Đọc & Ngẫm
  • Thông báo


    + Reply to Article
    Kết quả 1 đến 19 của 19

    Hybrid View

    1. #1
      Ngày tham gia
      Jan 2020
      Bài viết
      57
      Được cám ơn 12 lần trong 8 bài gởi

      Mặc định Niềm tin trong đại dịch

      ____Dưới đây là những chia sẻ của Nhà Văn Marko Nikolic_____

      Tôi đã làm một điều mà hầu hết mọi bạn Việt của tôi không tán thành: tôi đã đầu tư phần lớn tiền tiết kiệm trong nhiều năm qua vào chứng khoán Việt Nam.

      Khoản tiền đó đủ để tôi có thể sống ở Việt Nam ít nhất hai ba năm. Khi biết tin, các bạn Việt của tôi cắn môi sửng sốt, chỉ trích hành động ''dại dột' của tôi. Đầu tư chứng khoán khá phổ biến trong các nước phát triển (riêng ở Mỹ, cả một nửa dân số sở hữu cổ phiếu), tuy nhiên ở Việt Nam nó được xem như một hoạt động liều lĩnh đầy rủi ro được so sánh với cờ bạc hay xổ số, với chỉ 1-2% của dân số là người chơi chứng khoán (''chơi'' là một từ thật ghê gớm!). Khi tôi hỏi các bạn tại sao người Việt e dè chứng khoán mặc dù kinh tế tăng trưởng ổn định, họ trả lời rằng họ không có sự tin tưởng vào chứng khoán Việt Nam nói chúng và vào các con số tài chính của các doanh nghiệp Việt nói riêng.

      Vậy tại sao tôi quyết định tham gia chứng khoán Việt Nam? Không phải vì tôi thiếu cân nhắc hay thiếu sự hiểu biết: tôi đã dành nhiều tháng để nghiên cứu và thu lượm kiến thức, tìm hiểu về các doanh nghiệp trước khi rót tiền gom cổ phiếu. Cũng không phải vì lòng tham lam, bởi tôi đã biết từ trước rằng theo con số thống kê, chứng khoán Việt Nam có mức tăng trưởng khá khiêm tốn so với các thị trường lớn như Mỹ.

      Tôi quyết định đầu tư vì có niềm tin và sự tin tưởng vào kinh tế Việt Nam trong tương lai. Tôi sẵn sàng chịu rủi ro và thiệt hại ngắn hạn để đạt được mục tiêu dài hạn. Đồng thời, các nhà đầu tư rót tiền của mình để giúp doanh nghiệp huy động vốn và phát triển tốt hơn. Nguyên tắc chứng khoán dựa trên lòng tin cậy lẫn nhau và kỳ vọng tích cực vào tương lai. Vậy khi thị trường chứng khoán lao dốc tháng trước vì dịch virus Covid-19, sụt giảm gần mười phân trăm và liên tục phá đáy khiến các nhà đầu tư hoang mang hoảng hốt, tôi cũng phải ''chảy máu'' cùng nó, phải chịu thiệt hại rất nặng nề. Tuy vậy, tôi không bán cổ phiếu để cắt lỗ, vẫn giữ sự bình tĩnh. Bởi tôi chưa mất niềm tin. Tôi biết rằng khủng khoảng này sớm hay muộn phải kết thúc và cuộc sống trở lại bình thường.

      Dịch Covid-19 không phải biến động đầu tiên khiến các cổ phiếu của tôi "chảy máu": năm 2018 chiến tranh thương mại Mỹ - Trung cũng khiến thị trường chứng khoán chìm vào sắc đỏ và làm các nhà đầu tư hoang mang, bi quan. Tuy nhiên, lịch sử cho thấy, thị trường chứng khoán đã vượt qua bao nhiêu sóng gió của thế kỷ 20, bao nhiêu chiến tranh và sự kiện ác liệt. Nhưng khi lâm vào khó khăn, chúng ta hay mất khả năng nhìn xa trông rộng và bị nỗi sợ hãi trước mắt làm tê liệt. Chúng ta mất niềm tin vào tương lai và ánh sáng ở cuối đường hầm. Theo cách tương tự, khi người dân gần đây đổ vào các siêu thị ùn ùn mua thực phẩm tích trữ, điều đó cho thấy họ bị nỗi sợ hãi chi phối và mất đi niềm tin vào khả năng của chính chúng ta - cả chính quyền lẫn dân chúng - kiểm soát tình hình.

      Mặc dù virus Covid-19 diễn biến rất khó lường, tôi vẫn giữ lòng lạc quan khi thấy phản ứng nhanh chóng và đúng đắn của các cơ quan chức năng và thái độ tận tụy của các y tá, bác sĩ Việt Nam. Chúng ta không có lựa chọn nào khác ngoài việc đặt niềm tin vào các cơ quan nhà nước và vào sự tháo vát, kiên trì vốn có của con người ta.

      Có một bài học mà chứng khoán dạy cho tôi. Theo một nghiên cứu, việc theo dõi các tin tức và diễn biến tài chính một cách thái quá có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự hiệu quả đầu tư vì những cảm xúc tiêu cực như nỗi sợ hãi mà tin tức gây ra có thể dẫn đến những quyết định vội vã trái ngược với các nguyên tắc đầu tư và từ đó, gây thiệt hại đáng tiếc. Tương tự, những tin tức tiêu cực được cập nhật hàng giờ về dịch Covid-19 ở Việt Nam trong thời gian qua đã gieo rắc sợ hãi và gây cuồng loạn của một phần dân số. Tôi mong chúng ta sẽ tìm cách để kiểm soát cảm xúc trước cơn bão tin tức đáng lo ngại bủa vây ta.

