Dãy số Fibonacci là một trong những khái niệm toán học quan trọng do các nhà giao dịch sử dụng khi triển khai chiến lược giao dịch theo kênh. Trên kênh Fibonacci, một chuỗi các đường chéo – đại diện cho tỷ lệ Fibonacci cơ bản nhất là 23,6%, 38,2%, 50%, 61,8%, và 100% mở rộng ra ngoài từ một kênh cơ sở mà các nhà giao dịch chọn dựa trên xác nhận của họ về một xu hướng tăng hoặc giảm.

Khi giá lên cao hay xuống thấp hơn những đường Fibonacci cơ bản này, các nhà giao dịch có thể thực hiện chiến lược mua hoặc bán theo biến động giá đã được dự đoán.

Dãy Fibonacci và các tỷ lệ Fibonacci tương ứng từ lâu đã cung cấp cho nhà giao dịch các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự được xác định rõ ràng. Hiện mối quan hệ giữa những tỷ lệ này và tên gọi Fibonacci vẫn đang còn bỏ ngỏ. Tuy nhiên, câu trả lời có thể có thể nằm ở việc dãy Fibonacci đã vạch ra nhiều điểm tương đồng với tỉ lệ vàng 1,6 được dùng trong kiến trúc và sinh học.

Kênh Fibonacci chỉ là một chỉ báo của biến động giá dựa trên dãy Fibonacci. Fibonacci thoái lui tạo ra các kênh giá bằng cách sử dụng các đường ngang thay vì các đường chéo Fibonacci vòng cung sử dụng các nửa đường tròn để biểu thị các tỷ lệ Fibonacci cơ bản.

Giới Thiệu Về Fibonacci
Mối quan hệ giữa những con thỏ và hình chữ nhật đối với hoạt động đầu tư? Câu trả lời nằm ở khái niệm toán học được gọi là tỷ lệ vàng, khái niệm này xuất hiện trong mọi lĩnh vực từ kiến trúc cho tới sinh học. Tuy nhiên, tỉ lệ vàng cũng được mở rộng sang khía cạnh đầu tư, qua công trình nghiên cứu của một nhà toán học người Ý, tên ông là Fibonacci. Trong nỗ lực giải thích và dự đoán thói quen sinh sản của thỏ, Fibonacci đã tạo ra một dãy số sau này đã trở nên nổi tiếng với tên gọi dãy Fibonacci.

Mối quan hệ giữa dãy số này với một ý tưởng khai sinh tính thẩm mỹ hay còn gọi là tỷ lệ vàng đã biến nó thành một chuỗi các tỷ lệ nổi tiếng với tên gọi tỷ lệ Fibonacci. Những tỷ lệ này đã được chứng minh là chỉ báo vô cùng chính xác giúp nhà đầu tư phát triển một chiến lược giao dịch theo kênh, dựa trên các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự xác định. Sau đó, những tỷ lệ này được dùng để tạo ra một số công cụ phân tích kỹ thuật được các nhà giao dịch sử dụng rộng rãi. Một trong những công cụ đó là kênh Fibonacci.

Bài viết này sẽ trình bày định nghĩa và cơ chế hình thành kênh Fibonacci. Bài viết sẽ cung cấp kiến thức hiểu sâu hơn về dãy Fibonacci (nếu bạn chưa biết), cũng như mối quan hệ liên quan giữa dãy số này và tỷ lệ vàng. Bài viết cũng sẽ trình bày thông tin ngắn gọn về một số công cụ phân tích kỹ thuật khác cũng dựa trên dãy Fibonacci, và các hạn chế của kênh Fibonacci.

Kênh Fibonacci Là Gì?
Kênh Fibonacci là một chỉ báo kỹ thuật về biến động giá. Các đường thẳng hình thành bên trong kênh Fibonacci ước tính các vùng mà ngưỡng hỗ trợ và kháng cự có thể xuất hiện. Các đường thẳng tạo nên kênh dựa theo những tỷ lệ được tạo ra bằng cách sử dụng các chữ số phổ biến từ dãy Fibonacci. Kênh Fibonacci là một biến thể của công cụ phân tích kỹ thuật phổ biến khác, Fibonacci thoái lui. Điểm khác biệt lớn nhất là trong kênh Fibonacci, các đường song song được vẽ theo phương chéo trên biểu đồ giá. Trong khi các đường Fibonacci thoái lui di chuyển theo phương ngang.

Dãy Fibonacci Là Gì?
Dãy Fibonacci là một dãy số toán học bắt đầu bằng những chữ số 0 và 1. Dãy số tiếp tục bằng cách cộng hai số đứng liền nhau lại với nhau. Do vậy, những chữ số đầu tiên của dãy Fibonacci sẽ là:

0, 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144, 233, 377… v.v.

