Proof of Work (PoW - Bằng chứng Công việc) là thuật toán đồng thuận đầu tiên được phát minh bởi Satoshi, một cơ chế yêu cầu những người sở hữu các máy tính trong mạng lưới phải giải một bài toán phức tạp và chứng minh về những nỗ lực giải toán của họ để từ đó xác nhận giao dịch và ngăn chặn chi tiêu kép (Việc chi tiêu nhiều lần cho 1 khoản tiền).

Proof of Work (PoW – Bằng chứng Công việc) là thuật toán đồng thuận đầu tiên được phát minh bởi Satoshi, một cơ chế yêu cầu những người sở hữu các máy tính trong mạng lưới phải giải một bài toán phức tạp và chứng minh về những nỗ lực giải toán của họ để từ đó xác nhận giao dịch và ngăn chặn chi tiêu kép (Việc chi tiêu nhiều lần cho 1 khoản tiền)


Proof of Work (PoW) là gì?
Đúng với cái tên gọi “bằng chứng công việc”, bạn sẽ phải “làm việc” mới được thu về lợi ích:

Cung cấp thiết bị từ phần cứng đến phần mềm
Tiêu thụ năng lượng để chạy các thiết bị nhằm tính toán, giải quyết các thuật toán vô cùng phức tạp. Những nỗ lực bạn bỏ ra, từ chi phí dành cho phần cứng, phần mềm hay chi phí tiêu thụ điện năng sẽ được đền đáp lại bằng coin. Và thành quả bạn đạt được phụ thuộc vào hiệu suất đào coin, được quyết định bởi số lượng và sự tiên tiến của những trang thiết bị và phần mềm bạn sở hữu.
Sau đó, hệ thống sẽ chọn ra Validator (người xác nhận) – người có đáp án tốt nhất. Và người đó sẽ được cấp quyền khai thác block mới và được nhận phần thưởng là coin/token.

Proof of Work hoạt động theo nguyên lý gì ?
Để dễ hiểu hơn, bạn có thể liên tưởng lại về HashCash, 1 ví dụ tương tự nhưng xuất hiện sớm của “Proof of Work ” trước cả khi tiền kỹ thuật số ra đời. HashCash như một loại tem điện tử, hoạt động trên nguyên lý yêu cầu trước khi gửi email, người gửi phải làm một phép tính nhỏ trước khi gửi email, từ đó hạn chế những tin nhắn rác và kiểm soát số lượng email giúp người dùng.

 Xem thêm: Proof of Stake (POS) là gì? ? Cách Đào coin qua POS ?

Vậy Proof of Work hoạt động theo cơ chế nào?
Chắc hẳn bạn biết rằng, khi thực hiện giao dịch qua Blockchain, sẽ có câu đố toán học được hệ thống đưa ra. Các thợ đào sẽ phải sử dụng hệ thống bao gồm nhiều máy tính mạnh để tìm ra câu trả lời và xác minh giao dịch. Sau khi hoàn thành, miner sẽ nhận được tiền công là phí giao dịch và phần thưởng khối. 

Thời gian giải quyết nhanh hay chậm sẽ ảnh hưởng toàn bộ quy trình. Và nếu không thể hoàn thành việc giải toán trong khoảng thời gian nhất định, giao dịch sẽ không thể thực hiện. Tuy nhiên tồn tại một vấn đề đó là nếu bài toán quá dễ, mạng lưới sẽ dễ dàng bị tấn công, spam dẫn đến việc giao dịch trì trệ, bị làm giả hoặc không thực hiện được.

Nhưng nếu câu đố quá khó, sẽ cần rất nhiều thời gian để tìm ra câu trả lời, Block mới sẽ không được tạo ra, hệ thống sẽ bị tắc nghẽn, giao dịch cũng không thể thực hiện.

Để giải quyết vấn đề này, thuật toán của PoW sẽ điều chỉnh độ khó của bài toán sao cho phù hợp với tốc độ khai thác chung, đảm bảo cho Block mới phải được sinh ra trong một thời gian nhất định. Từ đó thuật toán PoW sẽ quản lý và định hướng blockchain theo tiêu chuẩn, quy tắc định trước.


