Tình hình hiện nay
  • Thông báo


    + Trả lời Chủ đề
    Trang 3 của 4 Đầu tiênĐầu tiên 1 2 3 4 CuốiCuối
    Kết quả 41 đến 60 của 80

    Chủ đề: Tình hình hiện nay

    1. #41
      Ngày tham gia
      Jan 2020
      Bài viết
      63
      Được cám ơn 12 lần trong 9 bài gởi

      Mặc định Mất 165 điểm, Dow Jones giảm 3 phiên liên tiếp

      Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Ba, chỉ số Dow Jones rớt 165.89 điểm (tương đương 0.6%) xuống 29,232.19 điểm. Chỉ số S&P 500 lùi 0.3% xuống 3,370.29 điểm. Trong khi đó, chỉ số Nasdaq Composite nhích nhẹ lên 9,732.74 điểm.

      Cổ phiếu Netflix tăng 1.9% và đạt mức cao nhất kể từ tháng 7/2018, còn cổ phiếu Alphabet nhích 0.1%. Cổ phiếu Tesla cũng góp phần vào đà tăng của Nasdaq Composite, vọt hơn 7%.

      Apple cảnh báo Công ty này dự kiến sẽ không đạt được doanh thu hàng quý, do sự sụt giảm sản lượng và nhu cầu suy yếu ở Trung Quốc là kết quả của sự bùng phát virus corona. Công ty có vốn hóa lớn nhất ở Mỹ ban đầu dự báo doanh số bán ròng đạt 63-67 tỷ USD trong quý 2/2020. Apple cũng giảm 1.8% trong phiên.

      Cảnh báo của Apple đã khiến cổ phiếu của một số nhà cung cấp chìm trong sắc đỏ. Cổ phiếu Skyworks Solutions mất 1.9%, còn cổ phiếu Xilinx và Qorvo lần lượt giảm 1% và 2.6%.

      Vào ngày thứ Ba, Ủy ban Y tế Trung Quốc cho biết có thêm 98 ca tử vong trên toàn quốc, với 1,886 ca nhiễm mới virus corona. Tính đến ngày 17/02, Ủy ban này cho biết có tổng cộng 72,346 trường hợp nhiễm bệnh và 1,868 ca tử vong.

      Nhà đầu tư vào ngày thứ Ba đã bán cổ phiếu để đổ vào các tài sản trú ẩn an toàn truyền thống như trái phiếu Chính phủ và vàng. Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm lùi xuống 1.55% (lợi suất thường di chuyển ngược chiều với giá). Các hợp đồng vàng tương lai tăng hơn 1% lên 1,603.60 USD/oz, mức đóng cửa cao nhất kể từ năm 2013.\


    2. #42
      Ngày tham gia
      Jan 2020
      Bài viết
      63
      Được cám ơn 12 lần trong 9 bài gởi

      Mặc định Dầu vọt hơn 2% lên cao nhất trong gần 3 tháng

      Mỹ đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với một nhánh của tập đoàn dầu mỏ khổng lồ Rosneft của Nga, làm gia tăng một số lo ngại về nguồn cung dầu, và báo cáo cho thấy số ca nhiễm mới mỗi ngày virus corona ở Trung Quốc sụt giảm cũng làm xoa dịu lo ngại về ảnh hưởng của dịch bệnh này đối với nền kinh tế và nhu cầu năng lượng.

      Vào ngày thứ Ba (18/02), chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa vào danh sách đen công ty môi giới thương mại thuộc sở hữu của tập đoàn dầu mỏ Rosneft của Nga với cáo buộc giúp đỡ Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro.

      Venezuela đã chịu lệnh trừng phạt nghiêm khắc của Mỹ khi chính quyền ông Trump tăng cường chiến dịch nhằm loại ông Maduro khỏi quyền lực.

      “Xuất khẩu của Venezuela, vốn đã sụt giảm dài hạn trong những năm gần đây, có thể thấy sự sụt giảm rõ rệt hơn trong những tuần tới sau lệnh trừng phạt của Mỹ đối với nhánh thương mại của tập đoàn Rosneft”, Robbie Fraser, Chuyên gia phân tích hàng hóa cấp cao tại Schneider Electric, nhận định. “Rosneft đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa Venezuela đến các điểm có nhu cầu lớn”.

      Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Tư, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 3 trên sàn Nymex tiến 1.24 USD (tương đương 2.4%) lên 53.29 USD/thùng. Hợp đồng này sẽ hết hạn vào cuối phiên ngày thứ Năm.

      Hợp đồng dầu Brent giao tháng 4 trên sàn Luân Đôn cộng 1.37 USD (tương đương 2.4%) lên 59.12 USD/thùng, tăng phiên thứ 7 liên tiếp.

      Cả 2 hợp đồng dầu WTI và dầu Brent đều ghi nhận mức đóng cửa cao nhất kể từ ngày 29/01/2020, dữ liệu từ Dow Jones Market cho thấy.

      Nhà đầu tư cũng chú ý đến xung đột ở Libya, khi Chính phủ được Liên Hiệp Quốc (UN) công nhận đã rút khỏi các cuộc đàm phán hòa bình ở Geneva sau một cuộc tấn công của lực lượng phiến quân do tướng Khalifa Haftar lãnh đạo. Sản xuất ở khu vực giàu dầu mỏ vẫn bị cản trở do xung đột ở Libya, các nguồn tin cho hay.

      Kết hợp với các dấu hiệu COVID-19 đang lây lan chậm lại đã hỗ trợ thị trường dầu mỏ khởi sắc.

      Bộ trưởng Năng lượng Ả-rập Xê-út, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman, vào ngày thứ Tư đã ví ảnh hưởng của virus corona đối với ngành dầu mỏ như một ngôi nhà đang cháy, Bloomberg đưa tin.

      Tính đến ngày 18/02, Ủy ban Y tế Trung Quốc cho biết có tổng cộng 75,203 ca nhiễm virus và 2,009 trường hợp tử vong, nhưng nhà đầu tư tập trung vào tốc độ lây nhiễm được báo cáo đã chậm lại.

      Cũng trong phiên giao dịch ngày thứ Tư, hợp đồng xăng giao tháng 3 vọt 3% lên 1.6633 USD/gallon. Hợp đồng dầu sưởi giao tháng 3 cộng 2.1% lên 1.7068 USD/gallon.