Vì Sao Dãy Fibonacci Quan Trọng?
Để hiểu được tầm quan trọng của tỷ lệ Fibonacci đối với các nhà đầu tư, trước hết phải hiểu được tỷ lệ vàng là gì. Tỷ lệ vàng có từ thời Hy Lạp cổ đại và cụ thể là từ một nhà điêu khắc kiêm kiến trúc sư tên là Phidias (ý nghĩa tên của ông sẽ được giải thích sau đây). Có giả thuyết cho rằng Phidias đã sử dụng tỷ lệ vàng để thiết kế các bức tượng điêu khắc mà ông tạo ra cho đền thờ thần mặt trời Parthenon. Tỷ lệ vàng là một nỗ lực để xác định tỷ lệ giữa chiều cao và chiều rộng của hình chữ nhật “hoàn hảo nhất”.

Dưới đây là tác dụng của tỷ lệ này. Nếu bạn đo các cạnh của một hình chữ nhật “hoàn hảo” ngẫu nhiên và chia cạnh dài nhất cho cạnh ngắn nhất của nó, sẽ ra tỷ lệ sẽ xấp xỉ 1,6. Đây được gọi là tỷ lệ vàng – hoặc phi (theo tên của kiến trúc sư Phidias) – được làm tròn đến phần thập phân gần nhất. Tỷ lệ vàng thực tế là 1,618. Nếu vẽ một đường bên trong hình chữ nhật để chia thành một hình vuông và một hình chữ nhật khác nhỏ hơn, thì hình chữ nhật nhỏ hơn đó cũng sẽ có tỷ lệ vàng.

Vậy tỷ lệ vàng liên quan như thế nào đến dãy Fibonacci? Nếu chia mọi số trong dãy Fibonacci cho số liền trước của nó, chúng ta sẽ có chuỗi kết quả như sau:

1, 2, 1,5, 1,666, 1,6, 1,625, 1,615, 1,619, 1,617, 1,6181, 1,6179

Dễ thấy rằng, trừ các số Fibonacci ban đầu, các số phía sau đều rất gần với tỷ lệ vàng 1,618 – tức giá trị của Phi. Khi con số này được biểu thị dưới dạng một tỷ lệ, nó xấp xỉ 61,8%. Các nhà phân tích kỹ thuật từ đó đã mở rộng tỷ lệ vàng để tạo ra cái được gọi là tỷ lệ Fibonacci. Các tỷ lệ này được tính bằng cách chia hai số trong chuỗi theo một mẫu cụ thể. Ví dụ: chia bất kỳ số nào trong dãy Fibonacci cho số ở vị trí thứ ba bên phải của nó đều cho ra tỷ lệ 23,6%. Chia số bất kỳ số nào trong dãy cho số ở vị trí thứ hai bên phải của nó đều cho ra tỷ lệ 38,2%. Tiếp tục tính toán sẽ tạo ra các tỷ lệ Fibonacci thoái lui là:

23,6%, 38,2%, 50%, 61,8% và 100%

Tỷ lệ Fibonacci, vì những lý do không rõ ràng, đóng vai trò là ngưỡng hỗ trợ và kháng cự đối với giá tài sản. Điều này cho phép các nhà giao dịch sử dụng các tỷ lệ Fibonacci để xác định xu hướng giá và bắt đầu giao dịch khi giá chạm đến một trong các tỷ lệ cơ bản này. Tren thị trường có xu hướng tăng, nếu nhà giao dịch thấy cổ phiếu bắt đầu đi xuống sau khi chạm mức giá tương ứng với tỷ lệ 38,2%, họ sẽ đặt lệnh mua ở mức giá ứng với tỷ lệ 23,6%. Đây là điểm nhà giao dịch dự đoán cổ phiếu sẽ tăng giá trở lại Ngoài việc dùng để xây dựng các kênh Fibonacci, tỷ lệ Fibonacci còn được dùng trong lý thuyết sóng Elliot. Các tỷ lệ đóng vai trò quan trọng trong việc đo lường mục tiêu của chuyển động sóng trong cấu trúc sóng Elliot.

Cách xây dựng một kênh Fibonacci
Trước khi tạo một kênh Fibonacci, nhà giao dịch phải xác định các mô hình biểu đồ được biểu thị bằng các đỉnh và đáy. Giả sử một tài sản không giao dịch trong khoảng giá hẹp, xu hướng tăng được đánh dấu bằng điểm cao cao hơn (đỉnh), và các điểm thấp cao hơn (đáy). Ngược lại, xu hướng giảm được đánh dấu bằng việc các điểm thấp thấp hơn và các điểm cao thấp hơn.

Lấy ví dụ về một xu hướng tăng Dưới đây là cách xây dựng một kênh.

