Đọc & Ngẫm
  • Thông báo


    + Reply to Article
    Kết quả 1 đến 19 của 19

    Hybrid View

    1. #1
      Ngày tham gia
      Nov 2015
      Bài viết
      64
      Được cám ơn 15 lần trong 11 bài gởi

      Mặc định Đọc & Ngẫm

      Góc nhìn mới về Bất động sản

      Bài này được viết dưới góc nhìn của người đi mua nhà để ở thay vì một nhà đầu cơ bất động sản chuyên đi “săn” các dự án.

      Quy hoạch hướng tâm là kết quả của lịch sử

      Cấu trúc không gian đô thị tập trung là khá phổ biến ở các nước. Chúng có đặc điểm dễ nhận biết là phát triển theo kiểu lan tỏa, chủ yếu dựa trên các trục giao thông hướng tâm. Thủ đô Paris của Pháp là điển hình cho quy hoạch kiểu này.
      Hầu hết các thành phố ở Việt Nam cũng đều có quy hoạch giống như vậy. Các ví dụ điển hình là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

      https://vietstock.vn/2020/02/goc-nhi...220-729589.htm



      Cấu trúc đô thị tập trung phát triển lan tỏa có nhiều hạn chế như: mật độ xây dựng cao, thiếu không gian xanh, không gian công cộng, ô nhiễm môi trường và kẹt xe.

      Điều này cũng góp phần khiến cho giá đất trong vùng lõi ngày càng đắt đỏ hơn do phần đông những người đi mua nhà để ở hay kinh doanh cũng đều muốn được ở gần “tâm”.
      Theo dự báo của Liên Hiệp Quốc, dân số thành thị ở Việt Nam sẽ vượt mức 35 triệu vào năm 2020. Dân số thành thị sẽ đạt khoảng 56 triệu người và chiếm gần 50% tổng dân số vào năm 2050.
      Sự gia tăng này sẽ làm cho áp lực dân số tại các đô thị lớn như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng… ngày càng tăng cao. Vì vậy, việc chấn chỉnh lại quy hoạch lại càng cấp thiết hơn bao giờ hết.

      Quy hoạch đô thị kiểu bàn cờ đang là xu thế

      Quy hoạch đô thị kiểu bàn cờ có thể coi là hướng phát triển của tương lai. Các thành phố lớn và hiện đại trên thế giới hầu hết đều có thiết kế theo kiểu này như: Barcelona (Tây Ban Nha), Seattle (Hoa Kỳ), New York (Hoa Kỳ)…
      Kết cấu hình học của quy hoạch bàn cờ giúp cho mọi con đường thông nhau thay vì các tuyến phố ngoắt ngoéo với nhiều ngõ cụt. Hình chữ nhật/hình vuông của các lô đất khi được quy hoạch theo ô bàn cờ giúp tạo ra một tổ hợp nhiều ngành nghề, lĩnh vực trong cùng một khu đô thị. Với nhiều lợi ích vượt trội, mô hình quy hoạch này đã được sử dụng tại nhiều nước trên thế giới.
      Tuy nhiên, việc quy hoạch lại một đô thị theo kiểu mới không phải là việc dễ làm khi mà quy mô dân số đã quá lớn. Với những đô thị có dân số trên 10 triệu dân như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… thì việc “đập đi xây lại” gần như là bất khả thi.


    2. #2
      Ngày tham gia
      Nov 2015
      Bài viết
      67
      Được cám ơn 23 lần trong 17 bài gởi

      Mặc định Thủ tướng Singapore: Sợ hãi gây hại hơn virus Corona

      Bà con quá sợ hãi có khi lại chết vì sợ trước khi chết vì virus ấy chứ

      Nhìn chung khi có biến cố lớn phải bình tĩnh mà xử lý chứ hốt hoảng mà bán bất chấp thì chỉ làm mồi cho cá mập thui

      Nếu mày giỏi việc gì thì đừng bao giờ làm nó miễn phí

    3. #3
      Ngày tham gia
      Jan 2020
      Bài viết
      57
      Được cám ơn 12 lần trong 8 bài gởi

      Mặc định GAS - Canh mua ở vùng đáy năm 2018

      Triển vọng của khí đốt đang được đánh giá khá tích cực trước bối cảnh nhu cầu về phát điện ngày càng cao, các nguồn từ than, thủy điện đều đang gặp khó khăn.
      Tuy vậy, nguồn cung khí đốt cho phát điện hiện mới đáp ứng được 66% nhu cầu. Trong khi nhu cầu khí cho phát điện trong giai đoạn 2020-2025 sẽ rất cao từ 8.5-9.5 tỷ m3/năm trở lên.

      Dự án khí Sao Vàng - Đại Nguyệt thuộc Lô 05-1b, Lô 05-1c và chuỗi Dự án đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2 (giai đoạn 2) đang là những dự án trọng điểm của GAS trong thời gian tới. Dòng khí Sao Vàng – Đại Nguyệt đầu tiên dự kiến về bờ vào cuối năm 2020.
      Hai dự án có trữ lượng lớn Lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh dự kiến hai dự án này sẽ được đưa vào khai thác vào năm 2022 và 2023.
      Nhìn chung thì về trung và dài hạn GAS có vẻ khá ổn. Trong giai đoạn bất ổn thì những cp dạng too big to fail như GAS thì khả năng chống chọi được với giông bão sẽ tốt hơn.
      https://vietstock.vn/2020/02/gas-can...582-729565.htm

    4. #4
      Ngày tham gia
      Nov 2015
      Bài viết
      67
      Được cám ơn 23 lần trong 17 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi john wick Xem bài viết
      Triển vọng của khí đốt đang được đánh giá khá tích cực trước bối cảnh nhu cầu về phát điện ngày càng cao, các nguồn từ than, thủy điện đều đang gặp khó khăn.
      Tuy vậy, nguồn cung khí đốt cho phát điện hiện mới đáp ứng được 66% nhu cầu. Trong khi nhu cầu khí cho phát điện trong giai đoạn 2020-2025 sẽ rất cao từ 8.5-9.5 tỷ m3/năm trở lên.

      Dự án khí Sao Vàng - Đại Nguyệt thuộc Lô 05-1b, Lô 05-1c và chuỗi Dự án đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2 (giai đoạn 2) đang là những dự án trọng điểm của GAS trong thời gian tới. Dòng khí Sao Vàng – Đại Nguyệt đầu tiên dự kiến về bờ vào cuối năm 2020.
      Hai dự án có trữ lượng lớn Lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh dự kiến hai dự án này sẽ được đưa vào khai thác vào năm 2022 và 2023.
      Nhìn chung thì về trung và dài hạn GAS có vẻ khá ổn. Trong giai đoạn bất ổn thì những cp dạng too big to fail như GAS thì khả năng chống chọi được với giông bão sẽ tốt hơn.
      https://vietstock.vn/2020/02/gas-can...582-729565.htm
      Thị trường phức tạp khó đoán thì cổ phiếu Too Big To Fail là ưu tiên hàng đầu
      Nếu mày giỏi việc gì thì đừng bao giờ làm nó miễn phí

    5. #5
      Ngày tham gia
      Jan 2020
      Bài viết
      57
      Được cám ơn 12 lần trong 8 bài gởi

      Mặc định MBB - Đánh chắc tiến chắc

      Tăng trưởng tín dụng của MBB đang có xu hướng dịch chuyển mạnh sang nhóm khách hàng cá nhân khi tỷ trọng đã tăng gấp đôi sau 5 năm và xu hướng này sẽ tiếp tục duy trì trong tương lai.

      Tốc độ tăng thu nhập ngoài lãi (NOII) của MBB đang khá tốt khi tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng trên 30%/năm kể từ 2016. Tiềm năng của mảng bancassurance sẽ là một trong những yếu tố chính thúc đẩy đà tăng trưởng NOII của MBB trong tương lai.