      Người Serbia có tục ngữ ''na muci se poznaju junaci'', tôi tạm dịch là ''thời khó khăn chứng tỏ người hùng''. Trong thời kỳ khó khăn hiện nay, chúng ta quên rằng ông bà tổ tiên của ta đã phải trải qua những nỗi khó khăn và vượt qua những nghịch cảnh lớn hơn rất nhiều. Chẳng hạn, ông ngoại của tôi đã sống sót qua trại tập trung Đức Quốc Xã trong Thế chiến thứ hai. Một người thân của gia đình tôi đã tham gia ba chiến tranh ở tập niên 90 khi Nam Tư cũ chìm vào nội chiến. Bản thân tôi đã chứng kiến vụ đánh bom của NATO kéo dài 78 ngày vào năm 1999 khi cả dân số phải ẩn nấp tại những hầm tránh bom, sống trong trạng thái lo sợ triền miên.

      Kinh nghiệm đời sống đã củng cố sự lạc quan và niềm tin trong tôi, và tôi biết rằng người Việt sẽ tìm đủ sức lực để chung tay chống dịch bệnh và vượt qua các hậu quả về kinh tế mà nó sẽ gây ra.

      Sự kiên quyết của người Việt Nam là điều mà lịch sử đã chứng minh nhiều lần rồi. Và khi tôi quyết định chọn Việt Nam làm quê thứ hai, một trong những lý do cũng là sự tin tưởng vững chắc mà tôi đặt vào dân tộc Việt Nam.

    2. #2
      Ngày tham gia
      Jan 2020
      Bài viết
      54
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Tính bầy đàn trên thị trường tài chính qua chuyện cái khẩu trang

      Khi mọi thứ thuận lợi, những điều tốt đẹp luôn được phô bày ra. Khi cuộc sống trở nên khó khăn, chính là lúc mặt tối của con người lộ diện.

      Trong bộ phim The Dark Knight (2008) của đạo diễn Christopher Nolan, Joker đã có một câu nói vô cùng ấn tượng khi hắn ngồi đối diện với Batman trong buồng giam ở Sở cảnh sát Thành phố Gotham: “Khi gặp chuyện ngặt nghèo, những con người văn minh này sẽ cắn xé lẫn nhau”. Ở thời điểm hiện tại, khi dịch Covid-19 đang hoành hành, người viết bỗng nhớ lại câu nói ấy.



      Joker và Batman trong phim The Dark Knight. Nguồn: Pinterest

      Từ chuyện cái khẩu trang trong dịch Covid-19

      Cảnh tượng người dân Việt Nam, Trung Quốc… xếp hàng dài mua khẩu trang ở các điểm bán đã không còn xa lạ kể từ đầu năm 2020 đến nay. Nỗi sợ bị lây nhiễm virus gây nguy hiểm chết người đã khiến cho hầu hết dân chúng lo ngại và phản ứng thái quá.

      Việc người dân đeo khẩu trang “mọi lúc mọi nơi” và mua quá nhiều khẩu trang để tích trữ cũng đồng nghĩa với việc các bác sỹ, nhân viên y tế… có nguy cơ bị thiếu hụt khẩu trang trong quá trình chăm sóc người bệnh. Đã có khá nhiều chuyên gia lên tiếng về việc này.

      Tuy nhiên, người dân có vẻ như không nghe theo khuyến cáo của các chuyên gia là mấy. Tưởng như chỉ có ở Việt Nam, Trung Quốc… thì chuyện này mới xảy ra nhưng thực tế thì tại những quốc gia phát triển lâu đời như Mỹ, Ý, Nhật Bản… tình hình cũng không khá hơn.



      Người dân tại TP Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây, xếp hàng chờ mua khẩu trang. Nguồn: AP
      Người viết khá bất ngờ khi biết rằng hầu hết các báo ở châu Âu đều đăng các bài về các phương pháp phòng tránh dịch Covid-19 nhưng hầu như không nhắc đến việc đeo khẩu trang!

      Ông Alex Azar, Bộ trưởng Bộ Y tế và Dân sinh Mỹ, cho rằng việc tích trữ khẩu trang là điều không cần thiết với người Mỹ vì nguy cơ không cao. TS Anita Patel thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh Mỹ (CDC) phát biểu:"Chúng tôi thấy rằng mọi người đang mua khẩu trang vì hoảng loạn chứ không phải nhu cầu thực tế".

      Tuy nhiên, bất chấp lời khuyên từ các chuyên gia, người dân Mỹ và châu Âu vẫn cứ đổ xô đến các siêu thị, nhà thuốc… để “gom hàng”. Họ đang bị ảnh hưởng bởi hội chứng tâm lý bầy đàn (herding bias).



      Người Mỹ đổ xô đi mua nước rửa tay và khẩu trang y tế do dịch Covid-19. Nguồn: USA Today

      Đến tính bầy đàn trên thị trường tài chính

      Cơn sốt mua vàng trong những tuần qua cũng hoạt động dựa trên cơ chế giống như vậy. Thấy giá vàng lên mạnh là dân chúng lại đổ xô đi mua. Khi ấy thì họ đâu quan tâm là vàng đã lên nhiều bao nhiêu trước đó hay chuẩn bị chạm ngưỡng kháng cự (resistance) nào. Sự lây lan của “virus cảm xúc” có khi còn kinh khủng hơn cả virus corona!

      Tài chính hành vi, đại diện tiêu biểu nhất là GS Daniel Kahneman (Nobel Kinh tế 2002), là lĩnh vực tài chính sử dụng các lý thuyết cơ bản dựa trên tâm lý con người để giải thích những bất thường trên thị trường tài chính. Trong đó, lý thuyết tài chính hành vi chỉ ra rằng cơ chế điều chỉnh thị trường về trạng thái cân bằng không phải lúc nào cũng có thể xảy ra. Có nghĩa là sẽ có trường hợp những nhà đầu tư “hợp lý” sẽ không thể chiến thắng những nhà đầu tư “bất hợp lý”. Thị trường Việt Nam hiện nay có thể coi là một ví dụ điển hình.

