Tổng quan về thị trường Cao Su

Cao su là một nguyên liệu công nghiệp quan trọng, là một sản phẩm phụ từ thực vật lỏng có tên gọi là mủ cao su.

Cao su được sử dụng nhiều trong cuộc sống hàng ngày – từ săm lốp đến găng tay cao su hay bao cao su. Với ý nghĩa như vậy, cao su là một loại mặt hàng quan trọng, đóng vai trò trung tâm trong nền kinh tế toàn cầu.


Các yếu tố ảnh hưởng ngành công nghiệp cao su:
Nhu cầu từ ngành sản xuất ô tô: Với 75% cao su được sản xuất trên khắp thế giới được sử dụng chỉ riêng cho ngành sản xuất lốp xe. Bên cạnh đó, cao su cũng được sử dụng cho các bộ phận khác của ô tô như phanh, túi khí, thảm xe, ống mềm…

Giá dầu thô: Dầu thô được biết đến như một loại nhiên liệu cung cấp năng lượng chủ yếu cho hầu như toàn bộ các ngành công nghiệp hiện đại. Do đó, nếu giá dầu thô tăng cao sẽ khiến cao su tổng hợp trở nên đắt hơn nhiều so với cao su tự nhiên và ngược lại.

Các chính sách thương mại: Việc cao su chỉ được tập trung tại một số quốc gia sẽ khiến cho các chính sách thương mại liên quan tới ngành công nghiệp này tác động đáng kể đến nguồn cung và giá cả. Ở chiều ngược lại, 90% sản lượng cao su toàn cầu được dành cho việc xuất khẩu sang các nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ và Trung Quốc, do đó, quyết định của nhóm này cũng sẽ có ảnh hưởng không nhỏ tới thị trường cao su toàn cầu.

Mối tương quan cung – cầu trên toàn thế giớ
i: Do cây cao su có chu kỳ sinh trưởng dài nên những người trồng cao su phải phán đoán rất tốt nhu cầu trong tương lai. Cụ thể, cây cao su mới được trồng sẽ cần thời gian trưởng thành trong 5 – 7 năm nữa mới có thể tiến hành khai thác. Đặc điểm này tiềm ẩn nguy cơ tương đối lớn khiến mất cân đối cung – cầu trên thị trường.

Sức mạnh của đồng USD: Với vai trò là đồng tiền dự trữ của thế giới, sự mạnh/yếu của đồng USD so với các loại tiền tệ khác tác động khá nhiều đến xu hướng chung của giá các loại hàng hóa.

Phân tích và nhận định thị trường cao su:

Dự báo triển vọng nguồn cung – cầu trong thời gian tới:

Nhu cầu đối với mặt hàng cao su được dự báo tăng trưởng 4.8%/năm trong giai đoạn 2019 – 2023, sản lượng dự kiến vào năm 2022 dự kiến tăng lên, đạt 17 triệu tấn so với mức 12.43 triệu tấn ở thời điểm năm 2017. Nhu cầu ngày càng lớn từ các ngành công nghiệp sẽ đòi hỏi nhiều sản lượng hơn từ cao su ở Thái Lan và Indonesia. Mặt khác, thị trường cao su ở Malaysia cũng sẽ tăng trưởng tốt do sự gia tăng nhu cầu các sản phẩm được làm từ cao su như bao cao su và găng tay.
Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế chung toàn cầu, đương nhiên không phải là một ngoại lệ đối với ngành công nghiệp sản xuất ô tô. Doanh số bán xe hồi tháng 3 năm nay đã sụt giảm nghiêm trọng với mức -38% so với thời điểm cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên thị trường đã cho thấy sức bật khá tốt của ngành công nghiệp ô tô trong vài tháng trở lại đây khi bắt đầu có dấu hiệu phục hồi để mang lại sự tăng trưởng hàng năm về doanh số bán xe mới trên khắp Trung Quốc, Châu Âu và Mỹ. BCG dự báo Trung Quốc nhiều khả năng sẽ đạt 30 triệu xe mới được bán vào năm 2025, ở chiều ngược lại, doanh số bán hàng ở châu Âu và Mỹ nhiều khả năng sẽ chưa thể hồi phục trong thời kỳ của đại dịch COVID. Nói chung, yếu tố tiêu cực đến từ với ngành xe hơi sẽ là một trong những nguyên nhân chính phần nào có thể kìm hãm sự tăng trưởng giá cao su trên thị trường.
Bên cạnh yếu tố tiêu cực, bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn mang lại những lợi ích đáng kể với nhu cầu các mặt hàng từ cao su. Ước tính từ Hiệp hội sản xuất găng tay cao su Thái Lan (TRGMA) là nhu cầu đối với găng tay cao su sẽ tăng thêm 10% trong năm 2021 tới. Cùng với Thái Lan, Trung Quốc và Malaysia đang là những nhà sản xuất và xuất khẩu găng tay cao su lớn nhất thế giới, không chỉ phục vụ cho mục đích y tế mà còn cả phi y tế.
Các thị trường mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ, vẫn đã và đang thúc đẩy sự tăng trưởng tổng nhu cầu đối với lốp xe cũng như sản lượng lốp xe ô tô. Trong khi ngành công nghiệp lốp xe đang dần được dịch chuyển qua các quốc gia sản xuất với chi phí thấp sẽ là yếu tố kích thích nhu cầu tích cực đối với sản phẩm này.
Cũng nằm trong bối cảnh đại dịch COVID-19, thế giới đã ghi nhận và chứng kiến Trung Quốc là nền kinh tế lớn duy nhất đạt mức tăng trưởng dương năm 2020 với mức tăng trưởng cụ thể là 2%. Sang năm 2021, tình hình sẽ còn khả quan hơn khi Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo Trung Quốc sẽ đạt mức tăng 7.9%. Với tư cách là quốc gia nhập khẩu và tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới, đây sẽ là một tín hiệu lạc quan cho giá cao su trong năm tiếp theo.