      Về cơ cấu nợ, hai nhóm nợ nghi ngờ và nợ dưới chuẩn đang có xu hướng tăng trở lại. Tuy nhiên nhóm nợ có khả năng mất vốn đang có chiều hướng tích cực khi giảm 35% so với 2018. Nhìn chung thì cơ cấu nợ của MBB hiện đang khá an toàn.

    6. #6
      Ngày tham gia
      Nov 2015
      Bài viết
      67
      Được cám ơn 23 lần trong 17 bài gởi

      Mặc định VGT - Trong nguy có cơ

      Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex, UPCOM: VGT) là đơn vị dẫn đầu trong ngành dệt may Việt Nam. Với các công ty thành viên trên khắp cả nước và năng lực sản xuất mạnh, VGT dự kiến sẽ đứng vững trước các khó khăn của ngành trong năm 2020.



      Mỹ đơn phương xóa bỏ các ưu đãi của WTO với nhiều nước đang phát triển

      Ngày 11/02/2020, Cơ quan Đại diện thương mại Mỹ (USTR) thông báo chính quyền Mỹ đã thu hẹp danh sách các nước đang phát triển và kém phát triển nhất để giảm ngưỡng kích hoạt các cuộc điều tra của Mỹ về việc liệu các nước này có gây tổn hại tới các ngành công nghiệp Mỹ với việc trợ cấp xuất khẩu không công bằng hay không.

      Động thái này đánh dấu sự từ bỏ chính sách thương mại của Mỹ trong 20 năm qua đối với các quốc gia đang phát triển, có thể dẫn tới các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc hơn đối với một số nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới.

      Với quyết định trên, Mỹ đã xóa bỏ các ưu đãi của nước này đối với một loạt các quốc gia và vùng lãnh thổ đang phát triển (tự coi là nước đang phát triển hoặc được công nhận là nước đang phát triển), bao gồm Albania, Argentina, Armenia, Brazil, Bulgaria, Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Colombia, Costa Rica, Gruzia, Ấn Độ, Indonesia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Malaysia, Moldova, Montenegro, Bắc Macedonia, Romania, Singapore, Nam Phi, Hàn Quốc, Thái Lan, Ukraine và Việt Nam. Điều này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến triển vọng của ngành dệt may nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.

      Dịch corona gây khó nhưng cũng là cơ hội khẳng định vị thế

      Dịch virus corona đang là vấn đề nóng nhất trên toàn cầu hiện nay. Dịch này không tác động trực tiếp đến đầu ra của các công ty dệt may vì hầu hết đều không xuất khẩu sang Trung Quốc. Tuy nhiên, việc nhiều nhà máy dệt tại Trung Quốc đóng cửa đầu năm 2020 sẽ khiến nguồn nguyên liệu đầu vào bị thiếu hụt.

      Theo ước tính của Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS), ngành dệt may hiện phải nhập khẩu 60-70% vải và nguyên phụ liệu các loại từ Trung Quốc, trong đó nhập khẩu vải chiếm nhiều nhất. Với một doanh nghiệp sở hữu nhiều công ty dệt quy mô lớn như VGT thì tác động này sẽ được hạn chế.

      Trong khi hầu hết các doanh nghiệp khác trong ngành dệt may Việt Nam chỉ mới đáp ứng đủ 2 hình thức là CMT (Cut - Make - ****) và FOB (Free On Board) thì Vinatex có đầy đủ các thành phần cần thiết để xây dựng chuỗi cung ứng hoàn chỉnh. Đây chính là nền tảng để Vinatex tiến từ hình thức CMT gia công thuần túy lên hình thức ODM (Original Design Manufacturing). Ngoài ra, các công ty thành viên của Vinatex cũng tự xây dựng các cửa hàng thời trang mang nhãn nhiệu riêng phục vụ thị trường nội địa.

      Nếu mày giỏi việc gì thì đừng bao giờ làm nó miễn phí

    7. #7
      Ngày tham gia
      Jan 2020
      Bài viết
      57
      Được cám ơn 12 lần trong 8 bài gởi

      Mặc định Doanh nhân thời đại dịch

      Tử tế không phải là bản năng mà là sự lựa chọn. Lựa chọn là người tử tế trong thời loạn không phải là việc đơn giản

      Theo lẽ thường, khi có khủng hoảng về dịch bệnh, nền kinh tế sẽ chịu tác động đầu tiên, và trong nền kinh tế thì các doanh nhân, những người chủ doanh nghiệp sẽ là người hứng chịu trước nhất, sau đó mới đến người lao động.

      Bạn bè tôi trong giới doanh nhân nhiều người giờ để cả doanh nghiệp trong trạng thái "ngủ đông", nằm yên, không cử động, thở rất khẽ để tiết kiệm năng lượng. Có cô gọi tâm sự buồn rầu, cuộc họp ở châu Âu lịch họp đã cố định, bọn em bay sang tận nơi vậy mà đối tác tìm mọi lý do trì hoãn không gặp. Hết lý do này đến lý do khác. Sau cùng mới vỡ lẽ ra họ sợ mình bay sang từ vùng có dịch nên không muốn gặp. Cả đoàn cuối cùng phải về không. Công ty cô ở trong nước có lịch chuyên gia sang đào tạo, huấn luyện, chuyển giao công nghệ, nhưng giờ thì bỏ cả, huỷ hết. Chả có chuyên gia nào muốn sang đất nước mà khi về họ buộc phải cách ly cộng đồng trong 14 ngày cả. Nào là họp đại lý, hội nghị khách hàng đầu năm, họp nhân viên, đào tạo thường niên, tất cả đều bị huỷ và hoãn vô thời hạn.

      Các nhà phân tích tin rằng trong số 23 ngành kinh tế được niêm yết trên thị trường chứng khoán thì chỉ có 4 ngành là ít chịu ảnh hưởng, thậm chí có ảnh hưởng tích cực, là dược, điện, nước sạch và công nghệ thông tin. Trái lại, có tới 10 ngành chịu ảnh hưởng trung bình và 9 ngành bị ảnh hưởng sâu sắc.

      Những ngành bị ảnh hưởng đầu tiên là ngành dịch vụ, du lịch, khách sạn, ăn uống, giao thông vận chuyển hành khách rồi kéo theo các ngành công nghiệp chế tạo, gia công và sản xuất. Khách sạn vắng tanh, nơi không may thì còn thành khu vực cách ly cho người bệnh, hàng quán vắng hoe, vắng ngắt, người bán ngồi nhìn nhau ngáp ngắn ngáp dài, máy bay chỉ có vài hành khách trên cả một chuyến bay có sức chuyên trở hàng trăm người.

      Nhưng bản chất của doanh nhân là rất nhanh nhạy, giỏi xoay chuyển. Vì thế, khi môi trường thay đổi, bộ não và các giác quan của họ lập tức phát tín hiệu, tìm kiếm, đánh hơi những cơ hội tồn tại, thậm chí là phát triển trên sự thay đổi bất ngờ ấy.

      Điều đó lý giải việc các quán cafe bán thêm cả nước rửa tay và khẩu trang, các quán ăn thì khuyến mại thêm các món phụ, đôi khi khuyến mại thêm luôn món chính để kéo khách đến, có nhà hàng hải sản khuyến mại thêm nguyên con cá hồi bốn món, nếu đặt bàn từ 5 người.

      Một số nhà thuốc bắt đầu găm nước rửa tay, khẩu trang bán tăng giá để kiếm lời, người dân vào nhà thuốc mua gặp giá cao, bật ra không mua được thì đã có mạng lưới cung cấp thiên la địa võng phi chính thống online phục vụ tận tình từ các loại nước rửa tay, khẩu trang lạ hoắc, chưa bao giờ nghe tên đến loại thông dụng nổi tiếng.

