Chắc hẳn các nhà giao dịch tài chính đặc biệt là các nhà giao dịch theo trường phái kỹ thuật không còn xa lạ gì với chỉ báo MACD và RSI nữa. Đây là hai trong số nhiều chỉ báo được các nhà giao dịch đặc biệt ưa thích bởi tính đơn giản, linh hoạt và hiệu quả cao của chúng. Vậy nên, khi kết hợp MACD và RSI cả hai chỉ báo mạnh mẽ này lại với nhau sẽ tạo ra một chiến lược giao dịch có xác suất cao. Vậy thì, phải kết hợp như thế nào để MACD và RSI có thể tối đa hoá, phát huy hết tác dụng của chúng.



Tổng quan về MACD và RSI

MACD được cấu tạo bởi dđường macd, đường Signal (đường Tín hiệu) và Histogram. Chỉ báo này thường được sử dụng để đánh giá sức mạnh của giá.

RSI là chỉ số sức mạnh tương đối thường được sử dụng để chỉ ra khi nào thị trường rơi vào tình trạng quá mua và khi nào thì rơi vào tình trạng quá bán.

Kết hợp MACD và RSI

- Xác định động lực thị trường: Đây là ứng dụng khá đơn giản của MACD và RSI. Khi thấy một trong hai chỉ báo chỉ ra một hướng đi mới của giá, hãy chờ xem chỉ báo còn lại có đồng tình và đưa ra tín hiệu tương tự hay không. Nếu cả hai cùng đưa ra một tín hiệu chứng tỏ tín hiệu có độ tin cậy cao hơn.
- Xác định điểm mua/bán: Tương tự như ý trên, các nhà giao dịch chỉ nên vào lệnh khi cả hai chỉ báo đều đưa ra tín hiệu tương tự nhau.
+ Giao dịch bán: RSI ở mức trên 70%. Đường MACD có cắt đường Tín hiệu hướng từ trên xuống.
+ Giao dịch mua: RSI ở mức trên 30%. Đường MACD có cắt đường Tín hiệu hướng từ dưới lên.

Mặc dù việc kết hợp MACD và RSI là khá phổ biến; nhưng không đồng nghĩa nó không bao giờ đưa ra tín hiệu sai; ngay cả khi đã kết hợp chúng với nhau. Vậy nên, đừng bao giờ chủ quan. Hãy luôn áp dụng những chiến lược quản lý rủi ro giúp bạn tránh khỏi những tổn thất từ những tín hiệu sai gây ra.