Bước 1: Chọn một mức giá thấp, sau đó chọn một mức thấp khác cao hơn – đây được gọi là đáy thấp nhất. Khivẽ đường này, góc của tất cả các đường kênh tiếp theo sẽ được tạo ra song song với đường này. Đây được gọi là đường số 0.

Bước 2: Chọn một đỉnh – đây sẽ là một mức giá cao nằm giữa hai mức đáy thấp nhất.

Bước 3: Vẽ một đường kéo dài từ đỉnh, song song với đường cơ sở. Khoảng cách giữa điểm đáy thấp nhất và đỉm đỉnh cao nhất là 100%. Toàn bộ đường này kéo dài sang bên phải, cùng góc với đường số 0. Đây được gọi là kênh cơ sở.

Bước 4: Xác định khoảng cách giữa điểm bắt đầu và đỉnh cao nhất. Thông tin này sẽ được dùng để tạo các ngưỡng bổ sung theo tỷ lệ phần trăm dựa trên các tỷ lệ Fibonacci cơ bản: 23,6%, 38,2%, 50%, 61,8%, và 100%. Ví dụ, nếu khoảng cách giữa điểm bắt đầu và đỉnh là $1, thì mức 23,6% sẽ bắt đầu tại vị trí cách điểm bắt đầu $1,24. Mức 38,2 sẽ ở $1,39, v.v. Các đường này được vẽ theo một góc song song với đường số 0.

Sau đây là cách xây dựng kênh Fibonacci cho xu hướng giảm:

Bước 1: Chọn một mức giá cao và sau đó chọn một đỉnh khác thấp hơn. Vẽ đường zero.

Bước 2: Chọn một đáy nằm giữa hai đỉnh cao nhất.

Bước 3: Vẽ một đường thẳng kéo dài từ đáy thấp nhất song song với đường cơ sở. Khoảng cách giữa đỉnh cao nhất và đáy thấp nhất là 100%. Toàn bộ đường này kéo dài sang bên phải, cùng góc với đường số 0.

Bước 4: Xác định khoảng cách giữa điểm bắt đầu và đáy thấp nhất để tạo thành các ngưỡng phần trăm bổ sung theo tỷ lệ Fibonacci cơ bản.

Lưu ý: Hầu hết các gói phần mềm vẽ biểu đồ đều có thể tính toán kênh Fibonacci. Trong trường hợp này, phần mềm vẽ biểu đồ thiết lập các đường xu hướng theo xu hướng thị trường đã phân tích. Trên thị trường đang tăng giá sẽ thiết lập xu hướng này để đánh dấu hai mức tăng. Trên thị trường giảm giá sẽ thiết lập hai mức giảm.

Kênh Fibonacci Tiết Lộ Điều Gì Cho Nhà Đầu Tư?
Các đường xu hướng do tỷ lệ Fibonacci tạo ra là vùng có khả năng xảy ra hiện tượng đảo chiều của hành động giá. Điều này cho phép các nhà giao dịch hình thành một chiến lược mua hoặc bán theo biến động giá được dự đoán trước. Khi giá di chuyển bên trong một trong các kênh này, đường đáy trở thành mức hỗ trợ mới và đường đỉnh trở thành ngưỡng kháng cự mới. Trong xu hướng tăng, đường số 0 giúp đánh giá chiều di chuyển của xu hướng.

Nếu giá giảm xuống dưới đường đó, đó có thể là tín hiệu cho thấy nên chọn đáy gần hơn hoặc đó có thể là dấu hiệu cho thấy xu hướng đang đảo chiều. Điều ngược lại đúng với xu hướng giảm. Trong trường hợp này, nếu giá tăng cao hơn đường zero, nhà giao dịch cần đánh giá thêm để xác định biến động giá trong tương lai.

Các biến động đáng kể khác của giá bao gồm:

Nếu giá di chuyển đến ngưỡng 161,8 (tỷ lệ 61,8%) hoặc cao hơn, có thể giả định rằng xu hướng giá đặc biệt mạnh vì giá hiện đang chuyển động trên phạm vi lớn hơn so với khi kênh được tạo.

Nếu hành động giá của tài sản luôn nhất quán giữa đường zero và ngưỡng 100%, nghĩa là xu hướng đang duy trì với cường độ tương tự như khi kênh được tạo.

Nếu hành động giá liên tục không chạm đến ngưỡng 100% và bắt đầu giảm dưới đường zero, đó là một dấu hiệu tốt cho thấy xu hướng hiện tại đã chậm lại và có thể đảo chiều.

Những hạn chế của kênh Fibonacci
Kênh Fibonacci tồn tại ba hạn chế căn bản. Thứ nhất, do kênh Fibonacci được xây dựng từ nhiều đường, biểu đồ có thể nhanh chóng trở nên lộn xộn và khó đọc. Bất cứ khi nào một làn sóng giá mới hình thành, một kênh mới sẽ bổ sung thêm thông tin mới.