      Đây là lúc các câu chuyện siêu nhiên được mang ra kể từ việc không để họng khô, uống loại nước abc thì tránh được virus đến các loại thảo dược xyz siêu phàm nâng cao tính đề kháng, hệ miễn dịch. Kể các câu chuyện ly kỳ, có tính tương phản cao, có mở đầu và cái kết đôi khi vô tiền khoáng hậu nhưng lại mang được niềm tin lớn lao của người dùng với sản phẩm luôn là biệt tài của các doanh nhân nhưng mà thời khủng hoảng dịch bệnh thì năng khiếu này lại được phát huy một cách tối đa. Âu cũng là những biện pháp nâng cao tính miễn dịch của ngành nghề của họ hầu còn tồn tại. Nhưng thực tế hầu hết những việc làm đó đều bị lên án một cách gay gắt.

      Vậy biên giới nào giữa việc kinh doanh dựa trên sự thay đổi của môi trường mà người ta chấp nhận được và các hành động kiếm lời quá đáng dựa trên hoàn cảnh? Đó là nơi đạo đức kinh doanh ngự trị. Bạn tạo được giá trị cộng thêm cho sản phẩm, dịch vụ để kéo khách hàng đến với mình rất khác với việc bạn tạo mọi cách kể cả việc loan tin thất thiệt tạo sự sợ hãi để ép khách hàng đến với mình rồi găm hàng, đẩy giá bán kiếm lời. Đó là hành động vô đạo đức.

      Vậy nhưng trong đại dịch có những lớp doanh nhân khác, có những người thậm chí còn quên mình là doanh nhân để đi làm những việc mà người ta nói là "vác tù và hàng tổng". Một anh bạn tôi chỉ trong hai tuần đầu tiên của dịch bệnh anh đã gom được hàng chục ngàn chiếc khẩu trang phát miễn phí cho người dân, một anh bạn khác người vừa khánh thành nhà máy sản xuất dược phẩm đã lập tức chuyển cả dây chuyền sang sản xuất nước rửa tay cung cấp cho chương trình phát miễn phí. Khi chúng tôi đến đặt vấn đề mua nước rửa tay phát miễn phí, anh nói bọn em làm không công chỉ lấy tiền nguyên liệu nhưng ngặt nỗi không đủ vỏ chai anh ạ. Vậy là chúng tôi lại xoay hết các ngả để tìm vỏ chai, do biên giới đóng cửa, việc cung cấp các sản phẩm chai nhựa từ Trung Quốc sang hầu như bị chặn lại cả, may sao cuối cùng chúng tôi cũng xoay đủ. Quệt dòng mồ hôi chảy túa trên khuôn mặt giữa ngày đông giá rét, anh cười rạng rỡ, giờ chỉ mong "thằng" nhà máy cồn đừng lăn ra chết đột tử là anh em mình xong việc cho mọi người.

      Có anh bạn khác làm trong ngành truyền thông thì lại đứng ra lập nên nhóm những người bạn chung tay chống tin giả trên mạng xã hội. Liên kết với một nhà báo nay đã chuyển sang làm tại bộ phận truyền thông của bộ Y tế, tất cả các thông tin mới nhất nóng nhất kịp thời nhất đều được nhóm chuyển cho các anh em có uy tín trên mạng xã hội truyền thông kịp thời đến cộng đồng. Không để các tin giả gây hoang mang cho bà con.

      Còn anh bên nhà xuất bản thì cho ra mắt cẩm nang phòng virus, bản kỹ thuật số để có thể chia sẻ cho mọi người, hoàn toàn miễn phí. Họ cứ lao lên phía trước như thể phía sau họ không phải là doanh nghiệp của họ với hàng trăm con người cũng cần ăn, cần sống, cần thu nhập, cứ như thể họ là nhân viên xã hội chỉ có việc nai lưng ra làm cho cộng đồng vậy.

      Rất nhiều người khác thì coi việc không làm việc thất đức, chia sẻ lẫn nhau và chỉ lan truyền điều tử tế, lạc quan đã là một đóng góp. Bạn tôi, người vốn bay rất nhiều trên hạng thương gia đã nở một nụ cười tươi, cảm thông với cô tiếp viên hãng hàng không quốc gia khi bữa trưa trên máy bay thời dịch bệnh chỉ có một chai nước và chiếc khăn ướt dùng một lần thay vì một bữa ăn thịnh soạn như mọi khi. Các bạn bè, nhà cung cấp đều tự nguyện giảm giá, chia sẻ sự khó khăn với các ngành dịch vụ bị ảnh hưởng. Một công ty du lịch chuyên nhận khách đi tàu ở Vịnh Hạ Long, lượng khách quốc tế đột ngột giảm đến 60%, anh em trước Tết đang lãi, nay thành lỗ. May sao ông chủ tàu tự nguyện giảm giá đến hơn 50% cho công ty du lịch thuê tàu. Ông nói các bạn khó là tôi cũng khó, chúng ta cùng chia sẻ để vượt qua giây phút này.

      Tử tế là sự lựa chọn. Và những người đã chọn tự tể không bao giờ đếm xỉa đến những con sâu làm rầu nồi canh, những con sâu chọn đứng phía bên kia bờ của sự tử tế (và suy cho cùng thì những người này không đáng được gọi là doanh nhân, không thể coi là doanh nhân). Họ biết vượt lên khó khăn đôi khi quên mình và hoàn cảnh cá nhân. Và vì thế họ là doanh nhân, doanh nhân thời đại dịch.

    8. #8
      Ngày tham gia
      Nov 2015
      Bài viết
      64
      Được cám ơn 15 lần trong 11 bài gởi

      Mặc định DIG - Hiệu quả sinh lời liên tục được cải thiện

      DIG là một doanh nghiệp không qua1no63i nhưng cứ âm thầm đi lên trong ngành bất động sản

      DIG tăng trưởng tốt ngay cả khi thị trường bất động sản gặp khó khăn. Giá cổ phiếu cũng đang test lại đáy cũ năm 2018 và mở ra cơ hội đầu tư khá hấp dẫn.

      Theo thống kê của Bộ Xây dựng, tổng số giao dịch nhà đất thành công trong cả nước năm 2019 là 83,136 giao dịch, giảm 26.1% so với năm 2018; trong đó, bất động sản du lịch nghỉ dưỡng chỉ có 6,280 giao dịch, cũng giảm 20% so với năm 2018.

      Theo Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA), trong năm 2019, toàn thành phố chỉ có 01 “dự án nhà ở thương mại có quyền sử dụng đất ở” được UBND thành phố “chấp thuận chủ trương đầu tư”, giảm 92%; có 04 dự án nhà ở thương mại được “chấp thuận chủ trương đầu tư và công nhận chủ đầu tư”, giảm 85% và chỉ có 16 dự án nhà ở thương mại được “chấp thuận đầu tư”, giảm 80%.



      Vượt qua khó khăn chung của ngành bất động sản, DIG đã đạt được những kết quả khá ấn tượng trong năm 2019. Doanh thu quý 4/2019 của công ty mẹ - DIC Corp đạt 659.7 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, doanh thu hoạt động kinh doanh bất động sản tăng 44.9 tỷ đồng tương đương 7%, chủ yếu từ chuyển nhượng căn hộ dự án chung cư DIC Phoenix (TP. Vũng Tàu), chung cư Vũng Tàu Gateway (TP. Vũng Tàu) và chuyển nhượng quyền sử dụng đất dự án khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên (Tỉnh Vĩnh Phúc). Bên cạnh đó, doanh thu từ cung cấp dịch vụ tăng 23.5 tỷ đồng, tương đương 548%.

      Ngoài các nguyên nhân biến động chủ yếu như báo cáo tài chính của công ty mẹ - DIC Corp nêu trên, báo cáo tài chính hợp nhất có thêm các biến động như: doanh thu bán thành phẩm (vật liệu xây dựng) tăng 31.7 tỷ đồng, doanh thu cung cấp dịch vụ tăng 24 tỷ đồng, doanh thu hoạt động xây lắp tại các công ty con tăng 37.7 tỷ đồng.

      Từ các biến động trên làm cho lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trên báo cáo hợp nhất quý 4/2019 đạt 329.4 tỷ đồng tăng 135.8 tỷ đồng, tương ứng tăng 70% so với cùng kỳ năm trước.

