Hiện nay, tiền điện tử đang được quan tâm rất nhiều bởi các tổ chức, cá nhân, đồng thời cũng đang dần thể hiện vai trò của mình đối với đời sống và nền kinh tế. Thị trường tiền điện tử được cấu thành bởi định chế Tài chính tập trung (CeFi) và Tài chính phi tập trung (DeFi).

Trước tiên hãy cùng định nghĩa để phân biệt sự khác nhau giữa DeFi và CeFi:

CeFi (Centralized Finance) là tài chính tập trung, mà ở đó, các thành phần của thị trường từ tổ chức, sàn giao dịch và công cụ đều được quản lý tập trung. CeFi là nơi mà các thành phần chính tham gia thị trường bằng cách thông qua việc ủy thác tài sản của mình cho một tổ chức trung gian. Về cơ bản, CeFi giống như mô hình tài chính hiện tại vẫn với những dịch vụ như vậy nhưng phát triển thêm nhờ sử dụng tiền điện tử. 
DeFi (Decentralized Finance) là nền tài chính phi tập trung (hay tài chính mở) mà các thành phần tham gia trong nó được quản lý phi tập trung. DeFi sẽ ứng dụng Blockchain, sử dụng các hợp đồng thông minh (smart contract) để đem đến những dịch vụ tương tự như thị trường tài chính truyền thống, tuy nhiên loại bỏ hoàn toàn việc ủy thác, ít cần đến sự tham gia của con người, mang tính phi tập trung và tính minh bạch cao, mỗi chủ thể khi tham gia sẽ tự chịu trách nhiệm giữ bảo mật và cho từng quyết định của mình.
Để phân biệt CeFi và DeFi ta có thể thấy rằng điểm khác biệt lớn nhất giữa 2 định chế tài chính này chủ yếu nằm ở việc ủy thác cho một bên thứ 3.

Tất nhiên, mọi sự tồn tại đều có ý nghĩa của nó, cả CeFi và DeFi đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, đáp ứng cho những nhu cầu khác nhau trên thị trường.

CeFi:

Ưu điểm: 
Qui trình, cách thức quen thuộc giúp người dùng dễ tiếp cận.
Được bảo vệ bởi Pháp Luật và tổ chức trung gian ủy thác.
Cho phép giao dịch cross-chain, tức là cho phép giao dịch hai loại tiền điện tử bất kỳ với nhau.
Nhược điểm:
Phải ủy thác nên phụ thuộc vào bên trung gian.
Nhiều chi phí và chi phí cao.
Tính minh bạch thấp. 
Những rủi ro tiềm ẩn đến từ việc thiếu minh bạch hoặc những dấu hiệu thao túng thị trường và vi phạm dữ liệu do nguồn tài sản bị tập trung quản lý bởi bên thứ 3.
DeFi

Ưu điểm:
Tự động hóa sẽ gia tăng tính an toàn và minh bạch trong giao dịch.
Giao dịch cá nhân sẽ giúp tiết kiệm được thuế và phí giao dịch.
Không cần phải thông qua bên trung gian và sự quản lý của con người, giúp tăng tính chủ động và hiệu suất giao dịch.
Có thể truy cập mọi lúc mọi nơi, không bị hạn chế bởi bất cứ ai.
DeFi smart contract ( Hợp đồng thông minh) sẽ hỗ trợ bảo đảm tính công bằng cho các bên tham gia.
Người dùng dễ dàng quản lý tài sản của mình.
Nhược điểm:
Khó sử dụng
Rủi ro bảo mật cho người sử dụng
Người sử dụng phải gánh chịu mọi rủi ro giao dịch.

(Hệ sinh thái DeFi đang phát triển và củng cố ngày càng chắc chắn)
Có thể thấy rằng, CeFi và DeFi đều có ý nghĩa tồn tại riêng và đem lại những lợi ích nhất định cho người sử dụng nói riêng và nền kinh tế nói chung trong thời điểm này. Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân, tôi cho rằng, trong tương lai, DeFi sẽ trở thành xu hướng chính bởi những lý do sau đây:

Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và sự ra đời của những kỹ thuật mới, tính an toàn của các giao dịch sẽ được đảm bảo, thời gian để xử lý các giao dịch sẽ ngày càng ngắn, giúp đáp ứng nhanh hơn, nhiều hơn những nhu cầu của người tiêu dùng và với chi phí rẻ hơn sẽ hấp dẫn càng ngày càng nhiều người sử dụng.
Các dịch vụ càng ngày càng đa dạng, đáp ứng cho càng ngày càng nhiều các nhóm người tiêu dùng khác nhau.
Qui trình giao dịch đơn giản không thông qua bên trung gian sẽ tăng tính minh bạch của giao dịch đồng thời việc sử dụng smart contract (Hợp đồng thông minh) sẽ hỗ trợ bảo đảm tính công bằng cho các bên tham gia.
Tính tiện lợi và khả năng đáp ứng mọi lúc mọi nơi sẽ thu hút nhiều hơn người tiêu dùng.
Những rào cản về chi phí hay phương thức hoạt động mới lạ lẫm, phức tạp sẽ dần được tháo gỡ, thu hút nhiều hơn dòng tiền đổ vào.
Dòng tiền đổ vào nhiều cũng tương đương với tính thanh khoản càng ngày càng cao, sẽ tiếp tục thu hút thêm ngày càng nhiều khách hàng tiềm năng.
Hệ sinh thái DeFi đang được hình thành và củng cố ngày càng vững vàng, hứa hẹn nhiều cơ hội và đáp ứng được nhiều hơn nhu cầu của thị trường.
Total Value Locked (TVL) hay tổng lượng tài sản được khóa trong các ứng dụng DeFi đã tăng trưởng gấp 8 lần sau chỉ hơn nửa năm, tính từ tháng 1 năm 2021. Có thể thấy rằng, dòng tiền đang đổ vào DeFi ngày càng nhiều, người dùng đang bắt đầu quan tâm và tìm hiểu nhiều hơn đến DeFi, tăng sự tin tưởng để tham gia các sàn giao dịch phi tập trung, đồng thời tiếp cận, quen thuộc hơn đối với các công cụ và dịch vụ đi kèm.

(DeFi là một xu thế phát triển khách quan mà không thể chối cãi)
Tổng kết lại, ta có thể nhận thấy rằng, DeFi đang là một xu thế phát triển khách quan không thể chối cãi, đang dần phát triển và thay đổi dần nền kinh tế. Bên cạnh đó cũng tiềm ẩn rất nhiều những rủi ro cần sớm được phát hiện và khắc phục, bảo đảm cho nền kinh tế toàn cầu được phát triển bền vững.

Xem chi tiết tại  : https://cryptogo.net/defi-khac-the-n...cho-tuong-lai/

  Xem thêm : https://cryptogo.net/cex-la-gi-loi-i...ng-the-bo-qua/

Mọi ý kiến đóng góp liên hệ:

 Trang Chủ CryptoGo: www.cryptogo.net
 Group Chat Telegram CryptoGo: @CryptoGo

 Channel Telegram CryptoGo: @Channel_CryptoGo
 Fanpage CryptoGo: https://www.facebook.com/CryptoGo.Net
 Group Facebook CryptoGo: https://www.facebook.com/groups/cryptogo.net



#crypto #blockchain #cryptoGo #cryptoGoVn #kiến_thức_blockchain #xu_hướng_phong_trào #lending #cryptocurrency_knowledge #cryptocurrency