Thứ hai, điểm bắt đầu của bất kỳ kênh Fibonacci cũng mang nặng tính chủ quan. Một nhà đầu tư hoặc nhà giao dịch sẽ tự chọn các điểm của riêng họ để vẽ đường zero và đường đỉnh. Nhưng những đường này có thể không đi theo tâm lý thị trường hiện tại. Điều này có thể gây ra biến động giá bất ngờ.

Thứ ba, do có rất nhiều ngưỡng, rất khó để nhà đầu tư có thể biết trước ngưỡng nào là quan trọng. Giá có khả năng đảo chiều hoặc chạm đến một trong các ngưỡng đó. Điều này đặc biệt đúng với các biểu đồ ngắn hạn.

Tuy nhiên, những hạn chế này chỉ ra rằng ngoài kênh Fibonacci, nhà đầu tư nên sử dụng thêm các chỉ báo kỹ thuật khác để nhận biết được cơ hội giao dịch.

Mối Quan Hệ Giữa Kênh Fibonacci Và Các Chỉ Báo Fibonacci Khác?
Kênh Fibonacci là một trong số các chỉ báo kỹ thuật cho phép giao dịch dựa trên dãy Fibonacci. Hai trong số các chỉ báo phổ biến nhất là Fibonacci thoái lui và Fibonacci vòng cung Như đã đề cập ở trên, mô hình Fibonacci thoái lui giống với một kênh Fibonacci. Khác biệt ở chỗ các ngưỡng Fibonacci thoái lui được biểu thị bằng các đường ngang tại mỗi tỷ lệ Fibonacci cơ bản. Với Fibonacci vòng cung là nửa đường tròn (thay vì đường thẳng) kéo dài ra phía ngoài từ đường cơ sở. Các vòng cung cắt qua đường cơ sở tại các tỷ lệ Fibonacci cơ bản. Các vòng cung, đại diện cho các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự tiềm năng, sẽ rộng ra khi đường cơ sở dài hơn và thu hẹp khi đường cơ sở ngắn lại.

Tổng Kết Về Các Kênh Fibonacci
Kênh Fibonacci là một công cụ phân tích kỹ thuật sử dụng các tỷ lệ Fibonacci cơ bản để xác định các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự tiềm năng. Kênh Fibonacci được tạo ra bằng cách xác định xu hướng tăng hoặc giảm và tạo kênh cơ sở dựa trên các đỉnh và đáy trong biểu đồ hỗ trợ xu hướng. Từ kênh này, hàng loạt các đường chéo được thêm vào với các tỷ lệ Fibonacci cơ bản là 23,6%, 38,2%, 50%, 61,8% và 100%. Đây cũng được gọi là các ngưỡng mở rộng Fibonacci.

8 cổ phiếu xe điện để điện khí hóa danh mục đầu tư của bạn.

Thị trường xe điện (EV) vẫn là một trong những thị trường mà các nhà đầu tư theo định hướng tăng trưởng buộc phải tham gia. Lĩnh vực này nằm ở giao điểm của nhiều xu thế muôn thuở (ví dụ: xe tự hành, năng lượng tái tạo). Và, sau nhiều năm khởi đầu không thành công, có vẻ như công nghệ xe điện đã sẵn sàng để đưa vào sản xuất trên quy mô lớn.

Hãy tư duy về điều này. Trung bình hàng năm có khoảng 90 triệu xe được bán ra. Đó mới chỉ là số lượng xe, chưa phải là doanh thu. Tổng doanh số bán xe đạt 3,1 nghìn tỷ USD vào năm 2019 và con số này dự kiến sẽ còn tăng trong dài hạn.

Thị trường xe điện chiếm chưa đến 3% doanh số bán xe toàn cầu, nhưng nó đang tăng trưởng. Thị trường xe điện dự kiến sẽ chiếm hơn 50% tổng số ô tô tính đến năm 2050 và mục tiêu đó có thể đạt được sớm hơn nữa nếu công nghệ pin ngày càng hiện đại.

Khi nói đến thị trường xe điện, đó là một loại thị trường mang tính chất “nước nổi thuyền nổi”, tuy nhiên vẫn có một số doanh nghiệp dẫn đầu đáng để tập trung vào. Phần trình bày đặc biệt này sẽ trình bày tám công ty nằm trong số những công ty tốt nhất trong ngành xe điện và các công ty liên quan.

ĐỌC THÊM:

Top Sàn Forex Uy Tín Ở Việt Nam 2021

Review sàn SEA Investing – Top 5 sàn giao dịch uy tín nhất Việt Nam

4 Cách Đánh Giá Sàn Forex “Chuẩn Nhất” Năm 2021

5 Tiêu Chí Chọn Sàn Forex Uy Tín Nhất 2021