      Xét trong giai đoạn 2015-2019, lãi ròng của DIG đạt tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR - Compounded Annual Growth Rate) lên tới 152.07%. Điều đáng nói, dù doanh thu sụt giảm trong năm 2019 (do khó khăn chung của ngành bất động sản) nhưng lợi nhuận sau thuế vẫn tăng trưởng 30.37% so với cùng kỳ năm trước. Những con số này là minh chứng cho chiến lược kinh doanh bài bản, hiệu quả của ban lãnh đạo DIG trong những năm qua.



      Trước đó, tại sự kiện Analyst Meeting quý 4/2019, đại diện Tập đoàn cho biết, trong năm 2020, DIG kỳ vọng mang về 3,500 tỷ đồng doanh thu thuần (hợp nhất). Về lợi nhuận trước thuế, DIG đặt chỉ tiêu hợp nhất đạt 850 tỷ đồng, tăng 55% so với thực hiện của năm 2019. Lợi nhuận năm tới sẽ đến từ 3 dự án chủ yếu gồm dự án tổ hợp Chung cư Vũng Tàu Gateway - Trung tâm Chí Linh, Khu phức hợp Cap Saint Jacques giai đoạn 1 - TP Vũng Tàu và Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên. Đồng thời, công ty cũng đang có kế hoạch chào bán toàn bộ cụm khách sạn Pullman và dự án Landmark do tỷ suất lợi nhuận của mảng này còn thấp, trong khi giá trị tài sản khá cao.

      Với nhiều dự án nằm ở các khu đô thị lớn như Vĩnh Phúc, Hà Nam, Quảng Bình, Đồng Nai, Hậu Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu... dự kiến kết quả kinh doanh của DIG vẫn sẽ tăng trưởng ổn định trong các năm tới. Bởi theo các chuyên gia phân tích, triển vọng phát triển hiện thuộc về các doanh nghiệp bất động sản sở hữu quỹ đất lớn, đầy đủ pháp lý ở những khu vực có tiềm năng phát triển về hạ tầng.


    9. #9
      Ngày tham gia
      Jan 2020
      Bài viết
      57
      Được cám ơn 12 lần trong 8 bài gởi

      Mặc định IMP - Tiềm năng lớn nhưng giá hiện tại không còn hấp dẫn

      Ngành dược có tiềm năng phát triển lớn
      Việt Nam hiện được xếp vào nhóm những nước có ngành dược mới nổi (pharmerging countries) và được đánh giá là có nhiều tiềm năng tăng trưởng.

      Tiềm năng tăng trưởng dài hạn từ các nhà máy đạt tiêu chuẩn EU-GMP
      IMP là doanh nghiệp dược Việt Nam sở hữu số lượng nhà máy vận hành theo tiêu chuẩn EU-GMP nhiều nhất. Do đó, theo luật đấu thầu thuốc thì các dòng thuốc có tiêu chuẩn EU-GMP và PIC/s sẽ được ưu tiên lựa chọn. Đây được kỳ vọng sẽ là động lực tăng trưởng dài hạn của IMP trong thời gian tới.

    10. #10
      Ngày tham gia
      Jan 2020
      Bài viết
      57
      Được cám ơn 12 lần trong 8 bài gởi

      Mặc định Châu Âu cần nhận thức rõ ý đồ của Trung Quốc

      Trung Quốc quá quan trọng với Châu Âu
      Cả người dân Châu Âu lẫn các nhà chính trị và doanh nhân đều nhận thấy được mối nguy từ Trung Quốc của Tập Cận Bình. Mặc dù Tập Cận Bình được xem là một chính khách cứng rắn sử dụng các công nghệ tiên tiến và hiện đại trong nỗ lực áp đặt quyền kiểm soát lên toàn bộ người dân Trung Quốc. Ông đã thiết lập một chế độ hoàn toàn đối lập với các giá trị được tạo ra bởi Liên minh Châu Âu. Nhưng người Châu Âu xem Trung Quốc là một đối tác kinh doanh quan trọng đến mức không thể từ bỏ.

      Sự vội vàng trong việc kết thân với Tập Cận Bình được thấy rõ nhất là ở nước Anh, nơi đang trong quá trình tách khỏi EU. Thủ tướng Boris Johnson muốn nước Anh không liên quan gì đến EU càng nhiều càng tốt và xây dựng một nền kinh tế thị trường tự do không bị ràng buộc bởi các quy định của EU. Thủ tướng Anh có vẻ khó thành công, bởi vì EU đã sẵn sàng chuẩn bị các biện pháp để đối phó với sự bãi bỏ quy định mà chính phủ của Boris Johnson đã lên kế hoạch sẵn. Nhưng trong lúc này, nước Anh đang để ý đến Trung Quốc như là một đối tác đầy tiềm năng, với hy vọng sẽ tái lập mối quan hệ mà cựu Thủ tướng Exchequer George Osborne đã xây dựng từ năm 2010 đến năm 2016.

      Tôi đánh giá chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã làm tốt hơn EU rất nhiều trong việc xử lý mối quan hệ với Trung Quốc. Cả hai **** Dân chú và Cộng hòa đều cho rằng Trung Quốc là một đối thủ chiến lược và đưa gã khổng lồ công nghệ Huawei cùng với hàng loạt công ty của Trung Quốc vào cái gọi là Entity List, cấm các công ty Mỹ giao dịch với bên Trung Quốc mà không có sự cho phép của chính phủ.

      Tôi thấy chỉ có một người có thể vi phạm nguyên tắc mà không bị trừng phạt: đó chính là Donald Trump. Thật không may, ông ấy đang vi phạm nguyên tắc bằng cách đưa Huawei lên bàn đàm phán với Tập Cận Bình. Từ tháng 05/2019, khi Mỹ đưa Huawei vào Entity List, Bộ Thương mại chấp thuận cho Huawei thêm 3 tháng miễn trừ để giảm bớt sự khó khăn của các nhà cung cấp linh kiện Hoa Kỳ.
      https://vietstock.vn/2020/02/chau-au...775-731428.htm

    11. #11
      Ngày tham gia
      Jan 2020
      Bài viết
      57
      Được cám ơn 12 lần trong 8 bài gởi

      Mặc định Đánh lộn và chơi chứng khoán có gì giống nhau?

      Những nhà đầu tư lâu năm đôi khi sẽ cảm nhận việc chơi chứng khoán đang ngày càng trở nên quá phức tạp với rất nhiều biến số. Ở một góc nhìn nào đó thì việc này so với đánh lộn trên đường phố xem ra có khá nhiều điểm tương đồng.

      Chơi chứng khoán quá phức tạp

      Ai đánh chứng khoán lâu năm hẳn cũng nhận ra là việc kiếm tiền trên thị trường ngày càng khó. Khi xưa đọc sách thấy bảo chỉ cần phân tích báo cáo tài chính thấy doanh nghiệp tốt mua vào là ăn, nay ra thị trường mới biết kiếm tiền nào dễ như thế. Vài tay IS rảnh rỗi đi ôm bom liều chết, ông Donald Trump bên Mỹ đăng vài dòng tweet bất ngờ hay anh Kim Jong Un bên Bắc Hàn buồn buồn thử vài quả tên lửa sắp hết hạn sử dụng cũng có thể khiến thị trường lao đao.

      Các biến số trong đánh nhau, ẩu đả trên đường cũng nhiều chả kém khi chơi chứng khoán nên phân tích kỹ một số tình huống bên này hoàn toàn có thể rút ra những bài học “xương máu” cho bên kia.

      Cao thủ không có nghĩa là lúc nào cũng thắng

      Đánh lộn là cuộc đời, chơi chứng khoán cũng là cuộc đời. Mà cuộc đời thì bản chất là vô thường, là khó lường. Võ công của anh có thể cao thật đấy nhưng ngộ nhỡ bị trượt … vỏ chuối hay bị ném cát vào mặt thì cũng bị ăn đòn như thường.

