Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (Hose - mã VPB)
Tăng trưởng tín dụng cao sau năm 2022 nhờ tăng vốn: Tháng 4/2021, VPB đã công bố hoàn thành thương vụ chuyển nhượng 50% phần góp vốn tại FECredit (FEC) cho SMFG và VCI với mức định giá 2,8 tỷ USD, dự kiến sẽ đem về cho VPB khoảng 1,4 tỷ USD và giúp tăng Vốn chủ sở hữu của VPB lên khoảng 48%
VPB cũng có kế hoạch phát hành thêm 15% cho cổ đông chiến lược trong năm 2021 - 2022. Dự kiến, nguồn vốn mới sẽ giúp VPB có được cơ sở để được nới room tín dụng từ NHNN.
Sự tham gia của Sumitomo vào FEC sẽ giúp VPB củng cố được vị trí số 1 về thị phần cho vay tiêu dùng tại thị trường Việt Nam. 6 tháng đầu năm 2021, cho vay tiêu dùng tại FEC đạt 61 ngàn tỷ đồng (tăng 1,8% so với cùng kỳ) vẫn giữ vị trí số 1 về thị phần cho vay tiêu dùng.
Tỷ lệ CASA của VPB là 18.8% thuộc nhóm thấp trong ngành.
Tăng trưởng lợi nhuận khả quan: 6 tháng đầu năm 2021, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của VPB đạt 9.037 tỷ đồng (tăng 37,2% so với cùng kỳ) dù chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng 34.5%.
Trong giai đoạn 2017-2020, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế của VPB giảm lại do NH chủ động trích lập dự phòng nhằm kiểm soát tỷ lệ nợ xấu đến từ hoạt động cho vay tiêu dùng.
NIM trong 6 tháng năm 2021 đạt 9,15%, cao hơn mức 8,8% tại thời điểm cuối năm 2020 nhờ chi phí vốn thấp.
Với việc làn sóng dịch Covid-19 bùng phát vào quý II/2021 mảng cho vay tiêu dùng bị ảnh hưởng, tuy nhiên chúng tôi kỳ vọng tín dụng tiêu dùng sẽ có sự tăng trưởng mạnh trong quý IV/2021, thời điểm dịch Covid được kiểm soát và người dân gia tăng chi tiêu bù vào thời gian cách ly cũng như các hoạt động lễ hội cuối năm.
Theo nguồn số liệu của CTCK MB (MBS)
P/S: bài viết chỉ mang mục đích chia sẻ thông tin và không được xem là lời khuyên đầu tư.