      VN-Index đã lao dốc khá nhiều kể từ đầu năm. Các cổ phiếu bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch Covid-19 như HVN, SAB, GMD,… đi xuống mạnh thì không gây bất ngờ. Điều khiến giới phân tích cảm thấy lo ngại là ngay cả những mã vốn không có nhiều liên hệ với dịch bệnh cũng bị vạ lây.

      Thiết nghĩ việc dự báo chỉ số xuống đến 600 điểm hay lên 1,000 điểm trong vòng vài tháng tới vào lúc này thì cũng không quá quan trọng. Bởi vì ngay cả khi anh nói đúng và hợp lý thì chắc gì người ta đã tin. Các chuyên gia y tế hàng đầu thế giới khuyên về việc mua bán và sử dụng khẩu trang người ta còn không tin thì việc các chuyên gia chứng khoán nói không ai nghe xem ra cũng là điều bình thường. Ai cũng làm theo đám đông mà thôi.

      Nếu thị trường đột nhiên quay đầu tăng điểm mạnh khoảng 5-7 phiên thì có khi chả ai thèm nhớ đến Covid-19 và các ảnh hưởng của nó lên nền kinh tế nữa. Bởi vì họ bận đi đua lệnh rồi!

    3. #3
      Ngày tham gia
      Jan 2020
      Bài viết
      57
      Được cám ơn 12 lần trong 8 bài gởi

      Mặc định

      Dù là một cổ phiếu tiềm năng nhưng vẫn còn khá nhiều yếu tố cần phải cân nhắc thận trọng trước khi đầu tư vào CTCP Gemadept (HOSE: GMD). Vùng mua dự kiến của cổ phiếu này là 13,000-15,000.

      Ngành cảng biển có nguy cơ dư thừa công suất

      Cơ cấu doanh thu của GMD đã có sự dịch chuyển rõ rệt kể từ năm 2014 đến nay. Công ty đã đẩy mạnh việc tái cơ cấu doanh nghiệp khi giảm dần mảng logistics có tỷ suất sinh lời thấp để tập trung vào cảng biển. Cụ thể, GMD đã chuyển nhượng 51% vốn tại Công ty TNHH CJ - Gemadept Logistics Holding, 49% vốn tại Công ty TNHH CJ - Gemadept Shipping Holding và 51% vốn tại CTCP Tiếp vận và Cảng quốc tế Hoa Sen - Gemadept.

      Tỷ trọng doanh thu của mảng cảng biển đã tăng từ mức 36.4% vào năm 2014 lên mức 89.2% trong năm 2019. Tuy nhiên, hướng đi này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.


      Số lượng cảng biển ở Việt Nam quá nhiều

      Tư duy phát triển cảng biển từ trước đến nay ở các địa phương vẫn là cứ có nhu cầu vận chuyển và có tiềm năng phát triển là phải có ngay một cảng mới. Bởi thế mới phát sinh tình huống hầu như các tỉnh, thành ven biển đều đầu tư xây cảng biển. Theo Cục Hàng hải Việt Nam, Việt Nam hiện có 49 cảng biển được phân loại. Trong đó, 17 cảng biển loại I, 23 cảng biển loại II và 9 cảng biển loại III. Điều này làm gia tăng cạnh tranh nội bộ không cần thiết và khó tạo ra được những cảng mang tầm vóc khu vực và quốc tế.

      Các đối thủ cạnh tranh của GMD trong khu vực miền Bắc (chủ yếu nằm ở Hải Phòng và Quảng Ninh) gồm: Cảng Lạch Huyện - HICT, Cảng Viconship, Cảng Hải Phòng, Cảng Cái Lân… Ở miền Nam, GMD cũng phải chịu áp lực lớn từ Cảng Tân Cảng - Hiệp Phước, Cảng Cái Mép - TCCT, Cảng quốc tế Cái Mép - CMIT, Cảng Tân Cảng - Cái Mép - TCIT… Điều này sẽ khiến cho lợi nhuận của từng cảng có nguy cơ sụt giảm trong tương lai do cạnh tranh tiêu cực giữa các cảng với nhau. Đây có thể coi là một trong những lo ngại lớn nhất của giới đầu tư về GMD trong những năm tới.

      Dịch Covid-19 gây thiệt hại lớn cho ngành cảng biển, logistics và vận tải

      Sự bùng phát của đại dịch Covid-19 vào đầu năm 2020 đã khiến nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực.

      Người dân hạn chế chi tiêu khiến thị trường tiêu thụ bị co hẹp. Các doanh nghiệp sản xuất gặp khó khăn vì thiếu hụt nguyên liệu sản xuất. Dịch Covid-19 lan rộng sang nhiều nước đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.

      Điều này gây ra không ít khó khăn cho ngành cảng biển và logistics, trong đó có GMD. Vì vậy, nhiều khả năng kết quả kinh doanh của GMD trong năm 2020 sẽ sụt giảm đáng kể so với năm 2019.
      https://vietstock.vn/2020/03/gmd-tru...582-736378.htm

    4. #4
      Ngày tham gia
      Jan 2020
      Bài viết
      57
      Được cám ơn 12 lần trong 8 bài gởi

      Mặc định Giá của sự sợ hãi


      Một đại dịch toàn cầu có thể mang chân dung như thế nào? Hầu hết chúng ta đều đã trải nghiệm điều đó, nhưng có thể đã quên.

      Gia đình tôi trở lại Việt nam vào những ngày đầu năm 2010, sau một thời gian dài sống ở Hàn Quốc. Đưa con trai mới sinh về thăm ông bà nội và họ hàng, chúng tôi đi chơi khắp nơi, đón Tết ở Hà Nội, vào cả Sài Gòn rồi bay qua Australia. Không khí những ngày giáp Tết náo nhiệt, các chuyến bay đầy ắp người, hàng quán kinh doanh nhộn nhịp và trẻ em đi học bình thường.