      Đừng nhìn trên phim Tàu các cao thủ như Lý Liên Kiệt, Ngô Kinh, Chung Tử Đơn, Hồng Kim Bảo, Thành Long… có thể đánh một lúc mấy chục người, quyền cước như mây, quần áo không vết xước mà tưởng thật. Trong phim thì oai phong thế chứ ngoài đời thì cũng sứt đầu mẻ trán đấy. Chẳng thế mà một ông Jack Ma suy dinh dưỡng vẫn có thể dùng “Nhân dân tệ thần quyền” thu phục gần chục cao thủ trên phim đó sao.

      Chơi chứng khoán cũng thế. Nếu tính toán được hết thì mấy ông giáo sư, tiến sỹ tài chính chẳng phải thành tỷ phú hết cả rồi còn gì. Làm sao còn có chuyện có quỹ Long-Term Capital Management (LTCM) gồm hai ông đoạt giải Nobel Kinh tế cộng thêm hơn chục ông tiến sỹ toán học bên Mỹ đầu tư vài năm thì bung bét hết cả, mất gần sạch vốn! Nếu chỉ thuần túy dựa vào trí thông minh mà kiếm tiền thì ông Isaac Newton đã không lỗ chổng vó khi đầu tư chứng khoán. Thị trường chứng khoán đâu chỉ là cuộc chơi của những con số.

      Các tin tức kiểu như ông Tổng giám đốc A bị lên cơn đau tim đột ngột, ông Chủ tịch Hội đồng quản trị B đột xuất bị gọi đi ăn cơm tù, bà Kế toán trưởng C thụt két mấy trăm tỷ trốn ra nước ngoài không thông báo… nhiều như quân Nguyên. Danh mục 5-6 mã thì có 1-2 mã bị dính vào những scandal như vậy cũng là bình thường. Biết mình sai thì phải sửa sai, thấy không ổn thì phải cắt lỗ bỏ chạy. Đừng vì một chút sĩ diện mà bỏ mình!

      Phải biết “thuận theo thời thế”

      Nếu thấy đồng bọn bên mình ít mà bên đối thủ lại quá đông thì phải biết “thuận theo thời thế” mà bỏ chạy cho nhanh, “ẩn mình chờ thời” để sau này còn phản công. Anh nào muốn ở lại làm “anh hùng” thì có rất nhiều khả năng sẽ trở thành “thương binh”, thê thảm hơn có khi chuyển hẳn sang diện “liệt sỹ”. Thuyền trưởng Bluejam từng nói: “Kẻ sống sót trên chiến trường chỉ có kẻ mạnh và thằng hèn. Thực tế thì anh hùng luôn luôn chết”.

      Chứng khoán cũng thế. Nếu thấy đà giảm quá mạnh thì chớ có dại mà mua bình quân giá xuống ngay. Ông Warren Buffett tiền nhiều thế lớn lại danh tiếng đầy mình nên khi ổng mua bình quân thì giá có thể ngừng giảm ngay. Còn mình nhiều khi tiền ít gạo đong, đặt lệnh một phát thì tiền hết sạch ngay thì có khi lại thành thảm họa. Ít nhất cũng phải chờ cho sóng gió qua đi, giá không còn giảm mạnh nữa thì mua vào.

      Chú ý “nhân vật trung tâm”

      Đa số các trận đánh nhau ngoài đường phố là loạn đấu, nói một cách bình dân là đánh nhau loạn xạ và hầu như chẳng có quy tắc gì. Tuy nhiên, vẫn có một yếu tố bất biến. Thường thì ban đầu sẽ là xích mích giữa hai nhân vật trung tâm (tạm gọi là đại ca), sau thì lan dần sang đám đàn em. Mặc dù số lượng tham gia đánh nhau có thể nhiều ít khác nhau và vũ khí sử dụng tùy loại (dao, sung, kiếm…) nhưng nhìn chung nếu tay đại ca (thường là hung hăng và giỏi võ nhất) của bên nào mà gục trước thì mấy tên đàn em (đa số là thành phần ăn hôi, theo đuôi hò hét, cổ vũ kích động…) bên phe kia sẽ tự động tan rã.

      Trong chứng khoán cũng có “nhân vật trung tâm” giống như vậy. Khi nhóm Large Cap đang giảm mạnh thì chớ có dại mà mua vào dù rằng các mã mình mua chẳng liên quan gì về mặt cơ bản đến nhóm này.

      Khi nhóm Large Cap giảm hay tăng mạnh thì đều ảnh hưởng cực lớn đến triển vọng thị trường chung. Qua đó cũng ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý nhà đầu tư và xu hướng của cổ phiếu trong danh mục của mình nên đừng mong chờ sẽ có “câu chuyện riêng” hay “kỳ tích đi ngược thị trường” xuất hiện.

    12. Những thành viên sau đã cám ơn :
      tradingpro8x (04-03-2020)

    13. #12
      Ngày tham gia
      Aug 2010
      Bài viết
      648
      Được cám ơn 325 lần trong 218 bài gởi

      Mặc định Hai đối tượng thu gom khẩu trang đã qua sử dụng trong dịch Covid-19








    14. #13
      Ngày tham gia
      Jan 2020
      Bài viết
      57
      Được cám ơn 12 lần trong 8 bài gởi

      Mặc định Niềm tin trong đại dịch

      ____Dưới đây là những chia sẻ của Nhà Văn Marko Nikolic_____

      Tôi đã làm một điều mà hầu hết mọi bạn Việt của tôi không tán thành: tôi đã đầu tư phần lớn tiền tiết kiệm trong nhiều năm qua vào chứng khoán Việt Nam.

      Khoản tiền đó đủ để tôi có thể sống ở Việt Nam ít nhất hai ba năm. Khi biết tin, các bạn Việt của tôi cắn môi sửng sốt, chỉ trích hành động ''dại dột' của tôi. Đầu tư chứng khoán khá phổ biến trong các nước phát triển (riêng ở Mỹ, cả một nửa dân số sở hữu cổ phiếu), tuy nhiên ở Việt Nam nó được xem như một hoạt động liều lĩnh đầy rủi ro được so sánh với cờ bạc hay xổ số, với chỉ 1-2% của dân số là người chơi chứng khoán (''chơi'' là một từ thật ghê gớm!). Khi tôi hỏi các bạn tại sao người Việt e dè chứng khoán mặc dù kinh tế tăng trưởng ổn định, họ trả lời rằng họ không có sự tin tưởng vào chứng khoán Việt Nam nói chúng và vào các con số tài chính của các doanh nghiệp Việt nói riêng.

      Vậy tại sao tôi quyết định tham gia chứng khoán Việt Nam? Không phải vì tôi thiếu cân nhắc hay thiếu sự hiểu biết: tôi đã dành nhiều tháng để nghiên cứu và thu lượm kiến thức, tìm hiểu về các doanh nghiệp trước khi rót tiền gom cổ phiếu. Cũng không phải vì lòng tham lam, bởi tôi đã biết từ trước rằng theo con số thống kê, chứng khoán Việt Nam có mức tăng trưởng khá khiêm tốn so với các thị trường lớn như Mỹ.

      Tôi quyết định đầu tư vì có niềm tin và sự tin tưởng vào kinh tế Việt Nam trong tương lai. Tôi sẵn sàng chịu rủi ro và thiệt hại ngắn hạn để đạt được mục tiêu dài hạn. Đồng thời, các nhà đầu tư rót tiền của mình để giúp doanh nghiệp huy động vốn và phát triển tốt hơn. Nguyên tắc chứng khoán dựa trên lòng tin cậy lẫn nhau và kỳ vọng tích cực vào tương lai. Vậy khi thị trường chứng khoán lao dốc tháng trước vì dịch virus Covid-19, sụt giảm gần mười phân trăm và liên tục phá đáy khiến các nhà đầu tư hoang mang hoảng hốt, tôi cũng phải ''chảy máu'' cùng nó, phải chịu thiệt hại rất nặng nề. Tuy vậy, tôi không bán cổ phiếu để cắt lỗ, vẫn giữ sự bình tĩnh. Bởi tôi chưa mất niềm tin. Tôi biết rằng khủng khoảng này sớm hay muộn phải kết thúc và cuộc sống trở lại bình thường.