Mối tương quan giữa sản phẩm Cao su và các sản phẩm hàng hóa khác:

Cao su và Đồng: Cao su và kim loại đồng có mối tương quan khá mật thiết với nhau khi cả hai thường là những nguyên liệu được sử dụng kèm với nhau trong các ngành công nghiệp sản xuất lớn mà dễ dàng kể đến nhất là ngành công nghiệp sản xuất ô tô



Do đó, việc đánh giá triển vọng của mặt hàng kim loại đồng trong thời gian tới cũng là một yếu tố rất quan trọng đối với việc dự báo về tương lai của giá cao su trên thị trường toàn cầu.



Giá đồng có xu hướng tăng mạnh nhất trong thời kỳ từ giữa tháng 12 đến khoảng đầu tháng 3 năm sau, tốc độ tăng trưởng vẫn tiếp tục duy trì nhưng có phần suy yếu vào tháng 5. Diễn biến trên khá tương đồng khi theo dõi giá cao su ở trong cùng một chu kỳ.

Cao su và Dầu thô
: Tuy không đạt hệ số tương quan lớn như trường hợp giữa giá cao su và giá đồng nhưng dầu thô là nhiên liệu cần thiết cho việc điều chế cao su tổng hợp từ cao su tự nhiên đã được khai thác. Do đó, cũng là rất cần thiết khi các nhà đầu tư giao dịch mặt hàng cao su nên quan tâm tới triển vọng về giá dầu trong giai đoạn tiếp theo sẽ có những diễn biến như thế nào.

Dầu thô là loại hàng hóa có biên độ biến động lớn trong một khoảng thời gian ngắn, do đó diễn biến là khá thất thường. Tuy nhiên, có thể thấy khá rõ, ở cùng chu kỳ như với giá đồng đã nói trên, giá dầu thô tăng khá tích cực trong giai đoạn từ cuối tháng 12 đến khoảng giữa tháng 5 năm sau.

Mặc dù đã bị ảnh hưởng tiêu cực khá lớn do đại dịch COVID-19, giá dầu bắt đầu hồi phục trong thời gian gần đây

Phân tích kỹ thuật



Nhìn vào biểu đồ tuần (W), có thể thấy giá cao su đã phá ra khỏi đường xu hướng giảm từ năm 2011,có sự tăng trở lại vào giai đoạn cuối năm 2020 khi nên kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi trở lại.

Giá đang dao động quanh vùng 230 – 290 để tạo tích lũy và khả năng cao sẽ có sự bứt phá vào giai đoạn nửa cuối năm 2021. Nhà đầu tư có thể chờ giá điều chỉnh về vùng hỗ trợ 230 để canh mua và giữ vị thế. Hoặc có thể chờ giá Break qua khỏi vùng 290 rồi canh mua đuổi...

Chi tiết: https://vct.com.vn/cao-su-co-hoi-but-pha/

Đầu Tư Hàng Hoá thông qua Sở Giao Dịch Hàng Hoá Việt Nam
Giao dịch các sản phẩm: Dầu Thô, Bạc,Đồng, Cà phê, Cao Su, Quặng sắt,...
- Mua bán 2 chiều - Giao dịch T0 - Không lãi vay - Liên thông 52 quốc gia
- Mobile/ zalo: 033 796 8866