các cuộc họp FOMC được tổ chức nhằm quyết định chính sách tiền tệ của nước Mỹ và báo cáo Begie Book được gửi cho các thành viên FOMC hai tuần trước cuộc họp, vậy nên có rất nhiều câu hỏi về tác động của báo cáo Begie book đến chính sách tiền tệ.
Nếu các ngân hàng khu vực báo cáo rằng nền kinh tế đang chậm lại, FOMC sẽ cân nhắc một chính sách tiền tệ mở rộng hơn để tăng cung tiền. Chính sách này có thể được triển khai dưới hình thức hạ lãi suất để khuyến khích đầu tư từ các doanh nghiệp và chi tiêu từ người tiêu dùng. Điều này cũng có thể làm tăng cung tiền của cả nước Mỹ, điển hình là việc áp dụng “nới lỏng định lượng” lên nền tài chính Mỹ kể từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái năm 2008.
Theo cách tương tự, nếu các báo cáo cho thấy nền kinh tế tăng trưởng mạnh, với mức lạm phát vượt quá mức mà Cục dự trữ Liên bang đề ra là 2-3%, thì Cục dự trữ liên bang có thể thực hiện các bước để thắt chặt chính sách tiền tệ của quốc gia như một cách để ngăn nền kinh tế phát triển quá mức. Điều này có thể diễn ra dưới hình thức tăng lãi suất và giảm cung tiền, dẫn đến làm giảm khoản vay của các doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Hoa Kỳ đang phát triển với một tốc độ vừa phải, không quá nhanh nhưng cũng không quá chậm. Nhìn chung, “nền kinh tế Goldilocks” này đã dẫn đến việc lãi suất được giữ nguyên, không được nâng lên nhưng cũng không bị hạ xuống. Báo cáo Beige Book cũng tiết lộ những suy nghĩ trái chiều từ một số thành viên FOMC về tốc độ thay đổi lãi suất.
Điểm mạnh của báo cáo Beige book
Một trong những điểm mạnh chính của Sách Beige là đưa ra quan điểm khu vực về điều kiện kinh doanh, thay vì xem xét các nhóm ngành hoặc lĩnh vực từ góc độ quốc gia.
Điểm mạnh thứ hai là cố gắng chỉ ra ý nghĩa của dữ liệu hơn là chỉ báo cáo bằng những con số đơn thuần.
Báo cáo này được tổng hợp từ các báo cáo của 12 Ngân hàng Dự trữ Liên bang khác nhau.
Báo cáo này cung cấp cái nhìn chủ quan về các điều kiện kinh doanh của khu vực hoặc địa phương bằng cách tham khảo ý kiến từ các chủ doanh nghiệp, các nhà kinh tế và những người có ảnh hưởng khác.
Cuối cùng, các báo cáo khu vực sẽ bao gồm thông tin về các ngành dịch vụ, nhóm ngành chiếm một phần lớn trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP), điều ít được nhắc đến trong các chỉ số kinh tế khác.
Hạn chế của Báo cáo Beige book
Các lập luận và kết luận được đưa ra bởi các ngân hàng thành viên FOMC phần lớn là quan điểm cá nhân; các khảo sát trong báo cáo không được xây dựng dựa trên các phương pháp khoa học.
Mặc dù được viết theo hình thức hội thoại, nhưng báo cáo Beige Book sử dụng cách hành văn thận trọng tạo thành rào cản cho bất kỳ suy luận nào.
Bởi vì các báo cáo riêng lẻ có tính chất khu vực, rất khó để đưa ra kết luận cho cả nước về một các lĩnh vực cụ thể.
Nội dung của mỗi báo cáo không được chuẩn hóa. Trên thực tế, mỗi khu vực sẽ quyết định lựa chọn các lĩnh vực kinh tế khác nhau để phân tích trong mỗi báo cáo. Ví dụ: một khu vực có thể chọn báo cáo về bất động sản nhà ở hoặc sản xuất, trong khi khu vực khác có thể không đề cập đến những lĩnh vực này.
Kết luận
Báo cáo Beige Book, có tên chính thức là “Tóm tắt bình luận về các điều kiện kinh tế hiện tại của Cục Dự trữ Liên bang” là một chỉ báo kinh tế được xuất bản tám lần một năm và giúp Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) có những định hướng trong việc ban hành chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ.
Báo cáo Beige Book bao gồm thông tin định tính được thu thập bởi mười hai ngân hàng khu vực của Hoa Kỳ. Các ngân hàng này thu thập dữ liệu và biên soạn thành báo cáo Beige Book riêng của mỗi khu vực.
Báo cáo Beige book xem xét các điều kiện kinh tế của từng khu vực, đặc biệt nhất là liên quan đến điều kiện việc làm (bao gồm cả tỉ lệ thất nghiệp), hàng tồn kho của doanh nghiệp và các điều kiện kinh doanh khác có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Mặc dù thông tin được báo cáo cho các ngân hàng khu vực phản ánh hoạt động kinh tế đã diễn ra, nhưng các kết luận do các ngân hàng khu vực đưa ra được các nhà đầu tư và nhà phân tích mong chờ và theo dõi để cố gắng dự đoán những quyết định có thể sẽ được đưa ra trong cuộc họp của FOMC sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thị trường chứng khoán và cả nền kinh tế.
ĐỌC THÊM:
Top Sàn Forex Uy Tín Ở Việt Nam 2021
Review sàn SEA Investing – Top 5 sàn giao dịch uy tín nhất Việt Nam
4 Cách Đánh Giá Sàn Forex “Chuẩn Nhất” Năm 2021
5 Tiêu Chí Chọn Sàn Forex Uy Tín Nhất 2021
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
CTS giá 6.4, có lãi đều đều , book value 11,28. whyyyy
By stockvip2012 in forum Công ty chiến ở HNXTrả lời: 5Bài viết cuối: 20-12-2012, 07:14 PM -
SVS giá chỉ bằng 1/3 book value
By saigonship in forum Công ty chiến ở HNXTrả lời: 1Bài viết cuối: 01-12-2010, 02:17 PM -
SVS giá chỉ bằng 1/3 book value
By vungtautourist in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 0Bài viết cuối: 25-11-2010, 09:31 AM -
Cho hỏi về Book Value & G... ???
By hoang 148 in forum Kiến thức Chứng khoánTrả lời: 0Bài viết cuối: 04-06-2007, 02:47 AM
Bookmarks