      Dịch Covid-19 không phải biến động đầu tiên khiến các cổ phiếu của tôi "chảy máu": năm 2018 chiến tranh thương mại Mỹ - Trung cũng khiến thị trường chứng khoán chìm vào sắc đỏ và làm các nhà đầu tư hoang mang, bi quan. Tuy nhiên, lịch sử cho thấy, thị trường chứng khoán đã vượt qua bao nhiêu sóng gió của thế kỷ 20, bao nhiêu chiến tranh và sự kiện ác liệt. Nhưng khi lâm vào khó khăn, chúng ta hay mất khả năng nhìn xa trông rộng và bị nỗi sợ hãi trước mắt làm tê liệt. Chúng ta mất niềm tin vào tương lai và ánh sáng ở cuối đường hầm. Theo cách tương tự, khi người dân gần đây đổ vào các siêu thị ùn ùn mua thực phẩm tích trữ, điều đó cho thấy họ bị nỗi sợ hãi chi phối và mất đi niềm tin vào khả năng của chính chúng ta - cả chính quyền lẫn dân chúng - kiểm soát tình hình.

      Mặc dù virus Covid-19 diễn biến rất khó lường, tôi vẫn giữ lòng lạc quan khi thấy phản ứng nhanh chóng và đúng đắn của các cơ quan chức năng và thái độ tận tụy của các y tá, bác sĩ Việt Nam. Chúng ta không có lựa chọn nào khác ngoài việc đặt niềm tin vào các cơ quan nhà nước và vào sự tháo vát, kiên trì vốn có của con người ta.

      Có một bài học mà chứng khoán dạy cho tôi. Theo một nghiên cứu, việc theo dõi các tin tức và diễn biến tài chính một cách thái quá có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự hiệu quả đầu tư vì những cảm xúc tiêu cực như nỗi sợ hãi mà tin tức gây ra có thể dẫn đến những quyết định vội vã trái ngược với các nguyên tắc đầu tư và từ đó, gây thiệt hại đáng tiếc. Tương tự, những tin tức tiêu cực được cập nhật hàng giờ về dịch Covid-19 ở Việt Nam trong thời gian qua đã gieo rắc sợ hãi và gây cuồng loạn của một phần dân số. Tôi mong chúng ta sẽ tìm cách để kiểm soát cảm xúc trước cơn bão tin tức đáng lo ngại bủa vây ta.

      Người Serbia có tục ngữ ''na muci se poznaju junaci'', tôi tạm dịch là ''thời khó khăn chứng tỏ người hùng''. Trong thời kỳ khó khăn hiện nay, chúng ta quên rằng ông bà tổ tiên của ta đã phải trải qua những nỗi khó khăn và vượt qua những nghịch cảnh lớn hơn rất nhiều. Chẳng hạn, ông ngoại của tôi đã sống sót qua trại tập trung Đức Quốc Xã trong Thế chiến thứ hai. Một người thân của gia đình tôi đã tham gia ba chiến tranh ở tập niên 90 khi Nam Tư cũ chìm vào nội chiến. Bản thân tôi đã chứng kiến vụ đánh bom của NATO kéo dài 78 ngày vào năm 1999 khi cả dân số phải ẩn nấp tại những hầm tránh bom, sống trong trạng thái lo sợ triền miên.

      Kinh nghiệm đời sống đã củng cố sự lạc quan và niềm tin trong tôi, và tôi biết rằng người Việt sẽ tìm đủ sức lực để chung tay chống dịch bệnh và vượt qua các hậu quả về kinh tế mà nó sẽ gây ra.

      Sự kiên quyết của người Việt Nam là điều mà lịch sử đã chứng minh nhiều lần rồi. Và khi tôi quyết định chọn Việt Nam làm quê thứ hai, một trong những lý do cũng là sự tin tưởng vững chắc mà tôi đặt vào dân tộc Việt Nam.

    15. #14
      Ngày tham gia
      Jan 2020
      Bài viết
      54
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Tính bầy đàn trên thị trường tài chính qua chuyện cái khẩu trang

      Khi mọi thứ thuận lợi, những điều tốt đẹp luôn được phô bày ra. Khi cuộc sống trở nên khó khăn, chính là lúc mặt tối của con người lộ diện.

      Trong bộ phim The Dark Knight (2008) của đạo diễn Christopher Nolan, Joker đã có một câu nói vô cùng ấn tượng khi hắn ngồi đối diện với Batman trong buồng giam ở Sở cảnh sát Thành phố Gotham: “Khi gặp chuyện ngặt nghèo, những con người văn minh này sẽ cắn xé lẫn nhau”. Ở thời điểm hiện tại, khi dịch Covid-19 đang hoành hành, người viết bỗng nhớ lại câu nói ấy.



      Joker và Batman trong phim The Dark Knight. Nguồn: Pinterest

      Từ chuyện cái khẩu trang trong dịch Covid-19

      Cảnh tượng người dân Việt Nam, Trung Quốc… xếp hàng dài mua khẩu trang ở các điểm bán đã không còn xa lạ kể từ đầu năm 2020 đến nay. Nỗi sợ bị lây nhiễm virus gây nguy hiểm chết người đã khiến cho hầu hết dân chúng lo ngại và phản ứng thái quá.

      Việc người dân đeo khẩu trang “mọi lúc mọi nơi” và mua quá nhiều khẩu trang để tích trữ cũng đồng nghĩa với việc các bác sỹ, nhân viên y tế… có nguy cơ bị thiếu hụt khẩu trang trong quá trình chăm sóc người bệnh. Đã có khá nhiều chuyên gia lên tiếng về việc này.

      Tuy nhiên, người dân có vẻ như không nghe theo khuyến cáo của các chuyên gia là mấy. Tưởng như chỉ có ở Việt Nam, Trung Quốc… thì chuyện này mới xảy ra nhưng thực tế thì tại những quốc gia phát triển lâu đời như Mỹ, Ý, Nhật Bản… tình hình cũng không khá hơn.



      Người dân tại TP Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây, xếp hàng chờ mua khẩu trang. Nguồn: AP
      Người viết khá bất ngờ khi biết rằng hầu hết các báo ở châu Âu đều đăng các bài về các phương pháp phòng tránh dịch Covid-19 nhưng hầu như không nhắc đến việc đeo khẩu trang!

      Ông Alex Azar, Bộ trưởng Bộ Y tế và Dân sinh Mỹ, cho rằng việc tích trữ khẩu trang là điều không cần thiết với người Mỹ vì nguy cơ không cao. TS Anita Patel thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh Mỹ (CDC) phát biểu:"Chúng tôi thấy rằng mọi người đang mua khẩu trang vì hoảng loạn chứ không phải nhu cầu thực tế".

      Tuy nhiên, bất chấp lời khuyên từ các chuyên gia, người dân Mỹ và châu Âu vẫn cứ đổ xô đến các siêu thị, nhà thuốc… để “gom hàng”. Họ đang bị ảnh hưởng bởi hội chứng tâm lý bầy đàn (herding bias).



      Người Mỹ đổ xô đi mua nước rửa tay và khẩu trang y tế do dịch Covid-19. Nguồn: USA Today

      Đến tính bầy đàn trên thị trường tài chính

      Cơn sốt mua vàng trong những tuần qua cũng hoạt động dựa trên cơ chế giống như vậy. Thấy giá vàng lên mạnh là dân chúng lại đổ xô đi mua. Khi ấy thì họ đâu quan tâm là vàng đã lên nhiều bao nhiêu trước đó hay chuẩn bị chạm ngưỡng kháng cự (resistance) nào. Sự lây lan của “virus cảm xúc” có khi còn kinh khủng hơn cả virus corona!

