Tổng quan sản phẩm

Đậu tương (Mã hàng hóa: ZSE/ XB) là một trong số các sản phẩm nông sản được giao dịch phổ biến trên sàn CBOT của Hoa Kỳ, cũng như thông qua Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV).
Công dụng

• Sản xuất Khô đậu tương phục vụ thức ăn chăn nuôi (80%)
• Dầu đậu tương ( Hàm lượng từ 18 - 20 % ) , phục vụ đời sống con người
• Sản xuất xăng sinh học Ethanol

Các nhân tố ảnh hưởng đến giá đậu tương

Thiên nhiên, thời tiết

• Thời tiết và thiên tai sẽ ảnh hưởng đến năng suất, tiếp đó là ảnh hưởng
tới nguồn cung. Trừ khi thời tiết thuận lợi cho hoạt động sản xuất cũng
như phát triển sản phẩm, còn lại trong điều kiện quá nhiều nắng, quá
khô, quá ẩm, quá nóng hoặc quá lạnh sản lượng nông nghiệp chắc chắn
sẽ bị ảnh hưởng.
• Thời tiết thuận lợi > Một vụ mùa bội thu > Cung vượt cầu;
• Ngược lại thời tiết bất lợi > Phá hủy vụ thu hoạch > Thiếu hụt nguồn cung hàng hóa ra
thị trường > Đẩy giá lên cao hơn
Giá trị đồng Đôla

Giống như hầu hết các mặt hàng giao dịch quốc tế, đậu nành được định giá bằng đô la Mỹ.
Khi đồng đô la mạnh lên, điều đó có nghĩa là hàng hóa giao dịch bằng đô la trở nên đắt hơn so với hàng hoá trên các loại tiền tệ. Ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu đậu tương Mỹ > Giảm giá
Đô la suy yếu cũng có thể giảm động lực sản xuất tăng sản lượng của các nhà sản xuất.
Ngược lại, khi đồng đô la suy yếu, giá hàng hóa bằng đô la rẻ hơn > Lợi thế cạnh tranh hơn so với hàng hoá các tiền tệ khác. Tăng nhu cầu đậu tương Mỹ > Tăng giá.
Chính sách ( Thuế, Hiệp định, ... )

Đậu tương là mặt hàng nông sản quan trọng, được xuất khẩu sang nhiều nước. Do đó, các hiệp định thương mại hay chính sách thuế quan sẽ có ảnh hưởng nhu cầu xuất/nhập khẩu của từng nước.
Nhu cầu từ Trung Quốc

Với vị thế là quốc gia nhập khẩu đậu tương số 1 trên thế giới, nhu cầu nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ ảnh hưởng lớn tới giá đậu tương. Chú ý tới dữ liệu nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc (Đây là dấu hiệu cho thấy nhu cầu tiêu thụ đậu tương).
Từ năm 1986 đến 2012, sản xuất thịt của Trung Quốc đã tăng 250%. Tuy nhiên, Trung Quốc không thể tự sản xuất đủ thức ăn chăn nuôi. Do đó nhu cầu nhập khẩu đậu tương là điều thiết yếu.
Giá năng lượng

Năng lượng chiếm một phần đáng kể trong chi phí vận hành của hầu hết các loại cây trồng.
Giá năng lượng tăng cao hơn đồng nghĩa với việc chi phí sản xuất đậu tương cao hơn và chi phí vận chuyển đậu tương ra thị trường cũng cao hơn.
Nói cách khác, chi phí đầu vào trong quá trình sản xuất tăng > Giá đậu tương tăng.
Mức dự trữ

Dự trữ (hay còn được gọi là “hàng tồn kho”) đóng vai trò như một “tấm đệm dự phòng” cho cả người sản xuất và người tiêu dùng đậu tương.
Thông thường, lượng dự trữ giảm xảy ra nếu nhu cầu tăng nhanh hơn cung, dẫn đến giá đậu tương cao hơn.
Tuy nhiên, lượng dự trữ giảm có thể khiến thị trường đậu tương dễ bị tổn thương hơn do nguồn cung bị gián đoạn ngoài dự kiến hoặc nhu cầu tăng đột biến.

Phân tích và Nhận định:

CÁC NHÂN TỐ CHÍNH

Một số yếu tố nhận định hợp đồng tương lai được kỳ vọng là sẽ duy trì đà tăng giá trong thời gian tới:
1. Nhu cầu toàn cầu đang tăng với tốc độ nhanh chóng.
2. Những khó khăn về nguồn cung từ các nhà sản xuất là dấu hiệu tăng giá đối với hàng hóa giá mềm.
3. Tính thời vụ của hàng hóa đang cho thấy tiềm năng tăng giá của đậu tương.

Phân tích kỹ thuật


Ở biểu đồ tuần (W), giá Đậu tương đang tiến tới vùng đỉnh cũ 1770 đang tạo từ những năm 2008. Theo xu thế hiện tại ,các nhà đầu tư lướt sóng có thể canh bán trong giai đoạn tháng 6-7 khi giá chạm đến vùng đỉnh cũ.
Các chỉ báo MACD,Stochastic đều đang cho thấy nằm ở vùng quá mua.
Một Kịch bản nữa khi giá Breakout khỏi vùng đỉnh này , thì đây có thể là một cơ hội lớn để xác định một chu kỳ tăng mới cho sản phẩm cực kỳ quen thuộc này.

Chi tiết: https://vct.com.vn/dau-tuong-co-hoi-trong-sieu-chu-ky/


Đầu Tư Hàng Hoá thông qua Sở Giao Dịch Hàng Hoá Việt Nam
Đầu tư hàng hoá thực : Dầu Thô, Bạc, Đồng, Quặng Sắt, Ca Cao, Cao Su,...
Giao dịch 2 chiều – T0 - Không lãi vay Margin – Không thuế TNCN
Z a l o : 033 796 8866