      Mọi chuyện không có gì đáng nói nếu như khi đó thế giới không ở giữa một đại dịch toàn cầu, dịch cúm lợn H1N1. Bắt đầu từ tháng 4/2009 từ Mexico, với tỷ lệ tử vong lúc đầu ước tính lên tới 6%, cúm lợn H1N1 chính thức được tuyên bố thành đại dịch toàn cầu vào cuối tháng 07/2009. Thực tế, số lượng lớn người nhiễm cúm H1N1 mang triệu chứng rất nhẹ rồi tự khỏi, tỷ lệ tử vong của cúm lợn cuối cùng được xác định khoảng 0,1%, tương đương với dịch cúm mùa hàng năm.

      Tỷ lệ tử vong của Covid-19 hiện nay được WHO công bố là 3,4%. Nhưng tỷ lệ tử vong ở Hàn Quốc, một tâm dịch Covid-19 hiện tại, là 0,6%. Con số này thấp hơn hẳn so với những nơi khác như Trung Quốc, Italy. Đánh giá chính xác tỷ lệ tử vong trong các đại dịch toàn cầu là việc không đơn giản, nhất là với những bệnh mang triệu chứng cúm thường như H1N1 năm 2009 hay Covid-19 hiện nay. Lý do là rất nhiều người thực tế có thể đã nhiễm virus, tự khỏi trong một thời gian ngắn và không đến bệnh viện, dẫn đến việc thống kê tổng sổ người nhiễm bệnh thiếu chính xác.

      Thế giới những năm đầu 2010, các nước phát triển căn bản vừa ra khỏi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 bằng những chính sách kích cầu quyết liệt. Trong đó nổi bật nhất là giảm lãi suất cho vay. Facebook lúc này vẫn chưa là một công ty đại chúng và chỉ có khoảng 300 triệu người dùng. Thuật ngữ "fake news" chưa ra đời, mọi người chủ yếu vẫn dùng mạng xã hội làm công cụ trao đổi suy nghĩ và giao lưu là chính. Câu like, câu view, cạnh tranh buôn bán online chưa phổ biến. Có lẽ cũng vì vậy mà thông tin về đại dịch đáng sợ này đã không được lan truyền. Các chỉ số chứng khoán trên khắp thế giới đều đặn tăng trưởng, cho thấy đại dịch H1N1 không ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế.

      Nhưng có thể đại dịch toàn cầu Covid-19 sẽ không diễn ra theo kịch bản lạc quan như thế. Một cuộc khủng hoảng kinh tế đang đến gần.

      Những cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính thường là điểm bắt đầu của một chu trình tăng giảm lãi suất cơ bản từ các ngân hàng trung ương. Thông thường khi xảy ra khủng hoảng thì lãi suất được giảm đến mức tối đa để đưa tiền vào kích thích nền kinh tế. Khi nền kinh tế hồi phục, thường đi cùng với những hệ lụy không mong muốn về bong bóng tài sản, thì lãi suất được tăng dần lên để kiềm chế lạm phát. Điều này lại có thể kích hoạt những bong bóng tài sản nhất định dẫn tới một cuộc khủng hoảng mới, và chu trình được lặp lại.

      Năm 2000, cuộc khủng hoảng kinh tế dotcom ép các ngân hàng trung ương ở Mỹ và EU giảm và duy trì lãi suất thấp trong một thời gian dài. Điều này kết hợp với quá trình cho vay dưới chuẩn đã góp phần tạo nên bong bóng nhà đất ở Mỹ. Lãi suất tăng dần đến đỉnh vào năm 2007 dẫn đến vỡ bong bóng nhà đất ở Mỹ và khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2008.

      Lãi suất cơ bản sau đó lại giảm mạnh và duy trì trong thời gian dài. Theo lẽ thường, khi tiền trở nên "rẻ" thì tài sản sẽ tăng giá và lại sẽ có bong bóng tài sản. Kể từ đầu 2017 cục dữ trữ liên bang Mỹ đã nhiều lần tăng lãi suất cho đến khi bắt buộc phải giảm trở lại vào cuối 2019 do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc. Lãi suất cơ bản ở Mỹ và EU cũng như các nước phát triển khác như Australia hay New Zealand năm 2020 đều đang ở mức rất thấp trong lịch sử.

      Nói một cách khác, các ngân hàng trung ương lúc này không còn nhiều "đạn" để chống chọi với một cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính mới. Họ không còn dư địa giảm lãi suất, nếu như không muốn đưa lãi suất xuống dưới 0.

      Thế giới năm 2020, với mức lãi suất thấp kỷ lục, các nhà đầu tư đau đầu tìm kiếm nguồn lợi nhuận. Điều này tạo điều kiện cho các công ty trên phạm vi toàn cầu thoải mái vay mượn bằng cách phát hành trái phiếu. Nguồn tiền huy động được sử dụng trong việc phát triển kinh doanh; trực tiếp mua lại cổ phiếu của chính mình, góp phần làm tăng giá cổ phiếu hay mang ra trả cổ tức. Những công ty lớn thậm chí còn có thể tận dụng uy tín để huy động nguồn tiền với giá rẻ, rồi đem cho các công ty khác vay tìm kiếm lợi nhuận. Apple nổi tiếng với việc có nguồn "tiền mặt" dồi dào lên đến hàng trăm tỷ USD gần đây cũng phát hành trái phiếu vay 7 tỷ USD.

      Với mức lãi vay thấp, các công ty không cần phải có kết quả kinh doanh xuất sắc vẫn có thể tồn tại trong một thời gian dài, miễn là có đủ khả năng trả lương nhân viên cùng với lãi vay hàng quý...

      Nhưng đại dịch Covid-19, với hơn 100.000 người nhiễm bệnh và khoảng 4.000 người chết, đã và đang tạo ra một cuộc khủng hoảng. Mọi người trở nên hốt hoảng, trẻ em nghỉ học dài ngày, quán xá đóng cửa, các công việc kinh doanh đột nhiên ngừng trệ. Thế giới chứng kiến những hành vi khó giải thích như tích trữ đủ thứ, hay đánh nhau vì giấy vệ sinh ở Australia hay Canada.

      Song hành với Covid-19, một cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính trên phạm vi toàn cầu đang nhanh chóng hình thành, các ngân hàng trung ương lần này còn rất ít nguồn lực để chống chọi với nó. Chỉ trong vòng 2 tuần các chỉ số chứng khoán toàn cầu giảm đến hơn 20%, điều chưa hề xảy ra kể từ 2008.

      Khi kinh tế đình trệ, doanh thu giảm đột ngột dù chỉ một quý cũng sẽ dẫn đến việc các công ty khó có thể bảo đảm vừa trả được lương nhân viên, vừa trả lãi vay, cho dù đã ở mức thấp. Cắt giảm nhân sự ở quy mô lớn là điều hoàn toàn có thể, đi kèm với nó là những hệ lụy của mất nhà, mất tài sản trên diện rộng, và cái chết, theo đúng nghĩa đen của nó.

      Trong một nghiên cứu công bố trên tờ The Lancet, một trong những tạp chí y khoa danh giá nhất thế giới, các nhà khoa học đã chỉ ra liên hệ giữa cuộc khủng hoảng tài chính 2008 với ít nhất thêm 260.000 người chết vì ung thư, chưa kể những vấn đề khác như tim mạch hay tự tử. Thất nghiệp dẫn đến không có bảo hiểm, tiền chi trả y tế, và cái chết.

      Cũng như những đại dịch khác, Covid-19 đến rồi sẽ qua đi. Tỷ lệ tử vong sau khi được thống kê đầy đủ có thể cũng sẽ như những lần trước. Nhưng thế giới năm 2020 dường như không có chỗ cho sự lạc quan: Facebook lúc này đã trở thành một quyền lực toàn cầu. Tin giả, câu like trở thành một hiện tượng xã hội phổ biến. Hàng tỷ người đang trông chờ vào mạng xã hội để chọn thái độ sống và làm việc. Và rất nhiều trong số đó, do sự nhiễu loạn của thông tin, chọn thái độ sợ hãi cùng cực.

      Với những người ốm yếu, sẵn bệnh tật trong cơ thể, Covid-19 thực sự sẽ gây chết người. Kinh tế thế giới những năm 2020 trong một chừng mực là một cơ thể như vậy, và các ngân hàng trung ương lúc này không còn nhiều "thuốc".

      Khói trong rạp hát có thể gây ra đám cháy, cũng có thể chết người, nhưng hoảng loạn dẫm đạp lên nhau thì chắc chắn sẽ nhiều người chết. Việc phòng, chống dịch bệnh đã và luôn cần thực hiện một cách nghiêm túc. Nhưng cái chết (theo nghĩa đen) đến từ khủng hoảng kinh tế cũng là có thật. Đây là lúc không có chỗ cho sự hoảng loạn và sợ hãi.

      Nguyễn Việt Linh
      Nghiên cứu viên, Đại học Adelaide

    5. #5
      Ngày tham gia
      Jan 2020
      Bài viết
      57
      Được cám ơn 12 lần trong 8 bài gởi

      Mặc định DHG - Giá vẫn còn cao?

      Ngành dược có tiềm năng phát triển lớn

      Ngành dược vẫn còn rất nhiều tiềm năng để phát triển. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, thị giá của CTCP Dược Hậu Giang (HOSE: DHG) vẫn đang neo ở mức cao so với triển vọng dài hạn của doanh nghiệp này.

      Việt Nam hiện được xếp vào nhóm những nước có ngành dược mới nổi (pharmerging countries) theo phân loại của tổ chức IQVIA Institute. Tiềm năng tăng trưởng của ngành dược đang được đánh giá rất cao bởi các yếu tố như:

      Tỷ lệ dân số vàng của Việt Nam hiện đang nằm ở mức đỉnh và bắt đầu bước vào thời kỳ già hóa dân số với tốc độ nhanh. Kể từ năm 2011, Việt Nam đã bước vào giai đoạn già hóa khi số người trên 60 tuổi chiếm 9.9%. Đến năm 2018, con số này đã lên thành 11.95%.

      Theo Tổng Cục dân số, dự báo Việt Nam sẽ trở thành nước có dân số già vào năm 2038 với tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên đạt trên 20%. Thậm chí, đến năm 2049, tỷ lệ người cao tuổi sẽ chiếm khoảng 25% dân số.

      Kế đến là tình trạng ô nhiễm môi trường đang ngày càng nghiêm trọng. Tổ chức Y tế thế giới (WHO - World Health Organization) đã có những nghiên cứu và cảnh báo quan trọng về tác hại của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe con người. Các loại bệnh về đường hô hấp, hệ tuần hoàn, ung thư… xuất hiện ngày càng thường xuyên hơn. Đồng thời, sự xuất hiện của dịch Covid-19 cũng khiến hàng ngàn người tử vong và con số đang không ngừng tăng lên mỗi ngày.

      Chính vì vậy, mà nhu cầu cũng như ý thức về việc chăm sóc sức khỏe của dân chúng sẽ tăng lên nhanh chóng.

      Mức chi tiêu tiền thuốc bình quân của Việt Nam vào khoảng 75 USD, thấp hơn khá nhiều so với mức trung bình của thế giới. Với dân số lớn và nền kinh tế tăng trưởng nhanh, thị trường dược phẩm Việt Nam được đánh giá là còn nhiều tiềm năng để phát triển trong tương lai.