      Tài chính hành vi, đại diện tiêu biểu nhất là GS Daniel Kahneman (Nobel Kinh tế 2002), là lĩnh vực tài chính sử dụng các lý thuyết cơ bản dựa trên tâm lý con người để giải thích những bất thường trên thị trường tài chính. Trong đó, lý thuyết tài chính hành vi chỉ ra rằng cơ chế điều chỉnh thị trường về trạng thái cân bằng không phải lúc nào cũng có thể xảy ra. Có nghĩa là sẽ có trường hợp những nhà đầu tư “hợp lý” sẽ không thể chiến thắng những nhà đầu tư “bất hợp lý”. Thị trường Việt Nam hiện nay có thể coi là một ví dụ điển hình.

      VN-Index đã lao dốc khá nhiều kể từ đầu năm. Các cổ phiếu bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch Covid-19 như HVN, SAB, GMD,… đi xuống mạnh thì không gây bất ngờ. Điều khiến giới phân tích cảm thấy lo ngại là ngay cả những mã vốn không có nhiều liên hệ với dịch bệnh cũng bị vạ lây.

      Thiết nghĩ việc dự báo chỉ số xuống đến 600 điểm hay lên 1,000 điểm trong vòng vài tháng tới vào lúc này thì cũng không quá quan trọng. Bởi vì ngay cả khi anh nói đúng và hợp lý thì chắc gì người ta đã tin. Các chuyên gia y tế hàng đầu thế giới khuyên về việc mua bán và sử dụng khẩu trang người ta còn không tin thì việc các chuyên gia chứng khoán nói không ai nghe xem ra cũng là điều bình thường. Ai cũng làm theo đám đông mà thôi.

      Nếu thị trường đột nhiên quay đầu tăng điểm mạnh khoảng 5-7 phiên thì có khi chả ai thèm nhớ đến Covid-19 và các ảnh hưởng của nó lên nền kinh tế nữa. Bởi vì họ bận đi đua lệnh rồi!

    16. #15
      Ngày tham gia
      Jan 2020
      Bài viết
      57
      Được cám ơn 12 lần trong 8 bài gởi

      Mặc định

      Dù là một cổ phiếu tiềm năng nhưng vẫn còn khá nhiều yếu tố cần phải cân nhắc thận trọng trước khi đầu tư vào CTCP Gemadept (HOSE: GMD). Vùng mua dự kiến của cổ phiếu này là 13,000-15,000.

      Ngành cảng biển có nguy cơ dư thừa công suất

      Cơ cấu doanh thu của GMD đã có sự dịch chuyển rõ rệt kể từ năm 2014 đến nay. Công ty đã đẩy mạnh việc tái cơ cấu doanh nghiệp khi giảm dần mảng logistics có tỷ suất sinh lời thấp để tập trung vào cảng biển. Cụ thể, GMD đã chuyển nhượng 51% vốn tại Công ty TNHH CJ - Gemadept Logistics Holding, 49% vốn tại Công ty TNHH CJ - Gemadept Shipping Holding và 51% vốn tại CTCP Tiếp vận và Cảng quốc tế Hoa Sen - Gemadept.

      Tỷ trọng doanh thu của mảng cảng biển đã tăng từ mức 36.4% vào năm 2014 lên mức 89.2% trong năm 2019. Tuy nhiên, hướng đi này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.


      Số lượng cảng biển ở Việt Nam quá nhiều

      Tư duy phát triển cảng biển từ trước đến nay ở các địa phương vẫn là cứ có nhu cầu vận chuyển và có tiềm năng phát triển là phải có ngay một cảng mới. Bởi thế mới phát sinh tình huống hầu như các tỉnh, thành ven biển đều đầu tư xây cảng biển. Theo Cục Hàng hải Việt Nam, Việt Nam hiện có 49 cảng biển được phân loại. Trong đó, 17 cảng biển loại I, 23 cảng biển loại II và 9 cảng biển loại III. Điều này làm gia tăng cạnh tranh nội bộ không cần thiết và khó tạo ra được những cảng mang tầm vóc khu vực và quốc tế.

      Các đối thủ cạnh tranh của GMD trong khu vực miền Bắc (chủ yếu nằm ở Hải Phòng và Quảng Ninh) gồm: Cảng Lạch Huyện - HICT, Cảng Viconship, Cảng Hải Phòng, Cảng Cái Lân… Ở miền Nam, GMD cũng phải chịu áp lực lớn từ Cảng Tân Cảng - Hiệp Phước, Cảng Cái Mép - TCCT, Cảng quốc tế Cái Mép - CMIT, Cảng Tân Cảng - Cái Mép - TCIT… Điều này sẽ khiến cho lợi nhuận của từng cảng có nguy cơ sụt giảm trong tương lai do cạnh tranh tiêu cực giữa các cảng với nhau. Đây có thể coi là một trong những lo ngại lớn nhất của giới đầu tư về GMD trong những năm tới.

      Dịch Covid-19 gây thiệt hại lớn cho ngành cảng biển, logistics và vận tải

      Sự bùng phát của đại dịch Covid-19 vào đầu năm 2020 đã khiến nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực.

      Người dân hạn chế chi tiêu khiến thị trường tiêu thụ bị co hẹp. Các doanh nghiệp sản xuất gặp khó khăn vì thiếu hụt nguyên liệu sản xuất. Dịch Covid-19 lan rộng sang nhiều nước đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.

      Điều này gây ra không ít khó khăn cho ngành cảng biển và logistics, trong đó có GMD. Vì vậy, nhiều khả năng kết quả kinh doanh của GMD trong năm 2020 sẽ sụt giảm đáng kể so với năm 2019.
      https://vietstock.vn/2020/03/gmd-tru...582-736378.htm

    17. #16
      Ngày tham gia
      Jan 2020
      Bài viết
      57
      Được cám ơn 12 lần trong 8 bài gởi

      Mặc định Giá của sự sợ hãi


      Một đại dịch toàn cầu có thể mang chân dung như thế nào? Hầu hết chúng ta đều đã trải nghiệm điều đó, nhưng có thể đã quên.

      Gia đình tôi trở lại Việt nam vào những ngày đầu năm 2010, sau một thời gian dài sống ở Hàn Quốc. Đưa con trai mới sinh về thăm ông bà nội và họ hàng, chúng tôi đi chơi khắp nơi, đón Tết ở Hà Nội, vào cả Sài Gòn rồi bay qua Australia. Không khí những ngày giáp Tết náo nhiệt, các chuyến bay đầy ắp người, hàng quán kinh doanh nhộn nhịp và trẻ em đi học bình thường.

      Mọi chuyện không có gì đáng nói nếu như khi đó thế giới không ở giữa một đại dịch toàn cầu, dịch cúm lợn H1N1. Bắt đầu từ tháng 4/2009 từ Mexico, với tỷ lệ tử vong lúc đầu ước tính lên tới 6%, cúm lợn H1N1 chính thức được tuyên bố thành đại dịch toàn cầu vào cuối tháng 07/2009. Thực tế, số lượng lớn người nhiễm cúm H1N1 mang triệu chứng rất nhẹ rồi tự khỏi, tỷ lệ tử vong của cúm lợn cuối cùng được xác định khoảng 0,1%, tương đương với dịch cúm mùa hàng năm.

      Tỷ lệ tử vong của Covid-19 hiện nay được WHO công bố là 3,4%. Nhưng tỷ lệ tử vong ở Hàn Quốc, một tâm dịch Covid-19 hiện tại, là 0,6%. Con số này thấp hơn hẳn so với những nơi khác như Trung Quốc, Italy. Đánh giá chính xác tỷ lệ tử vong trong các đại dịch toàn cầu là việc không đơn giản, nhất là với những bệnh mang triệu chứng cúm thường như H1N1 năm 2009 hay Covid-19 hiện nay. Lý do là rất nhiều người thực tế có thể đã nhiễm virus, tự khỏi trong một thời gian ngắn và không đến bệnh viện, dẫn đến việc thống kê tổng sổ người nhiễm bệnh thiếu chính xác.

      Thế giới những năm đầu 2010, các nước phát triển căn bản vừa ra khỏi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 bằng những chính sách kích cầu quyết liệt. Trong đó nổi bật nhất là giảm lãi suất cho vay. Facebook lúc này vẫn chưa là một công ty đại chúng và chỉ có khoảng 300 triệu người dùng. Thuật ngữ "fake news" chưa ra đời, mọi người chủ yếu vẫn dùng mạng xã hội làm công cụ trao đổi suy nghĩ và giao lưu là chính. Câu like, câu view, cạnh tranh buôn bán online chưa phổ biến. Có lẽ cũng vì vậy mà thông tin về đại dịch đáng sợ này đã không được lan truyền. Các chỉ số chứng khoán trên khắp thế giới đều đặn tăng trưởng, cho thấy đại dịch H1N1 không ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế.

      Nhưng có thể đại dịch toàn cầu Covid-19 sẽ không diễn ra theo kịch bản lạc quan như thế. Một cuộc khủng hoảng kinh tế đang đến gần.

      Những cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính thường là điểm bắt đầu của một chu trình tăng giảm lãi suất cơ bản từ các ngân hàng trung ương. Thông thường khi xảy ra khủng hoảng thì lãi suất được giảm đến mức tối đa để đưa tiền vào kích thích nền kinh tế. Khi nền kinh tế hồi phục, thường đi cùng với những hệ lụy không mong muốn về bong bóng tài sản, thì lãi suất được tăng dần lên để kiềm chế lạm phát. Điều này lại có thể kích hoạt những bong bóng tài sản nhất định dẫn tới một cuộc khủng hoảng mới, và chu trình được lặp lại.

      Năm 2000, cuộc khủng hoảng kinh tế dotcom ép các ngân hàng trung ương ở Mỹ và EU giảm và duy trì lãi suất thấp trong một thời gian dài. Điều này kết hợp với quá trình cho vay dưới chuẩn đã góp phần tạo nên bong bóng nhà đất ở Mỹ. Lãi suất tăng dần đến đỉnh vào năm 2007 dẫn đến vỡ bong bóng nhà đất ở Mỹ và khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2008.

      Lãi suất cơ bản sau đó lại giảm mạnh và duy trì trong thời gian dài. Theo lẽ thường, khi tiền trở nên "rẻ" thì tài sản sẽ tăng giá và lại sẽ có bong bóng tài sản. Kể từ đầu 2017 cục dữ trữ liên bang Mỹ đã nhiều lần tăng lãi suất cho đến khi bắt buộc phải giảm trở lại vào cuối 2019 do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc. Lãi suất cơ bản ở Mỹ và EU cũng như các nước phát triển khác như Australia hay New Zealand năm 2020 đều đang ở mức rất thấp trong lịch sử.

      Nói một cách khác, các ngân hàng trung ương lúc này không còn nhiều "đạn" để chống chọi với một cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính mới. Họ không còn dư địa giảm lãi suất, nếu như không muốn đưa lãi suất xuống dưới 0.

      Thế giới năm 2020, với mức lãi suất thấp kỷ lục, các nhà đầu tư đau đầu tìm kiếm nguồn lợi nhuận. Điều này tạo điều kiện cho các công ty trên phạm vi toàn cầu thoải mái vay mượn bằng cách phát hành trái phiếu. Nguồn tiền huy động được sử dụng trong việc phát triển kinh doanh; trực tiếp mua lại cổ phiếu của chính mình, góp phần làm tăng giá cổ phiếu hay mang ra trả cổ tức. Những công ty lớn thậm chí còn có thể tận dụng uy tín để huy động nguồn tiền với giá rẻ, rồi đem cho các công ty khác vay tìm kiếm lợi nhuận. Apple nổi tiếng với việc có nguồn "tiền mặt" dồi dào lên đến hàng trăm tỷ USD gần đây cũng phát hành trái phiếu vay 7 tỷ USD.

      Với mức lãi vay thấp, các công ty không cần phải có kết quả kinh doanh xuất sắc vẫn có thể tồn tại trong một thời gian dài, miễn là có đủ khả năng trả lương nhân viên cùng với lãi vay hàng quý...

      Nhưng đại dịch Covid-19, với hơn 100.000 người nhiễm bệnh và khoảng 4.000 người chết, đã và đang tạo ra một cuộc khủng hoảng. Mọi người trở nên hốt hoảng, trẻ em nghỉ học dài ngày, quán xá đóng cửa, các công việc kinh doanh đột nhiên ngừng trệ. Thế giới chứng kiến những hành vi khó giải thích như tích trữ đủ thứ, hay đánh nhau vì giấy vệ sinh ở Australia hay Canada.

      Song hành với Covid-19, một cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính trên phạm vi toàn cầu đang nhanh chóng hình thành, các ngân hàng trung ương lần này còn rất ít nguồn lực để chống chọi với nó. Chỉ trong vòng 2 tuần các chỉ số chứng khoán toàn cầu giảm đến hơn 20%, điều chưa hề xảy ra kể từ 2008.

      Khi kinh tế đình trệ, doanh thu giảm đột ngột dù chỉ một quý cũng sẽ dẫn đến việc các công ty khó có thể bảo đảm vừa trả được lương nhân viên, vừa trả lãi vay, cho dù đã ở mức thấp. Cắt giảm nhân sự ở quy mô lớn là điều hoàn toàn có thể, đi kèm với nó là những hệ lụy của mất nhà, mất tài sản trên diện rộng, và cái chết, theo đúng nghĩa đen của nó.

      Trong một nghiên cứu công bố trên tờ The Lancet, một trong những tạp chí y khoa danh giá nhất thế giới, các nhà khoa học đã chỉ ra liên hệ giữa cuộc khủng hoảng tài chính 2008 với ít nhất thêm 260.000 người chết vì ung thư, chưa kể những vấn đề khác như tim mạch hay tự tử. Thất nghiệp dẫn đến không có bảo hiểm, tiền chi trả y tế, và cái chết.

      Cũng như những đại dịch khác, Covid-19 đến rồi sẽ qua đi. Tỷ lệ tử vong sau khi được thống kê đầy đủ có thể cũng sẽ như những lần trước. Nhưng thế giới năm 2020 dường như không có chỗ cho sự lạc quan: Facebook lúc này đã trở thành một quyền lực toàn cầu. Tin giả, câu like trở thành một hiện tượng xã hội phổ biến. Hàng tỷ người đang trông chờ vào mạng xã hội để chọn thái độ sống và làm việc. Và rất nhiều trong số đó, do sự nhiễu loạn của thông tin, chọn thái độ sợ hãi cùng cực.

      Với những người ốm yếu, sẵn bệnh tật trong cơ thể, Covid-19 thực sự sẽ gây chết người. Kinh tế thế giới những năm 2020 trong một chừng mực là một cơ thể như vậy, và các ngân hàng trung ương lúc này không còn nhiều "thuốc".

      Khói trong rạp hát có thể gây ra đám cháy, cũng có thể chết người, nhưng hoảng loạn dẫm đạp lên nhau thì chắc chắn sẽ nhiều người chết. Việc phòng, chống dịch bệnh đã và luôn cần thực hiện một cách nghiêm túc. Nhưng cái chết (theo nghĩa đen) đến từ khủng hoảng kinh tế cũng là có thật. Đây là lúc không có chỗ cho sự hoảng loạn và sợ hãi.

      Nguyễn Việt Linh
      Nghiên cứu viên, Đại học Adelaide

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Articles

    1. Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 26-01-2020, 10:33 AM
    2. Nhà đầu tư thông minh (kỳ 1) - Hãy đọc và suy ngẫm
      By Angelos in forum Kiến thức Chứng khoán
      Trả lời: 1
      Bài viết cuối: 18-07-2017, 12:59 PM
    3. &&&..Khí hóa lỏng Miền Nam...Giá cực tốt..&&&
      By xanh_vang_do73 in forum SÀN OTC CỔ PHIẾU
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 28-05-2007, 03:09 PM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình