- Giá phân bón tăng cao từ năm 2020 cho tới nay. Trong 6 tháng đầu năm 2021, giá phân bón cụ thể theo thống kê của World Bank đã tăng lần lượt là phân đạm ure tăng 62%, DAP tăng trên 54%, Kali tăng 45%,... Phân bón đang bước vào chu kỳ tăng và dự báo từ nay đến hết năm, giá phân bón sẽ tiếp tục giữ ở mức cao.
+ Nguyên nhân của việc giá phân bón tăng là do nguồn cung ứng từ nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc đứt gãy do ảnh hưởng từ đại dịch Covid - 19.
+ Đồng thời chi phí nguyên liệu vật tư đầu vào đối với phân bón tăng rất mạnh, ví dụ như: amoniac, lưu huỳnh… đều tăng từ 50-120% so với cùng kỳ của năm 2020 và so với nhiều năm trước đây. Đồng thời giá dầu cũng được dự báo tiếp tục tăng mạnh, gây sức ép lên giá phân bón.
+ Logistic bị đứt gãy nhiều công đoạn và các chi phí liên quan đến logistic tăng rất cao, trong đó có thể kể đến cước phí vận chuyển, tăng từ 3-5 lần.
- Giá phân bón tăng cao kỷ lục khiến NDRC yêu cầu một số hãng sản xuất phân bón lớn nhất tại Trung Quốc ngưng xuất khẩu nhằm đảm bảo nguồn cung nội địa.
- Tại Việt Nam, cơ bản tự chủ được mặt hàng phân bón với phân urê, lân và NPK, đáp ứng khoảng 86% nhu cầu DAP và MAP.
=> Trong đó, nguồn cung DAP của Việt Nam trước kia chủ yếu đến từ Trung Quốc. Hiện nay khi việc nhập khẩu bị hạn chế, Công ty CP DAP - VINACHEM thuộc Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí là một đơn vị chủ lực trong việc sản xuất DAP.
+ DDV trong quý 2/2021 đạt doanh thu 754 tỷ đồng, bằng 114% kế hoạch, tăng 271% so với cùng kỳ, lợi nhuận trên 50 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm, DAP VINACHEM đạt doanh thu trên 1.400 tỷ đồng, lợi nhuận ước đạt xấp xỉ 88 tỷ đồng, vượt 114% so với cùng kỳ năm 2020, hoàn thành vượt mục tiêu về lợi nhuận cả năm 2021.
+ Ngoài ra, DDV - Vinachem là công ty con của Tập đoàn Hóa chất ( Vinachem), với tỷ lệ sở hữu của cổ đông Nhà nước là 64% vốn điều lệ. Việc DDV rục rịch cơ hội thoái vốn từ Nhà nước cũng là nhân tố hỗ trợ giúp đẩy giá tăng.