Lúa Mì là gì ?

Lúa mì hay tiểu mạch là một loại cây thân cỏ (Triticum) được trồng ở rất nhiều nơi trên toàn thế giới. Trong nhiều thế kỷ, lúa mì là một trong những cây lương thực quan trọng nhất được các nền văn minh trên thế giới canh tác.

Ngày nay, lúa mì được xếp hạng là loại ngũ cốc được tiêu thụ nhiều thứ hai trên thế giới, chỉ sau gạo về lượng tiêu thụ hàng năm. Người nông dân có thể dễ dàng trồng lúa mì ở vô số vùng khí hậu khác nhau. Cây trồng tươi lâu, có giá trị dinh dưỡng cao. Những lợi thế này đảm bảo rằng lúa mì sẽ vẫn là một mặt hàng lương thực quan trọng và có giá trị trong tương lai.

Lúa mì còn được đặt tên bởi màu sắc như: lúa mì trắng, lúa mì đỏ (phổ biến) hay lúa mì đen,… Nông dân cũng đặt tên các loại lúa mì như lúa mì vụ đông,lúa mì vụ xuân. Đặc biệt, còn có lúa mì cứng(Hardwheat) và lúa mì mềm(Softwheat).

Ứng dụng của Lúa Mì

Lúa mì dùng làm thực phẩm: Bánh mì cao cấp, bánh mì đa dụng, bánh quy, bánh ngọt.

Lúa mì dùng làm thức ăn chăn nuôi.

Ngoài ra, lúa mì cũng được sử dụng trong các ngành công nghiệp khác:

Ngành công nghiệp dược phẩm: Sử dụng gluten trong lúa mì để sản xuất viên nang.

Ngành công nghiệp giấy: Sử dụng gluten để phủ các sản phẩm giấy.

Ngành công nghiệp sức khỏe và sắc đẹp:Sử dụng mầm lúa mì làm xà phòng và kem.

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá

Giá USD

Lúa mì được định giá bằng đô la Mỹ.

Khi đồng đô la mạnh lên(tăng giá trị):
Ø Hàng hóa giao dịch bằng đô trở nên đắt hơn.

Ø Phải bỏ ra nhiều tiền hơn để mua được khối lượng hàng hoá cũ.

Ø Giảm nhu cầu > Giảm giá.

Khi đồng đô la suy yếu(giảm giá trị):
Ø Hàng hóa giao dịch bằng đô la trở nên rẻ hơn.

Ø Với cùng một số tiền cũ sẽ mua được khối lượng nhiều hơn.

Ø Tăng nhu cầu > Tăng giá.

Mất cân bằng cung – cầu

Một nguyên tắc kinh tế cơ bản là:

Ø Khi Cung vượt quá Cầu: Giá có xu hướng GIẢM.

ØNgược lại, khi Cầu vượt quá Cung: Giá có xu hướng TĂNG

Chính trị

Khi nước nhập khẩu áp thuế đối với hàng hoá xuất khẩu của Mỹ Giá hàng hoá xuất khẩu của Mỹ TĂNG.


Đôi khi, trước những thông tin về khả năng hàng hoá xuất khẩu của Mỹ bị áp thuế, các nhà sản xuất của Mỹ có thể chủ động GIẢM giá để duy trì tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Một vấn đề quan trọng khác trên thị trường lúa mì thế giới là ảnh hưởng của các chương trình viện trợ/hỗ trợ lương thực. Hầu hếtcác chương trình này dựa trên việc các nhà xuất khẩu lúa mì lớn trên thế giớiviện trợ cho các nước đang phát triển và nhằm chống lại nạn đói. Các chính sách trên có thể ảnh hưởng gián tiếp đến giá lúa mì thế giới nếu chúng điều chỉnh nhu cầu.

Nền kinh tế mới nổi

Tăng trưởng dân số ở các nước phát triển đang trì trệ hoặc giảm. Ngược lại, Châu Phi, Đông Nam Á và Trung Đông đang trải qua một sự bùng nổ dân số.

Khi dân số ở những khu vực này tăng lên, nhu cầu về thực phẩm của họ cũng sẽ tăng theo.

Lúa mì có thể sẽ trở thành mặt hàng “chủ lực” ở các thị trường mới nổi. Khi các quốc gia này phát triển giàu có hơn, mức tiêu thụ thịt của họ có thể sẽ tăng lên. Vì lúa mì là nguồn cung cấp thức ăn chăn nuôi quan trọng.

Xu hướng thúc đẩy nhu cầu lúa mì > Thúc đẩy giá. Tất nhiên, nếu những thất bại lớn về kinh tế hoặc chính trị xảy ra ở những khu vực này, giá lúa mì có thể sẽ bị ảnh hưởng.

Thời Tiết

Hàng hoá thay thế

Ngô

Khô Đậu Tương

Cơ Hội Đầu Tư Hàng Hoá qua Sở Giao Dịch Hàng Hoá Việt Nam : Hợp Pháp – Minh Bạch - Phòng ngừa rủi ro trong thời kỳ lạm phát
Đầu tư hàng hoá thực: Dầu Thô, Bạc, Đồng, Quặng Sắt, Ca Cao, Cao Su,...
- Mua bán 2 chiều; Giao dịch T0 - Không lãi vay - Liên thông quốc tế - thị trường cực lớn, thanh khoản cao.
- Mobile/ za.lo: 033 796 8866