      Tiềm năng tăng trưởng của kênh OTC không còn nhiều

      Theo thống kê của IMS Health, thị phần phân phối thuốc tại Việt Nam hiện nay phần lớn là dưới hình thức đấu thầu qua hệ thống các bệnh viện (ETC) chiếm tỷ lệ từ 60-70% thị trường, phần còn lại là thuốc không kê đơn được bán lẻ tại các quầy thuốc (OTC).

      IMS Health cũng dự báo kênh ETC sẽ còn tiếp tục tăng trưởng do nhu cầu về các loại thuốc chất lượng có tính đặc trị cao tăng lên. Mặt khác, tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế cũng là một trong những yếu tố chính thúc đẩy chi tiêu thuốc qua kênh này. Ước tính năm 2019, tỷ lệ này đã đạt 90% và mục tiêu năm 2020 sẽ đạt 90.7%.

      Chính vì vậy mà những doanh nghiệp có nhà máy đạt tiêu chuẩn quốc tế như CTCP Dược phẩm Imexpharm (HOSE: IMP), CTCP Pymepharco (HOSE: PME), CTCP Dược Hậu Giang (HOSE: DHG),.. sẽ có lợi thế cạnh tranh cao hơn những doanh nghiệp còn lại.

      Tuy vậy, kênh OTC hiện vẫn đang chiếm tỷ trọng cao (khoảng 85%) trong cơ cấu doanh thu của DHG. Điều này sẽ khiến cho khả năng bứt phá mạnh trong thời gian tới của DHG phần nào bị hạn chế.


      Doanh thu và lợi nhuận đi ngang, hiệu quả sinh lời tiếp tục lao dốc

      Năm 2019, DHG đạt doanh thu thuần 3,896 tỷ đồng, tăng nhẹ 0.4%. Lợi nhuận sau thuế đạt 635 tỷ đồng, giảm 3%. Xét trong giai đoạn từ 2014-2019 thì kết quả kinh doanh của doanh nghiệp này gần như đi ngang.

      Việc hợp tác cùng cổ đông chiến lược Taisho Pharmaceutical đã giúp DHG tiết giảm được chi phí và rút ngắn thời gian nâng cấp nhà máy theo tiêu chuẩn PIC/s - GMP, Japan – GMP trong năm 2019. Tuy nhiên, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản bình quân (ROAA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROEA) của DHG năm 2019 vẫn đang đi xuống (đạt lần lượt 15.21% và 19.49%).

      Như vậy, kể từ khi đạt đỉnh năm 2009, ROAA và ROEA của DHG đã liên tục lao dốc. Đây là điều khiến cho giới phân tích cảm thấy lo ngại.


      Định giá
      https://vietstock.vn/2020/03/dhg-gia...582-737533.htm

    6. #6
      Ngày tham gia
      Jan 2020
      Bài viết
      57
      Được cám ơn 12 lần trong 8 bài gởi

      Mặc định LHG - Nhỏ mà chất?

      Triển vọng của ngành bất động sản khu công nghiệp vẫn khá tích cực trong những năm tới. CTCP Long Hậu (HOSE: LHG) có thể coi là một cổ phiếu đáng chú ý trong ngành này.

      Những yếu tố tích cực

      Sự dịch chuyển của dòng vốn quốc tế. Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung hiện vẫn chưa có kết cục rõ ràng và thị trường bất động sản khu công nghiệp Việt Nam đang ít nhiều hưởng lợi từ điều này.

      Thêm vào đó, các hiệp định thương mại tự do như: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) cùng với đó là Việt Nam có nguồn lao động giá rẻ, nền chính trị ổn định và chính phủ có nhiều chính sách hỗ trợ ngành công nghiệp,… sẽ thu hút nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào đây.

      Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng trưởng nhanh và liên tục trong những năm qua. Từ năm 2011 đến nay, IIP luôn cao hơn GDP (chỉ trừ năm 2012). Mức tăng trưởng của IIP và GDP của năm 2020 dự kiến khoảng 8% và 5.96%.


      Khu công nghiệp Long Hậu 3 sẽ là điểm nhấn trong năm 2020. Khu công nghiệp Long Hậu 3 - giai đoạn 1 với quy mô 123ha đã hoàn thành đấu nối hạ tầng và chính thức bàn giao đất cho các doanh nghiệp trong năm 2019. Ngoài ra, trong năm 2020, LHG sẽ triển khai hơn 80.000m2 nhà xưởng cho thuê, bao gồm nhà xưởng xây sẵn, nhà xưởng xây theo yêu cầu (20.000m2), nhà xưởng cao tầng giai đoạn 2 (20.000m2).

      Theo đánh giá của bà Trang Bùi, Giám đốc cấp cao JLL Việt Nam, thị trường bất động sản khu công nghiệp phía Nam đang ngày càng cạn nguồn quỹ đất và mặt bằng cho thuê. Hiện nhu cầu thuê tại thị trường này đang rất cao, tỷ lệ lấp đầy thường đạt 90% và nhu cầu tìm thuê bất động sản công nghiệp hiện hữu tăng gần 40% so với cùng kỳ. Thực tế này cũng đang diễn ra tại các thị trường trọng điểm khác như Bình Dương, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu khi hầu hết các khu công nghiệp đều được lấp đầy gần như 90-100%, trong khi diện tích chào thuê mới không có.

      Giá thuê kho xưởng tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai đã chạm mức gần 5 USD/m2/tháng, trong khi các thị trường khác là Long An, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu cũng từ 3.7-4 USD/m2/tháng. Giá thuê đất cũng có xu hướng tăng cao, tại TP.HCM đã chạm ngưỡng gần 160 USD/m2/chu kỳ thuê. Các địa phương khác từ 80-120 USD/m2/chu kỳ thuê. Điều này được xem như một tiềm năng lớn cho sự phát triển của khu công nghiệp Long Hậu 3 và mang lại lợi nhuận cho LHG.

      Mặc dù doanh thu thuần tăng 39% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm 24%. Điều này đến từ việc giá vốn hàng bán của LHG tăng cao (chủ yếu là giá vốn cho thuê lại đất khu công nghiệp).

      Tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR - Compounded Annual Growth Rate) của doanh thu trong giai đoạn 2008-2019 chỉ ở mức 5.54%. Điều này cho thấy LHG là một cổ phiếu ổn định chứ không phải là dạng tăng trưởng bùng nổ.

      Vẫn còn nhiều nỗi lo
      Vấn đề bồi lắng trên sông Soài Rạp. Sông Đồng Nai sau khi nhận nước của sông Sài Gòn xuôi xuống Nhà Bè thì chia làm hai. Nhánh phía tây là sông Soài Rạp chảy ra cửa Soài Rạp. Nhánh phía đông là sông Lòng Tàu chảy ra vịnh Gành Rái.

      Sông Lòng Tàu là một tuyến giao thông đường thủy quan trọng ở Đông Nam Bộ và là nơi các tàu biển từ Biển Đông đi qua cửa sông Ngã Bảy vào cập Cảng Sài Gòn. Từ thời Pháp thuộc, sông Lòng Tàu là thủy lộ chính nối liền Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) và biển Đông. Tuy nhiên, sông Lòng Tàu khá hẹp nên chỉ phù hợp với các tàu vừa và nhỏ.

      Lưu thông qua luồng Soài Rạp sẽ giúp các phương tiện rút ngắn quãng đường gần 30km và tiết kiệm 2 giờ đồng hồ so với việc di chuyển qua luồng Lòng Tàu. Bên cạnh đó còn giúp các phương tiện tiết kiệm được nhiều chi phí như chi phí hoa tiêu, chi phí nhiên liệu…. Trong tương lai, luồng Soài Rạp sẽ tiếp tục được nạo vét sâu đến 12m để đón được tàu trọng tải 70.000 tấn. Theo mục tiêu của Bộ Giao thông Vận Tải trong quyết định số 3655/QĐ-BGTVT, khu bến cảng Hiệp Phước (sông Soài Rạp) sẽ là khu bến cảng chính của cảng biển thành phố Hồ Chí Minh trong tương lai. Điều này được giới phân tích đánh giá là một điểm cộng cho tiềm năng phát triển trong thời gian tới đối với LHG.

      Sông Soài Rạp có nhiều lợi thế so với sông Lòng Tàu nhưng lòng sông hay bị bồi lắng. Hiện tượng này lại càng mạnh mẽ hơn trong những năm gần đây. Từ cuối năm 2017 đến nay, các cảng trong khu vực Hiệp Phước rất ít đón được tàu hàng container tải trọng lớn ra vào và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động khai thác cầu bến.

      Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do luồng Soài Rạp dẫn từ biến vào khu vực cảng ở Hiệp Phước đã bị bồi lắng nghiêm trọng trong thời gian qua với nhiều dải cạn và không đạt độ sâu nước 9.5 m cho tàu lớn vào. Các tàu hàng ra vào các cảng khu vực Hiệp Phước có mớn nước hành trình lớn hơn 7.5 m đều buộc phải chuyển sang luồng Sài Gòn - Vũng Tàu (sông Lòng Tàu) vốn hẹp hơn, khúc khuỷu hơn và thời gian hành trình trên luồng dài hơn.

      Mặc dù sông Cấm ở Hải Phòng cũng bị tình trạng tương tự nhưng đoạn thủy lộ lại khá ngắn (khoảng 5-7km) nên việc nạo vét khá nhanh và dễ dàng. Chính quyền TP Hồ Chí Minh đã mất 3,000 tỉ đồng chi phí ban đầu và khoảng 300-400 tỉ đồng hàng năm để nạo vét luồng Soài Rạp.

      Nhưng với các mặt bất lợi hiện có của sông Soài Rạp, nếu không có phương án sớm khắc phục vấn đề trên thì tình trạng khó khăn do "đói hàng" có thể chồng chất lên vai các chủ cảng khu vực Hiệp Phước.

      Điều này cũng ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động và phát triển kinh doanh của các khu công nghiệp lân cận như LHG và HPI. Nói cách khác, LHG là một doanh nghiệp tốt nhưng để có thể tốt hơn và có những bứt phá mạnh mẽ trong tương lai thì rất khó.

      Vùng giá tốt có thể xem xét mua vào
      https://vietstock.vn/2020/03/lhg-nho...582-738512.htm

    7. #7
      Ngày tham gia
      Jan 2020
      Bài viết
      57
      Được cám ơn 12 lần trong 8 bài gởi

      Mặc định Kinh tế vị kinh tế hay kinh tế vị nhân sinh?

      Khi dịch bệnh đang bùng phát trên khắp thế giới và con số tử vong tăng lên mỗi ngày, người viết bỗng tự hỏi sự phát triển nhanh chóng của xã hội cuối cùng là “kinh tế vị kinh tế” hay “kinh tế vị nhân sinh”.

      Hồi còn đi học, chúng ta ít nhiều đã từng được nghe thầy cô giảng về một cuộc tranh luận nảy lửa đã nổ ra trong thập niên 1930 giữa trường phái “nghệ thuật vị nghệ thuật” và “nghệ thuật vị nhân sinh”. Nhiều nhà văn, nhà thơ trẻ đã chịu ảnh hưởng mạnh của phong trào lãng mạn đương thời và sáng tác những bài văn, bài thơ dễ dãi. Nhà văn Nam Cao đã từng thừa nhận rằng ông cũng từng bị ảnh hưởng nhưng đã dần nhận ra thứ văn chương đó rất xa lạ với đời sống lầm than của đông đảo quần chúng nghèo khổ. Ông đã đoạn tuyệt với nó để tìm đến con đường "nghệ thuật vị nhân sinh". Theo ông, người cầm bút không được trốn tránh sự thực mà phải đứng trong lao khổ, mở tâm hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời: "Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng kêu đau thương kia phát ra từ những kiếp lầm than".

      Ngày nay, khi dịch bệnh đang bùng phát trên khắp thế giới và con số tử vong tăng lên mỗi ngày, người viết bỗng tự hỏi sự phát triển nhanh chóng của xã hội cuối cùng là “kinh tế vị kinh tế” hay “kinh tế vị nhân sinh”.


      Thế giới phương Tây hoa lệ - “Hoa” cho người giàu, “lệ” cho người nghèo

      Y tế phát triển nhưng người nghèo không được hưởng lợi. Theo số liệu của Tạp chí Sức khỏe Cộng đồng Mỹ, các vấn đề y tế chiếm đến 66.5% các vụ phá sản cá nhân tại nước này. Lý do là chi phí chăm sóc sức khỏe tại Mỹ quá đắt đỏ và vượt quá khả năng chi trả của người lao động.

      Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump tạo điều kiện cho người dân Mỹ được xét nghiệm Covid-19 miễn phí. Tuy nhiên, họ vẫn phải tự thanh toán chi phí điều trị (có thể lên đến 20,000 USD). Điều này đồng nghĩa với việc họ sẽ chịu gánh nặng tài chính cực lớn.

      Trong một thế giới hoa lệ, “hoa” luôn dành cho người giàu và “lệ” (nước mắt) luôn thuộc về người nghèo. Thậm chí, nhiều người dân ở các nước phương Tây không dám đi xét nghiệm khi có biểu hiện bị bệnh.

      Người viết không hề có ý định chê bai Hoa Kỳ hay các nước châu Âu mà chỉ muốn nêu lên một thực trạng. Thế giới phương Tây có rất nhiều điểm tốt và chúng ta cần học hỏi họ. Tuy nhiên, bạn có nhiều điểm tốt không có nghĩa là bạn không có khuyết điểm nào.

      Nền y tế của Mỹ và châu Âu rất phát triển và luôn dẫn đầu thế giới. Câu hỏi đặt ra là sự phát triển đó phục vụ cho ai? Rõ ràng là những người giàu, những người mua các gói bảo hiểm đắt tiền, tiêu xài mà không phải đắn đo quá nhiều về chi phí... Nếu bạn mắc Covid-19 ở Việt Nam thì ít nhất bạn cũng có thể tự tin rằng khi khỏi bệnh sẽ không có một khoản nợ khổng lồ treo trên đầu mình.

      Phi nông bất ổn. Nhiều người vẫn luôn có tâm lý xem người nông dân châm lấm tay bùn, vất vả quanh năm ở một mức “thấp” hơn mình. Họ thường xem trọng, đề cao những người làm trong các ngành nghề “sang chảnh”, thu nhập hàng chục triệu một tháng, ngồi trong các văn phòng máy lạnh…

      Tuy nhiên, khi dịch bệnh xảy ra, mọi người đổ xô đi mua lương thực thì mới vỡ òa ra chân lý “phi nông bất ổn”. Nếu Việt Nam không phải là một cường quốc nông nghiệp thì liệu người dân có yên tâm về cuộc sống giữa mùa dịch bệnh hoành hành như bây giờ? Không có nền nông nghiệp mạnh thì xã hội rất dễ lâm vào trạng thái bất ổn.


      Việt Nam phát triển "kinh tế vị nhân sinh". Đã từng có những lập luận rằng Việt Nam nên dẹp bớt diện tích trồng lương thực đi để trồng các loại cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. Nếu Việt Nam “kinh tế vị kinh tế” hơn và thu hẹp diện tích trồng lương thực đi thì sẽ dễ gây ra tình trạng mất an ninh lương thực. Việc duy trì một diện tích rất lớn để trồng lương thực chính là thể hiện khía cạnh “vị nhân sinh” trong quá trình phát triển của chúng ta. Người viết nói điều này không phải nhằm mục đích “nói xấu phương Tây, nâng tầm Việt Nam”. Vấn đề ở đây là mọi chiến lược phát triển đều có mặt tốt và mặt xấu. Quá tuyệt đối cái nào cũng sẽ gây mất cân bằng.

      Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cứ việc sử dụng các công cụ của mình để điều hành thị trường. Nhưng nếu dịch bệnh vẫn tràn lan làm hàng triệu người chết như dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 thì xin thưa đến mười người như ngài Jerome Powell đáng kính cũng không thể cứu nổi nền kinh tế Mỹ. Đây là một cuộc khủng hoảng đặc biệt mà không phải cứ ném tiền ra là giải quyết được!

      Nhiều giáo sư kinh tế hàng đầu thế giới đã thừa nhận rằng chính sách tài khóa của Chính phủ cũng như chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương sẽ khó phát huy tác dụng nếu chúng ta thất bại trong cuộc chiến chống dịch Covid-19. Ai có thể yên tâm làm ăn, sản xuất nếu như những người mang mầm bệnh chết người vẫn cứ thường xuyên lảng vảng xung quanh mình?
      https://vietstock.vn/2020/03/kinh-te...355-740488.htm

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Articles

    1. Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 26-01-2020, 10:33 AM
    2. Nhà đầu tư thông minh (kỳ 1) - Hãy đọc và suy ngẫm
      By Angelos in forum Kiến thức Chứng khoán
      Trả lời: 1
      Bài viết cuối: 18-07-2017, 12:59 PM
    3. &&&..Khí hóa lỏng Miền Nam...Giá cực tốt..&&&
      By xanh_vang_do73 in forum SÀN OTC CỔ PHIẾU
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 28-05-2007, 03:09 PM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình