1. Thị trường chứng khoán là gì?

Thị trường chứng khoán (TTCK) là nơi diễn ra các giao dịch mua bán trao đổi các loại chứng khoán: cổ phiếu và trái phiếu, qua đó thay đổi chủ thể nắm giữ chứng khoán.

2. Các chức năng cơ bản của thị trường chứng khoán
- Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế
- Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng
- Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán
- Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp
- Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách vĩ mô

3. Có những chủ thể nào tham gia thị trường chứng khoán?
- Nhà phát hành: Người cung cấp chứng khoán.
- Chính phủ và chính quyền địa phương: Phát hành trái phiếu.
- Công ty: phát hành cổ phiếu và trái phiếu công ty
- Các tổ chức tài chính: phát hành các công cụ tài chính như trái phiếu, chứng chỉ thụ hưởng... phục vụ cho các hoạt động của họ
- Nhà đầu tư: Người người thực sự mua và bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán (Tổ chức hoặc các nhân).
- Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán.
- Công ty chứng khoán
- Quỹ đầu tư chứng khoán
- Các trung gian tài chính
- Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán.
- Cơ quan quản lý nhà nước - Uỷ ban chứng khoán nhà nước
- Sở giao dịch chứng khoán
- Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán
- Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán
- Công ty dịch vụ máy tính chứng khoán
- Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm

4. Các nguyên tắc hoạt động cơ bản của thị trường chứng khoán là gì?
- Nguyên tắc công khai
- Nguyên tắc trung gian
- Nguyên tắc đấu gi

5. Phân loại thị trường chứng khoán ở Việt Nam như thế nào?
- Căn cứ vào sự luân chuyển dòng vốn:
+ Thị trường sơ cấp: là thị trường mua bán các CK mới phát hành
+ Thị trường thứ cấp: là nơi giao dịch CK đã được phát hành trê thị trường sơ cấp, đảm bảo thanh khoản cho các CK đã phát hành.
- Căn cứ vào phương thức hoạt động của thị trường:
+Thị trường tập trung: Sở giao dịch chứng khoán
+ Thị trường phi tập trung: Thị trường OTC.
+ Căn cứ vào hàng hoá trên thị trường
+ Thị trường cổ phiếu
+ Thị trường trái phiếu
+ Thị trường chứng khoán phái sinh

6. Các cơ quan nào của nhà nước quản lý thị trường chứng khoán?
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
- Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chiến lược, kế hoạch, đề án, chính sách phát triển thị trường chứng khoán;
+ Trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
+ Chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện chiến lược, kế hoạch, đề án, chính sách phát triển thị trường chứng khoán và các văn bản quy phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
- Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
- Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán tại địa phương.

7. Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là gì?
- Được chính phủ quy định, là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là nhà đầu tư có năng lực tài chính hoặc có trình độ chuyên môn về chứng khoán bao gồm:
- Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính, tổ chức kinh doanh bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán, tổ chức tài chính quốc tế, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, tổ chức tài chính nhà nước được mua chứng khoán theo quy định của pháp luật có liên quan;
- Công ty có vốn điều lệ đã góp đạt trên 100 tỷ đồng hoặc tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch;
- Người có chứng chỉ hành nghề chứng khoán;
- Cá nhân nắm giữ danh mục chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch có giá trị tối thiểu là 02 tỷ đồng theo xác nhận của công ty chứng khoán tại thời điểm cá nhân đó được xác định tư cách là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;
- Cá nhân có thu nhập chịu thuế năm gần nhất tối thiểu là 01 tỷ đồng tính đến thời điểm cá nhân đó được xác định tư cách là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp theo hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế hoặc chứng từ khấu trừ thuế của tổ chức, cá nhân chi trả

8. Các hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán là gi?
Hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán bao gồm hoạt động chào bán, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, cung cấp dịch vụ về chứng khoán, công bố thông tin, quản trị công ty đại chúng và các hoạt động khác theo quy định của Luật chứng khoán hiện hành.

9. Thị trường giao dịch chứng khoán là gì?
Thị trường giao dịch chứng khoán là địa điểm hoặc hình thức trao đổi thông tin để tập hợp lệnh mua, bán và giao dịch chứng khoán.

10. Hệ thống giao dịch chứng khoán là gì?
Hệ thống giao dịch chứng khoán bao gồm hệ thống giao dịch cho chứng khoán niêm yết và hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết, do Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam (sau đây gọi là Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con) tổ chức, vận hành.

11. Kinh doanh chứng khoán là gì?
Kinh doanh chứng khoán là việc thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán và cung cấp dịch vụ về chứng khoán theo quy định tại Điều 86 của Luật này.

12. Môi giới chứng khoán là gì?
Môi giới chứng khoán là việc làm trung gian thực hiện mua, bán chứng khoán cho khách hàng.

13. Tự doanh chứng khoán là gì?
Tự doanh chứng khoán là việc công ty chứng khoán mua, bán chứng khoán cho chính mình.

14. Các hành vi nghiêm cấm trong thị trường chứng khoán
- Trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện hành vi gian lận, lừa đảo, làm giả tài liệu, tạo dựng thông tin sai sự thật hoặc công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin hoặc bỏ sót thông tin cần thiết gây hiểu nhầm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến hoạt động chào bán, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, cung cấp dịch vụ về chứng khoán.
- Sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán cho chính mình hoặc cho người khác; tiết lộ, cung cấp thông tin nội bộ hoặc tư vấn cho người khác mua, bán chứng khoán trên cơ sở thông tin nội bộ.
- Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng để thực hiện việc mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo; giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác mua, bán để thao túng giá chứng khoán; kết hợp hoặc sử dụng các phương pháp giao dịch khác hoặc kết hợp tung tin đồn sai sự thật, cung cấp thông tin sai lệch ra công chúng để thao túng giá chứng khoán.
- Thực hiện hoạt động kinh doanh chứng khoán, cung cấp dịch vụ về chứng khoán khi chưa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép, cấp giấy chứng nhận hoặc chấp thuận.
Sử dụng tài khoản, tài sản của khách hàng khi không được khách hàng ủy thác hoặc trái quy định của pháp luật hoặc lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản của khách hàng.
- Cho người khác mượn tài khoản để giao dịch chứng khoán, đứng tên sở hữu chứng khoán hộ người khác dẫn đến hành vi thao túng giá chứng khoán.
- Tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán trái quy định của Luật khoán hiện hành.

Để có góc nhìn về thị trường bao quát hơn, anh chị có thể tham gia hội thảo trao đổi đầu tư chuyên nghiệp với quỹ đầu tư EciHoldings.
Link đăng ký hội thảo miễn phí cùng EciHoldings: https://bom.to/KJNJ1y
Nguồn: eciholdings.vn