(PoW có những điểm mạnh nào?)
Những ưu điểm và nhược điểm:
 Ưu điểm của PoW

Thuật toán Proof of Work  hiện đang giữ vai trò bảo vệ và ngăn chặn các cuộc tấn công DDoS cùng với những tác động xấu đến từ những phần mềm tiền điện tử. Bằng những biện pháp hạn chế quyền hạn, thuật toán “Proof of Work ” áp đặt những chính sách nhất định lên người tham gia. Đảm bảo sự công bằng, ổn định cho thị trường, giảm tối đa những tác động tiêu cực đến từ ngoại cảnh và để chắc chắn rằng cho dù nắm giữ số tiền lớn, khách hàng cũng không thể tác động lên cả mạng lưới. Tránh tình trạng 1 nhóm nhỏ người, bằng khối lượng tài sản lớn cố ý thao túng hướng đi của toàn thị trường, để từ đó hưởng nhiều lợi ích hơn.
Nhược điểm của PoW

Theo nghiên cứu, PoW tiêu tốn rất nhiều tài nguyên từ phần cứng, phần mềm cho đến nguồn năng lượng. Theo thống kê, lượng điện tiêu thụ cho việc ứng dụng PoW đào coin tương đương với nhu cầu sử dụng điện của 20 quốc gia.
Theo quan điểm của những người phản đối Bitcoin, chẳng hạn như Andrew Tayo thì đa phần số năng lượng này đã bị lãng phí, bởi dù cho có bao nhiêu miner tham gia giải block đi nữa thì sẽ luôn chỉ có 1 người duy nhất nhận về kết quả xứng đáng với chi phí bỏ ra. Và hiển nhiên, phần còn lại đã bị lãng phí.
Hiện nay, tiền mã hóa chủ yếu được đào bởi máy ASIC, hoạt động khai thác tiền điện tử gần như đang được nắm trong tay những công ty lớn, và cũng chỉ có những công ty lớn mới đủ sức duy trì và gia tăng quy mô hoạt động. Vì vậy, có thể năng lực khai thác của mạng lưới đang bị tập trung và nắm trong tay của một nhóm nhỏ. Và mặc dù một số đồng tiền chạy PoW như Vertcoin vẫn duy trì tính “kháng ASIC” thông qua việc liên tục thay đổi thuật toán, nhưng có thể thấy rằng PoW đang bị biến thành cuộc đua trở thành kẻ đi đầu của các nhà sản xuất ASIC.
Việc thực hiện thuật toán “Proof of Work” yêu cầu chi phí ban đầu và duy trì là rất lớn. Nguyên nhân dễ hiểu là do những tính toán phức tạp như vậy đòi hỏi những thiết bị máy tính chuyên dụng mới thực hiện được, chưa kể đến những chi phí phát sinh trong suốt quá trình khai thác. Và như các bạn đã biết, những thiết bị máy tính này tiêu tốn nguồn năng lượng cực kì lớn nếu không nói là khổng lồ. Điều này đánh mất đi khả năng tham gia của những cá thể nhỏ lẻ.

Xem chi tiết tại  : https://cryptogo.net/proof-of-work-p...cua-pow-la-gi/

  Xem thêm : So sánh Proof of Stake và Proof of Work- CryptoGo

Mọi ý kiến đóng góp liên hệ:

 Trang Chủ CryptoGo: www.cryptogo.net
 Group Chat Telegram CryptoGo: @CryptoGo

 Channel Telegram CryptoGo: @Channel_CryptoGo
 Fanpage CryptoGo: https://www.facebook.com/CryptoGo.Net
 Group Facebook CryptoGo: https://www.facebook.com/groups/cryptogo.net



#crypto #blockchain #cryptoGo #cryptoGoVn #kiến_thức_blockchain #xu_hướng_phong_trào #lending #cryptocurrency_knowledge #cryptocurrency