      Trong khi đó, hợp đồng khí thiên nhiên giao tháng 3 mất 1.3% còn 1.955 USD/MMBtu.

      https://vietstock.vn/2020/02/dau-vot...-34-732141.htm


    3. #43
      Ngày tham gia
      May 2017
      Bài viết
      1
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định

      màu xanh đang trở lại mạnh mẽ

    4. #44
      Ngày tham gia
      Jan 2020
      Bài viết
      63
      Được cám ơn 12 lần trong 9 bài gởi

      Mặc định Giá vàng ngày 21/2: SJC tăng cao vượt mức 45,5 triệu đồng

      Sáng 21/2, Công ty SJC đã liên tiếp điều chỉnh giá bán vàng miếng theo hướng đi lên. Nếu như đầu ngày, mỗi lượng vàng miếng bán ra chỉ tăng thêm 300.000 đồng/lượng thì chỉ sau đó vài phút, SJC lại tăng lên với mức 350.000 đồng/lượng so với giá cuối ngày trước đó. Cụ thể, vào lúc 8g 40 phút, giá vàng SJC tại TP.HCM mua vào 44,95 triệu đồng/lượng và bán ra 45,35 triệu đồng/lượng. So với giá đóng cửa cuối ngày trước đó, mỗi lượng vàng SJC tăng thêm 300.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và tăng 350.000 đồng/lượng ở chiều bán ra. Riêng loại vàng nhẫn SJC 0,5 chỉ có giá bán ra lên đến 45,53 triệu đồng/lượng.

      Giá vàng SJC tại hệ thống Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (SJC) cũng tăng thêm 300.000 đồng lên giá bán ra 45,3 triệu đồng/lượng và tăng thêm 270.000 đồng/lượng ở chiều mua vào, lên 44,8 triệu đồng/lượng. Riêng vàng miếng PNJ giá bán cao hơn lên 45,4 triệu đồng/lượng.

      Doji ở Hà Nội tăng giá vàng thêm 170.000 đồng - 220.000 đồng lên giá giao dịch 44,95 triệu đồng/lượng - 45,2 triệu đồng/lượng.

      Theo Kitco đầu giờ sáng nay, giá vàng thế giới đã vượt mức 1.620 USD/ounce, thậm chí vàng giao tháng 4 cũng tăng thêm 0,14% lên 1.624,55 USD/ounce. Giá vàng thế giới đã lên cao nhất 7 năm trong phiên giao dịch ngày 20/2 vì số ca nhiễm virus corona mới (Covid-19) tại Hàn Quốc tăng vọt, dấy lên lo ngại về tác động kinh tế quy mô lớn hơn của dịch bệnh.

      Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nhận định dịch bệnh Covid-19 đã làm gián đoạn tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và sự lây lan virus sang các quốc gia khác có thể làm phá vỡ sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu vào năm 2020. Bắc Kinh đã giảm lãi suất cho vay và có khả năng đưa ra nhiều biện pháp hỗ trợ cho nền kinh tế bị khủng hoảng bởi đại dịch.

      Rueters cho biết, các nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cũng thừa nhận những rủi ro mới do dịch bệnh gây ra, nhưng vẫn lạc quan về khả năng giữ lãi suất ổn định trong năm nay.

      Bên cạnh đó, chứng khoán Mỹ sau phiên tăng mạnh trước đỏ cũng đóng cửa ngày giao dịch ngày thứ Năm (rạng sáng ngày 21/2 giờ Việt Nam) trong sắc đỏ. Chỉ số Dow Jones rớt 128,05 điểm (tương đương 0,44%) xuống 29.219,98 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 0,38% xuống 3.373,23 điểm và chỉ số Nasdaq Composite mất 0,67% còn 9.750,97 điểm.

      https://vietstock.vn/2020/02/gia-van...759-732407.htm


    5. #45
      Ngày tham gia
      Jan 2020
      Bài viết
      63
      Được cám ơn 12 lần trong 9 bài gởi

      Mặc định Dow Jones 'bốc hơi' 1,000 điểm, chứng kiến phiên tồi tệ nhất trong 2 năm

      Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai, chỉ số Dow Jones “bốc hơi” 1,031.61 điểm (tương đương 3.56%) xuống 27,960.80 điểm. Chỉ số S&P 500 mất 3.35% còn 3,225.89 điểm và chỉ số Nasdaq Composite sụt 3.71% xuống 9,221.28 điểm. Đây là phiên giảm mạnh nhất của Dow Jones kể từ tháng 02/2018. Dow Jones cũng xóa sạch đà tăng trong năm 2020 và hiện giảm 2% từ đầu năm đến nay. S&P 500 cũng ghi nhận phiên tồi tệ nhất trong 2 năm và xóa sạch đà tăng từ đầu năm đến nay.

      Những cái tên bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 dẫn đầu đà sụt giảm trên Phố Wall. Các cổ phiếu hàng không là Delta và American đều lao dốc hơn 6%, trong khi cổ phiếu United sụt 5.4%. Cổ phiếu của các công ty sòng bạc Las Vegas Sands và Wynn Resorts đều mất ít nhất 5.2%. Cổ phiếu MGM Resorts giảm 5.4%.

      Cổ phiếu các nhà sản xuất con chip cũng nhuốm sắc đỏ. Cổ phiếu Nvidia “bốc hơi” 7.1%, trong khi cổ phiếu Intel rớt 4%. Cổ phiếu AMD lao dốc 7.8%. Chứng chỉ quỹ VanEck Vectors Semiconductor ETF giảm 4.5%.

      Cổ phiếu Apple và các nhà cung cấp cũng chịu ảnh hưởng nặng nề. Cổ phiếu của nhà sản xuất iPhone mất 4.8%. Cổ phiếu Skyworks Solutions và Qorvo đều giảm hơn 1.8%.

      Các thị trường nước ngoài cũng chìm trong sắc đỏ. Chỉ số Stoxx 600 của châu Âu sụt hơn 3%, còn chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 3.9%. Ở Hồng Kông, chỉ số Hang Seng giảm 1.8%.

      Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett cho biết sự lây lan COVID-19 đã làm nền kinh tế Mỹ suy yếu, nhưng lưu ý tăng trưởng vẫn khỏe mạnh. “Kinh doanh bị giảm nhưng giảm từ mức rất tốt”, ông Buffett nói với hãng tin CNBC.

      Sự bùng phát COVID-19 được báo cáo đầu tiên ở Trung Quốc, nhưng đã nhanh chóng lan rộng ở các quốc gia khác, đặc biệt là ở Hàn Quốc và Italy, với số ca nhiễm tăng đột biến trong những ngày gần đây.

      Hàn Quốc đã nâng mức cảnh báo dịch bệnh lên “mức cao nhất” vào cuối tuần qua, với số ca nhiễm tăng đột biến đã đẩy tổng số ca nhiễm của nước này lên hơn 800 người – khiến Hàn Quốc trở thành quốc gia có số ca nhiễm bệnh nhiều nhất ngoài Trung Quốc đại lục.

      Trong khi đó, phía ngoài châu Á, cho đến nay Italy là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch COVID-19, với hơn 130 ca nhiễm bệnh và 3 trường hợp tử vong.

      Trong những ngày đầu sau khi dịch bệnh bùng phát, nhiều chuyên gia kinh tế đã dự báo về sự phục hồi hình chữ V, nghĩa là lao dốc trước khi phục hồi mạnh mẽ. Tuy nhiên, nhà đầu tư đang đổ xô về các tài sản trú ẩn an toàn như trái phiếu Chính phủ Mỹ hay vàng.

      Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm lùi xuống 1.369% vào ngày thứ Hai, đóng cửa ở mức thấp nhất mọi thời đại khoảng 1.36%. Lợi suất thường di chuyển ngược chiều với giá. Các hợp đồng vàng tương lai vọt 1.7% lên 1,676.60 USD/oz và chạm mức cao nhất kể từ tháng 01/2013.

      Chỉ số đo lường trạng thái biến động CBOE (VIX), thước đo tốt nhất về mức độ sợ hãi trên Phố Wall, vọt hơn 7 điểm, tương đương 46%, lên 25.04.


    6. #46
      Ngày tham gia
      Jan 2020
      Bài viết
      54
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Giảm phụ thuộc vào… ‘ông trời’, doanh nghiệp ngành điện chọn hướng đi mới

      Ngành điện vẫn rất tiềm năng

      Theo thống kê của Global Petrol Prices (dữ liệu tháng 12/2019), Việt Nam là một trong những nước có giá điện bình quân ở mức thấp. Giá điện của Việt Nam hiện tại là 0.08 USD/kWh và còn thấp hơn rất nhiều nếu so với giá điện bình quân của thế giới, mức 0.14 USD/kWh.



      Bộ Công Thương đã thống kê giá điện 25 nước trên thế giới bao gồm cả các nước phát triển và đang phát triển. Nếu so với các nước trong khu vực như Lào, Philippines, Indonesia, Campuchia hay Thái Lan thì giá điện của Việt Nam cũng nằm ở mức thấp nhất trong số những quốc gia được thống kê. Vì vậy, dư địa tăng trưởng của giá điện Việt Nam vẫn còn khá lớn trong thời gian tới.


      Nguồn: Global Petrol Prices và EVN
      Tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa ở mức cao khiến hoạt động sản xuất điện hiện tại phải nỗ lực và liên tục phát triển để đáp ứng hoàn toàn nhu cầu cho sinh hoạt và sản xuất.

      Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), sản lượng điện sản xuất năm 2010 chỉ đạt 93.99 tỷ kWh, đến năm 2018 đạt 220.31 tỷ kWh và dự kiến năm 2019 ước đạt 242 tỷ kWh. Như vậy, tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm giai đoạn 2010 - 2018 lên đến 11.24%. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các công ty sản xuất điện luôn được đảm bảo đầu ra gần như tuyệt đối trong bối cảnh nhu cầu sử dụng điện tăng cao.

      Trong báo cáo phân tích xuất bản ngày 16/02/2020, CTCK VNDirect nhận định, Việt Nam tiếp tục đối mặt với vấn đề thiếu hụt điện năng trong giai đoạn 2020 - 2022. Dự báo, EVN sẽ phải tiếp tục huy động điện từ các dự án nhiệt điện than và nhiệt điện khí để bù đắp sự thiếu hụt sản lượng từ thủy điện.
      https://vietstock.vn/2020/02/giam-ph...737-733195.htm

    7. #47
      Ngày tham gia
      Jan 2020
      Bài viết
      63
      Được cám ơn 12 lần trong 9 bài gởi

      Mặc định Giá vàng ngày 26/2: 'Bão' tiếp tục đổ, vàng giảm sâu

      Giá vàng miếng SJC sáng 26/2 giảm thêm 400.000 đồng mỗi lượng so với chiều 25/2, giá mua của Tập đoàn Doji còn 46,1 triệu đồng/lượng, bán ra 46,6 - 46,8 triệu đồng/lượng. Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC giảm giá vàng miếng 400.000 - 500.000 đồng/lượng, mua vào còn 46 triệu đồng/lượng, bán ra 47 triệu đồng/lượng. Công ty SJC giảm mạnh giá mua vàng so với giá bán, tuy nhiên mức chênh lệch giữa giá mua và bán vẫn duy trì 1 triệu đồng/lượng. Giá vàng trong nước hiện đang cao hơn giá thế giới từ 800.000 đến 1 triệu đồng mỗi lượng.

      Giá vàng thế giới ngày 26/2 giảm thêm 10 USD/ounce so với chiều 25/2, còn 1.640,6 USD/ounce. Trong phiên giao dịch Mỹ tối 25/2, giá vàng đã gắng gượng tăng lên mức 1.659,3 USD/ounce nhưng sau đó “đổ” mạnh, “quét” mức 1.625,9 USD/ounce. Đây là ngày thứ 3 trong tuần, vàng thế giới tăng giảm mạnh trong biên độ khoảng 35 USD/ounce. Với mức giảm khá sâu, Quỹ đầu tư vàng lớn thế giới SPDR đã thực hiện mua vào 6,15 tấn vàng, lượng vàng nắm giữ lên 940,09 tấn vàng.

      https://vietstock.vn/2020/02/gia-van...759-733223.htm


    8. #48
      Ngày tham gia
      Jan 2020
      Bài viết
      63
      Được cám ơn 12 lần trong 9 bài gởi

      Mặc định Dầu WTI giảm 4 phiên liền xuống thấp nhất trong hơn 1 năm

      Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Tư, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 4 trên sàn Nymex lùi 1.17 USD (tương đương 2.3%) xuống 48.73 USD/thùng, mức đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 07/01/2019, dữ liệu từ Dow Jones Market cho thấy. Hợp đồng này đã tích tắc dao động trên mốc 50 USD/thùng sau dữ liệu nguồn cung.

      Hợp đồng dầu Brent giao tháng 4 trên sàn Luân Đôn mất 1.52 USD (tương đương 2.8%) còn 53.43 USD/thùng, mức đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 10/02/2020.

      Vào ngày thứ Tư, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết nguồn cung dầu thô nội địa cộng 500,000 thùng trong tuần kết thúc ngày 21/02/2020, thấp hơn rất nhiều so với dự báo tăng 1.3 triệu thùng của Viện Xăng dầu Mỹ (API) và dự báo vọt 2.8 triệu thùng từ các nhà phân tích tham gia cuộc thăm dò của Platts.

      Bên cạnh đó, EIA cũng cho biết dự trữ xăng sụt 2.7 triệu thùng và dự trữ các sản phẩm chưng cất mất 2.1 triệu thùng trong tuần trước. Cả 2 đều lần lượt cao hơn so với dự báo giảm 1.9 triệu thùng xăng và 900,000 thùng sản phẩm chưng cất từ cuộc thăm dò của Platts.

      Các sản phẩm xăng dầu cho thấy không có phản ứng nào đối với các báo cáo về vụ nổ và hỏa hoạn tại nhà máy lọc dầu của Tập đoàn Xăng dầu Marathon ở Carson, Calif. vào cuối ngày thứ Ba (25/02). Nhà máy lọc dầu hạt Los Angeles là nhà máy lớn nhất ở bờ Tây, với công suất 363,000 thùng/ngày.

      Nỗi lo về sự lây lan COVID-19 bên ngoài Trung Quốc tiếp tục chi phối giao dịch trên các thị trường tài chính, với các tài sản được xem là rủi ro, bao gồm chứng khoán và các hàng hóa, đều chịu sức ép.

      https://vietstock.vn/2020/02/dau-wti...-34-733449.htm


    9. #49
      Ngày tham gia
      Jan 2020
      Bài viết
      54
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định “Bốc hơi” hơn 1,100 điểm, Dow Jones chứng kiến phiên giảm điểm mạnh nhất trong lịch sử

      Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Năm, chỉ số Dow Jones “bốc hơi” 1,190.95 (tương đương 4.4%) xuống 25,766.64 điểm. Chỉ số S&P 500 mất 4.4% còn 2,978.76 điểm, còn chỉ số Nasdaq Composite sụt 4.6% xuống 8,566.48 điểm.

      Dow Jones đã chứng kiến phiên giảm điểm mạnh nhất trong lịch sử vào ngày thứ Năm. S&P 500 cũng rớt mốc 3,000 điểm lần đầu tiên kể từ tháng 10/2019.

      Đà giảm điểm đó đã đưa Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq Composite rơi vào vùng điều chỉnh, khi lao dốc hơn 10% từ các mức cao kỷ lục. Dow Jones chỉ mất 10 phiên để suy giảm từ mức cao mọi thời đại vào vùng điều chỉnh. S&P 500 và Nasdaq Composite đã ghi nhận các mức cao kỷ lục hồi tuần trước.

      Cả Dow Jones và S&P 500 đều đánh dấu phiên tồi tệ nhất kể từ tháng 02/2018, còn Nasdaq Composite có phiên giảm mạnh nhất kể từ tháng 8/2011.

      Dow Jones và S&P 500 cũng hướng đến tuần có thành quả tồi tệ nhất kể từ năm 2008. Cho đến cuối phiên ngày thứ Năm, Dow Jones đã lao dốc hơn 11% từ đầu tuần, trong khi S&P 500 sụt 10.8%.

      Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) vào ngày thứ Tư (26/02) xác nhận ca nhiễm COVID-19 đầu tiên tại Mỹ không rõ nguồn gốc lây bệnh ở Bắc California, cho thấy khả năng “lây lan trong cộng đồng” của dịch bệnh này. Bệnh nhân không có lịch sử đi lại hay liên hệ sẽ khiến người bệnh gặp nguy cơ nhiễm bệnh, CDC cho biết. Vào ngày thứ Năm, Thống đốc bang California, Gavin Newsom, cho biết bang này đang theo dõi 8,400 người có khả năng liên quan đến virus corona chủng mới.

      Apple, Intel và Exxon Mobil là những cổ phiếu có thành quả tồi tệ nhất thuộc Dow Jones trong ngày thứ Năm, đều mất hơn 6%. Cổ phiếu AMD và Nvidia lần lượt sụt 7.3% và 5.6%.

      Cổ phiếu American Airlines rớt 7.7%, còn cổ phiếu United Airlines lùi 2.4%. Trong khi, cổ phiếu Las Vegas Sands và MGM Resorts lần lượt giảm 1.3% và 4.5%.

      Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cố gắng xoa dịu những lo ngại về dịch COVID-19 vào ngày thứ Tư (26/02). Tại một cuộc họp báo ở Nhà Trắng, ông Trump cho biết nguy cơ nhiễm virus đối với người dân Mỹ vẫn là “rất thấp”, nhưng nói thêm rằng Mỹ sẽ “chi tiêu bất cứ điều gì thích hợp”. Ông Trump cũng giao Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence phụ trách đối phó với dịch COVID-19 và cho biết các thị trường sẽ sớm hồi phục.

      Những lo ngại về việc COVID-19 sẽ ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận doanh nghiệp và tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã làm chao đảo thị trường chứng khoán Mỹ cả tuần qua khi số ca nhiễm mới ngày càng gia tăng. Hàn Quốc xác nhận tổng số ca nhiễm là hơn 1,700 người. Hơn 600 người đã bị nhiễm virus ở Italy.

      Sự bùng phát dịch bệnh đã khiến một số công ty đưa ra cảnh báo về doanh thu và lợi nhuận.

      S&P 500 đã giảm phiên thứ 6 liên tiếp vào ngày thứ Năm, đánh dấu chuỗi lao dốc dài nhất kể từ tháng 8/2019. Dow Jones cũng sụt giảm 6 phiên liên tiếp, chuỗi lao dốc dài nhất kể từ năm 2018.

      Cho đến ngày thứ Năm, Dow Jones đã “bốc hơi” hơn 3,000 điểm trong tuần này.

      Trong khi đó, giá trái phiếu đã nhảy vọt từ đầu tuần đến nay. Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm rớt mốc 1.25%, chạm mức đáy kỷ lục, trước khi phục hồi. Hồi đầu tháng này, lợi suất trái phiếu đã dao động trên mức 1.4%. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 30 năm cũng dao động tại mức thấp nhất mọi thời đại. Lãi suất thường di chuyển ngược chiều với giá.

    10. #50
      Ngày tham gia
      Jan 2020
      Bài viết
      63
      Được cám ơn 12 lần trong 9 bài gởi

      Mặc định Vietstock Weekly 02-06/03/2020: Kịch bản hồi phục nhẹ được kỳ vọng

      VN-Index - Hammer xuất hiện

      VN-Index đã rớt khỏi vùng hỗ trợ 885-900 điểm (đáy cũ tháng 07, 10, 12/2018), song chỉ số tạo cây nến Hammer trong phiên 28/02/2020, qua đó cho thấy điều này cần sự xác nhận ở phiên tiếp theo.

      Mặt khác, chỉ báo Relative Strength Index rớt về đáy cũ tại vùng oversold cho thấy khả năng chỉ số có hồi phục tăng lên. Nếu VN-Index hồi phục trong phiên tới và trở lại vùng 885-900 điểm thì triển vọng của chỉ số sẽ khả quan hơn.

      https://vietstock.vn/2020/03/vietsto...636-734040.htm


    11. #51
      Ngày tham gia
      Jan 2020
      Bài viết
      63
      Được cám ơn 12 lần trong 9 bài gởi

      Mặc định Vàng thế giới vọt gần 2% sau phiên giảm mạnh nhất kể từ năm 2013

      Các hợp đồng vàng tương lai khởi sắc vào ngày thứ Hai (02/03), vọt gần 2% sau khi ghi nhận mức giảm mạnh nhất kể từ năm 2013 trong phiên trước đó, tìm thấy hỗ trợ khi các Ngân hàng Trung ương cam kết sẽ hành động thích hợp để giảm thiểu ảnh hưởng của sự bùng phát dịch COVID-19 được dự báo sẽ làm tổn hại nền kinh tế và chuỗi cung ứng toàn cầu, MarketWatch đưa tin.

      https://vietstock.vn/2020/03/vang-th...lkT5VtnNZBVeGk


    12. #52
      Ngày tham gia
      Jan 2020
      Bài viết
      63
      Được cám ơn 12 lần trong 9 bài gởi

      Mặc định Dow Jones sụt hơn 700 điểm bất chấp việc Fed hạ lãi suất

      Quyết định hạ lãi suất thêm 0.5 điểm phần trăm được đưa ra 2 tuần trước cuộc họp đã lên kế hoạch của Fed, khi Cơ quan này cảm thấy cần phải hành động nhanh chóng để đối phó tác động của sự lây lan COVID-19 trên thế giới. Đây là động thái khẩn cấp đầu tiên diễn ra giữa các cuộc cuộc họp định kỳ kể từ cuộc khủng hoảng tài chính.



      Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Ba, chỉ số Dow Jones rớt 785.91 điểm (tương đương gần 3%) xuống 25,917.41 điểm. Chỉ số này đã tăng hơn 300 điểm hồi đầu phiên và trồi sụt mạnh sau khi quyết định của Fed công bố. Chỉ số S&P 500 lùi 2.8% xuống 3,003.37 điểm và chỉ số Nasdaq Composite mất 3% còn 8,684.09 điểm.

      Đổi lại, các nhà đầu tư đổ xô vào trái phiếu Chính phủ Mỹ, đẩy lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm rớt mốc 1% lần đầu tiên. Trong khi đó, vàng vọt 2.9% lên 1,644.40 USD/oz.

      Nhà đầu tư đã định giá việc hạ lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong cuộc họp chính sách tháng này. Chủ tịch Fed Jerome Powell lưu ý Ngân hàng Trung ương không sẵn sàng sử dụng bất kỳ công cụ bổ sung nào để kích thích nền kinh tế ngoài việc cắt giảm lãi suất. Điều này có thể khiến một số người trên Phố Wall thất vọng, bởi họ vốn đang kỳ vọng điều gì đó nhiều hơn từ Fed.

      Nhóm cổ phiếu ngân hàng nhuốm sắc đỏ khi lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm chạm đáy kỷ lục. Cổ phiếu Bank of America sụt hơn 5.5%, còn cổ phiếu JPMorgan Chase và Citigroup đều giảm 3.8%. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm đã rớt xuống đáy là 0.906%.

      Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gây áp lực lên ông Powell và Fed để hạ lãi suất. Sau tuyên bố từ Fed, ông Trump đã tweet rằng Cơ quan này “phải nới lỏng hơn nữa, và quan trọng nhất là phù hợp với các quốc gia/các đối thủ cạnh tranh khác”.

      Thông báo trong ngày thứ Ba được đưa ra sau khi G-7 cho biết trong một tuyên bố vào sáng ngày thứ Ba rằng nhóm này sẽ sử dụng những công cụ chính sách để kiềm chế suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, tuyên bố không đưa ra hành động cụ thể.

      Nhà đầu tư đang lo ngại về khả năng suy thoái kinh tế khi dịch COVID-19 lây lan trên khắp thế giới. Hơn 89,000 người nhiễm bệnh trên toàn cầu cùng với hơn 3,000 ca tử vong vì virus.

    13. #53
      Ngày tham gia
      Jan 2020
      Bài viết
      54
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Dầu đảo chiều giảm khi OPEC+ dường như gặp khó khăn để đạt được thỏa thuận cắt giảm thêm sản lượng

      Trong khi đó, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) báo cáo nguồn cung dầu thô tại Mỹ tăng 6 tuần liên tiếp, góp phần gây sức ép lên giá dầu.


      Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Tư, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 4 trên sàn Nymex lùi 40 xu (tương đương gần 0.9%) xuống 46.78 USD/thùng, sau khi dao động tại mức cao 48.41 USD/thùng.

      Hợp đồng dầu Brent giao tháng 5 trên sàn Luân Đôn mất 73 xu (tương đương 1.4%) còn 51.13 USD/thùng.

      Vào ngày thứ Tư, EIA cho biết nguồn cung dầu thô nội địa cộng 785,000 thùng trong tuần kết thúc ngày 28/02/2020, thấp hơn dự báo vọt 3.5 triệu thùng của Viện Xăng dầu Mỹ (API) và dự báo tăng 1.7 triệu thùng từ các nhà phân tích tham gia cuộc thăm dò của Platts. Cơ quan này đã báo cáo đà tăng trong 5 tuần trước đó của dự trữ dầu thô tại Mỹ.

      Bên cạnh đó, EIA cũng cho biết dự trữ xăng sụt 4.3 triệu thùng và dự trữ các sản phẩm chưng cất mất 4 triệu thùng trong tuần trước. Cả 2 đều cao hơn dự báo giảm 2.8 triệu thùng xăng và 2.4 triệu thùng sản phẩm chưng cất từ cuộc thăm dò của Platts.

      “EIA cũng báo cáo sản lượng dầu thô tại Mỹ vọt lên mức cao kỷ lục mới 13.1 triệu thùng/ngày và xuất khẩu từ Mỹ cũng tăng lên mức cao kỷ lục thứ 2, cho thấy Mỹ đang tiếp tục chiếm thị phần từ các nhà sản xuất OPEC+”, Tyler Richey, Đồng biên tập tại Sevens Report Research, nhận định.

      Cũng trong ngày thứ Tư, Ủy ban Giám sát Bộ trưởng chung (JMMC), cơ quan theo dõi việc tuân thủ thỏa thuận, đã tổ chức cuộc họp trước cuộc họp của các thành viên trong và ngoài Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), một nhóm được gọi là OPEC+, vào ngày thứ Sáu (06/03).

      Tại cuộc họp kỹ thuật hồi tháng trước, OPEC+ đã khuyến nghị gia hạn thỏa thuận cắt giảm hiện tại 1.7 triệu thùng/ngày , vốn kết thúc vào cuối tháng 03/2020, đến cuối năm, và đề nghị điều chỉnh sản lượng cắt giảm thêm cho đến cuối quý 2/2020.

      Tuy nhiên, vào ngày thứ Tư, nhà lãnh đạo thực tế của OPEC, Ả-rập Xê-út, và thành viên ngoài OPEC là Nga được cho là xảy ra bất hòa, với việc Ả-rập Xê-út đang thúc đẩy cắt giảm sản lượng thêm lên tới 1.5 triệu thùng/ngày, trong khi Nga ủng hộ duy trì mức sản lượng cắt giảm hiện tại đến cuối quý 2/2020, Bloomberg News đưa tin.

      Giá dầu cũng nhận được hỗ trợ nhờ thông tin rằng các nhà máy ở Trung Quốc đang khởi động lại và giao thông xuất hiện trên các đường phố. “Khi Trung Quốc quay trở lại, các nhà sản xuất dầu thở phào nhẹ nhõm rằng tác động của dịch COVID-19 chỉ còn trong thời gian ngắn”, Manish Raj, Giám đốc Tài chính tại Velandera Energy, chia sẻ.

      Dẫu vậy, sự bùng phát dịch bệnh đã làm suy sụp nền kinh tế Trung Quốc, một trong những nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, và sự lây lan COVID-19 cũng đe dọa sẽ dẫn đến ảnh hưởng rõ rệt đối với nhu cầu toàn cầu bởi các nhà kinh tế lo ngại rằng dịch bệnh có thể dẫn đến suy thoái kinh tế nếu không được kiểm soát.

      Cũng trong phiên giao dịch ngày thứ Tư, hợp đồng xăng giao tháng 4 tiến 1.6% lên 1.5555 USD/gallon. Trong khi đó, hợp đồng dầu sưởi giao tháng 4 gần như đi ngang tại mức 1.5332 USD/gallon.

      Hợp đồng khí thiên nhiên giao tháng 4 cộng 1.5% lên 1.827 USD/MMBtu.

    14. #54
      Ngày tham gia
      Jan 2020
      Bài viết
      63
      Được cám ơn 12 lần trong 9 bài gởi

      Mặc định Vàng thế giới lên cao nhất trong hơn 1 tuần

      Vàng thu hút nhu cầu trú ẩn an toàn khi California tuyên bố tình trạng khẩn cấp, và nhiều trường hợp nhiễm bệnh đang lan rộng trên toàn cầu, bao gồm ở Australia và Hàn Quốc, khiến việc kiểm soát dịch bệnh ngày càng khó khăn.

      “Vàng trông như một trong những tài sản hấp dẫn nhất trong môi trường toàn cầu này, với lãi suất Mỹ có khả năng hướng về âm”, Stephen Innes, Giám đốc chiến lược thị trường tại AxiCorp, nhận định. Ông Innes cũng đề cập đến tình huống lãi suất danh nghĩa ngắn hạn đang ở hoặc gần mốc 0%.

      Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Năm, hợp đồng vàng giao tháng 4 tiến 25 USD (tương đương 1.5%) lên 1,668 USD/oz, mức đóng cửa cao nhất kể từ ngày 24/02/2020, dữ liệu từ FactSet cho thấy.

      https://vietstock.vn/2020/03/vang-th...759-735425.htm


    15. #55
      Ngày tham gia
      Jan 2020
      Bài viết
      54
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Lạm phát tháng 2 giảm: Chưa mừng, đã lo

      Áp lực lạm phát tăng

      Bên cạnh yếu tố quy luật sau Tết và giá xăng dầu giảm thì lạm phát tháng 2 giảm còn vì tác động của dịch Covid-19. Ở lần tác động tạm gọi là “vòng 1” của dịch Covid-19 này, có thể thấy rất nhiều nhóm hàng hóa và dịch vụ từ giao thông tới văn hóa, giải trí, du lịch… đều chịu tác động giảm mà một trong những nguyên nhân chủ yếu là do dịch này. Trong khi đó, các nhóm hàng hóa và dịch vụ khác như nhóm thuốc và dịch vụ y tế, các loại xà phòng và chất tẩy rửa (trong nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình) hay giá dịch vụ giúp việc gia đình… cũng rất liên quan đến dịch Covid-19, đã tăng giá. Điều đó phần nào cho thấy, với giả sử quy luật thông thường được duy trì trong thời gian tới thì mức độ khó lường của dịch bệnh này sẽ là yếu tố khó lường nhất với các chỉ số vĩ mô, trong đó có lạm phát của năm nay, và từ đó cũng gây những áp lực đến điều hành chính sách tiền tệ.



      Nhiều ngành sản xuất bị ảnh hưởng vì gián đoạn chuỗi cung ứng
      PGS. TS. Trần Hoàng Ngân - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP. Hồ Chí Minh - người có cái nhìn lạc quan nhất trong số các chuyên gia mà Thời báo Ngân hàng tham khảo ý kiến cho bài viết này nhận định, CPI tháng 2 tuy giảm so với tháng 1 nhưng vẫn ở mức cao so với cùng kỳ các năm trước. Tuy nhiên, mức CPI còn cao của tháng 2 vừa qua chủ yếu là do những ảnh hưởng ngắn hạn, nhất là tác động của giá thịt lợn cao do dịch tả lợn châu Phi.

      “Xét cả năm 2020, tôi cho rằng lạm phát chắc chắn sẽ được kiểm soát mức thấp dưới 4%. Bởi với diễn biến tình hình kinh tế thế giới hiện nay, tổng cầu đang suy giảm do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, khiến giá xăng dầu thế giới giảm, giá xăng dầu trong nước thời gian qua cũng liên tục điều chỉnh giảm và sẽ kéo theo chỉ số CPI từ tháng 3 sẽ giảm”, chuyên gia này nhận định.

      Cùng nhận định giá thịt lợn là “thủ phạm chính” khiến CPI tháng 2 giảm không như kỳ vọng, TS. Nguyễn Đức Độ, Phó viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính cho rằng, đây vẫn tiếp tục là yếu tố gây áp lực mạnh nhất đến lạm phát năm nay. “Nếu giá thịt lợn giảm sẽ giúp cho áp lực với lạm phát giảm đi rất nhiều”, TS. Độ nói. Trong vài năm trở lại đây, chuyên gia này được biết tới là người thường có những dự báo lạm phát tăng rất thấp và thực tế là khá chính xác. Đầu năm nay, TS. Độ đã đưa ra 3 kịch bản về lạm phát cho năm 2020 (lạm phát bình quân ở các kịch bản lần lượt tăng ở mức 3%; 3,5% và kịch bản xấu nhất là sẽ khó khăn trong kiềm chế dưới mức 4% nếu giá thịt lợn chưa thể giảm trong nửa đầu năm). Thế nhưng đến nay, kịch bản 1 (lạm phát bình quân tăng 3% với giả thiết giá thịt lợn giảm mạnh ngay trong tháng Tết nhờ dịch tả lợn châu Phi kết thúc sớm, người nông dân tái đàn thành công, đồng thời Chính phủ bình ổn giá thịt lợn thông qua biện pháp nhập khẩu) đã không diễn ra, và chưa kể nay lại cộng thêm sự xuất hiện của dịch Covid-19.

      “Áp lực kiểm soát lạm phát năm nay vì vậy cũng tương đối lớn. Tất nhiên chưa thể khẳng định chắc chắn là có thể kiểm soát được ở mức dưới 4% hay không”, chuyên gia này nhận định và cho rằng, tác động của dịch Covid-19 đến lạm phát lúc này cũng chưa thể lượng hóa hết, mà cần chờ thêm đến hết quý I thì mới biết chính xác hơn về xu hướng diễn biến lạm phát cho cả năm. “Còn ở thời điểm này, lạm phát vẫn dự báo ở mức 3,5-4%”, TS. Độ nói.

      Cần duy trì chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt

      Theo PGS. TS. Phạm Thế Anh - chuyên gia kinh tế trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và Chính sách (VEPR), dịch Covid-19 chủ yếu gây ra các tác động trái ngược đến phía cung sản xuất. Một mặt, nó làm giảm chi phí sản xuất, đơn cử như nhu cầu sản xuất của Trung Quốc chậm lại, kéo giá dầu mỏ trên thế giới giảm và giá xăng dầu trong nước cũng giảm theo. Điều đó có lợi cho lạm phát. Nhưng ngược lại, cũng có những ngành sản xuất, chi phí nguyên vật liệu bị tăng lên, bởi khi dịch gây gián đoạn nguồn cung. Về phía cầu, các yếu tố để có thể kéo giá lên hiện nay cũng không lớn vì hiện nay nhu cầu đi lại giảm, nhu cầu chi tiêu cũng giảm ở những ngành không thiết yếu, còn những ngành thiết yếu đến sức khỏe, đến cuộc sống bình thường vẫn đang ổn định.

      Duy trì chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt bám sát tình hình dịch bệnh là thông điệp được PGS. TS. Trần Hoàng Ngân đưa ra. Các chuyên gia khác cũng rất đồng thuận với điều này. Theo TS. Nguyễn Đức Độ, “thận trọng” phải là yếu tố ưu tiên của chính sách tiền tệ hiện nay. Trong khi đó với kỳ vọng tác động của dịch Covid-19 nhiều khả năng chỉ là tạm thời, ngắn hạn, PGS. TS. Phạm Thế Anh cho rằng dịch sẽ không ảnh hưởng lớn đến thu nhập tiềm năng, cũng ít tác động tới tổng cầu của nền kinh tế. “Khi bệnh dịch qua đi, mọi thứ sẽ trở lại bình thường. Do đó, việc vội vã thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng lúc này là không cần thiết”, chuyên gia này nhấn mạnh.

      “Sau khi kết thúc bệnh dịch, các nhu cầu sẽ tăng để bù lại cho những sụt giảm trước nên có thể kéo theo giá cả tăng. Hơn nữa, đầu tư công đang tăng và sắp tới còn tăng mạnh nữa thì đây cũng là một yếu tố có thể đẩy lạm phát tăng. Vì vậy chính sách tiền tệ lúc này cần phải cẩn trọng và bám sát các mục tiêu đã cam kết, đặc biệt là về tỷ giá”, chuyên gia này phân tích.

      Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới đây đã đưa ra hai kịch bản về tác động của dịch Covid-19 tới lạm phát. Theo đó, kịch bản I, nếu dịch Covid-19 kết thúc trong quý I/2020, CPI tháng 2 và tháng 3/2020 giảm so với tháng trước; giá xăng dầu, giá gas không tăng so với năm 2019, thì CPI bình quân năm 2020 sẽ tăng 3,96% so với năm 2019. Ở kịch bản 2, nếu dịch bệnh kéo dài thêm, giá thực phẩm tăng, giá nguyên vật liệu đầu vào một số ngành sản xuất tăng, giá xăng dầu tăng trở lại, cộng thêm yếu tố thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn… thì CPI bình quân năm 2020 có thể tăng tới 4,86% so với năm ngoái.

    16. #56
      Ngày tham gia
      Jan 2020
      Bài viết
      63
      Được cám ơn 12 lần trong 9 bài gởi

      Mặc định Các quỹ đầu tư xả hàng không ngớt

      Quỹ ngoại PYN Elite Fund đã bán 532,062 cp của CTCP Đầu tư và Thương mại DIC (DIC) trong ngày 07/10/2019 nhưng đến ngày 02/03/2020 quỹ ngoại này mới thông báo giao dịch. Qua đó, PYN Elite Fund đã không còn là cổ đông lớn của DIC với tỷ lệ sở hữu giảm về 2.04%, tương đương 532,062 cp DIC.

      Ngày 21/02/2020, PYN Elite Fund đã bán 500,000 cp của CTCP Tasco (HUT) và hiện còn nắm giữ tổng cộng 26.4 triệu cp HUT, tỷ lệ 9.83%.

      Ước tính PYN Elite Fund đã thu về hơn 2.8 tỷ đồng sau 2 giao dịch thoái vốn này.

      Vừa mới trở thành cổ đông lớn của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, HOSE: VPB) khi gom vào 7.3 triệu cp VPB vào ngày 18/02, Composite Capital Master Fund LP đã bán ra 8.4 triệu cp VPB vào ngày 27/02, giảm tỷ lệ sở hữu từ 5.34% xuống còn 4.99%, và không còn là cổ đông lớn VPBank.

      https://vietstock.vn/2020/03/cac-quy...358-735723.htm


    17. Những thành viên sau đã cám ơn :
      Viet Hoang Sa (09-03-2020)

    18. #57
      Ngày tham gia
      Jan 2020
      Bài viết
      54
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Sụt gần 10%, Dow Jones chứng kiến phiên tồi tệ nhất kể từ năm 1987

      Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Năm, chỉ số Dow Jones “bốc hơi” 2,352.60 điểm (tương đương 9.99%) còn 21,200.62 điểm, đánh dấu phiên sụt giảm mạnh nhất kể từ vụ sụp đổ thị trường “Ngày thứ Hai Đen tối” năm 1987, khi đó Dow chỉ số này đã lao dốc hơn 22%. Chỉ số S&P 500 sụt 9.5% xuống 2,480.64, cùng Dow Jones rơi vào thị trường “con gấu”. S&P 500 cũng ghi nhận phiên tồi tệ nhất kể từ năm 1987. Chỉ số Nasdaq Composite mất 9.4% còn 7,201.80 điểm.

      Các chỉ số chính đã tích tắc chững lại đà lao dốc trong phiên sau khi Fed tuyên bố sẽ tăng cường hoạt động tài trợ qua đêm lên tới hơn 500 tỷ USD vào ngày thứ Năm. Sau đó, Cơ quan này sẽ cung cấp thêm các hoạt động vay ngắn hạn với tổng giá trị 1 ngàn tỷ USD vào ngày thứ Sáu (13/03). Fed cũng mở rộng nhiều loại hình chứng khoán mà Cơ qua này sẽ mua bằng dự trữ.

      Tuy nhiên, chứng khoán Mỹ nhanh chóng lại rơi xuống đáy trong phiên khi nhà đầu tư chờ đợi các biện pháp tích cực hơn để hỗ trợ nền kinh tế và nhắm trực tiếp vào sự bùng phát dịch bệnh.

      Đà bán tháo trong ngày thứ Năm đã trở nên rất tệ, giao dịch trên Phố Wall đã bị tạm ngừng một thời gian ngắn sau khi thị trường mở cửa khoảng 15 phút. Mặc dù vậy, Dow Jones vẫn tiếp tục ghi nhận phiên tồi tệ thứ 5 trong lịch sử, dữ liệu từ FactSet cho thấy. Ngay cả phiên giảm mạnh nhất trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 cũng không đạt đến mức độ này.

      Không có nhiều miễn nhiễm đối với đà lao dốc trên thị trường tài chính. Chỉ số vốn hóa nhỏ Russell 2000 rớt 11%. Vàng giảm. Dầu lao dốc. Ngay cả trái phiếu Chính phủ Mỹ, một kênh trú ẩn an toàn đáng tin cậy trong các đợt bán tháo, cũng suy yếu vào ngày thứ Năm.

      Trong phát biểu của mình, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đi lại từ châu Âu sẽ bị đình chỉ trong 30 ngày như một phần của phản ứng Chính phủ đối với sự bùng phát dịch COVID-19. Ông Trump cũng cho biết chính quyền sẽ cung cấp cứu trợ tài chính cho những người lao động bị nhiễm bệnh, hay chăm sóc người khác do virus hoặc bị cách ly.

      Tuy nhiên, những động thái này không đủ đối với nhà đầu tư, những người đang tìm kiếm một phản ứng tài chính rõ ràng hơn để giải quyết vấn đề giảm tốc tăng trưởng kinh tế do tác động từ dịch bệnh.

      S&P 500 chính thức bước vào thị trường “con gấu” vào ngày thứ Năm, lao dốc hơn 265 từ mức cao kỷ lục đã xác lập vào tháng trước. Dow Jones đã kết thúc thị trường “con bò” lịch sử kéo dài 11 năm một ngày trước đó vào ngày thứ Tư. Thị trường “con gấu” đánh dấu đà sụt giảm 20% từ các mức cao mọi thời đại.

      Chỉ số đo lường trạng thái biến động CBOE (VIX), thước đo tốt nhất về mức độ sợ hãi trên Phố Wall, vọt lên hơn 76 và chạm mức cao nhất kể từ năm 2008.

      Cũng gây lo ngại về mức độ lây lan của dịch COVID-19 trên đất Mỹ là thông báo hôm thứ Tư (11/03) rằng Hiệp hội Bóng rổ Quốc gia tạm ngừng mùa giải của mình sau khi vận động viên Utah Jazz dương tính với virus corona. Ngôi sao điện ảnh Tom Hanks cùng vợ, Rita Wilson, cũng cho hay họ dương tính với virus.

    19. #58
      Ngày tham gia
      Jan 2020
      Bài viết
      54
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm lãi suất điều hành

      Chiều 12/3, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức họp báo thông tin ban hành Thông tư quy định về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ hỗ trợ khách hàng ảnh hưởng dịch Covid-19.

      Giúp ngân hàng có thanh khoản dồi dào

      Thông tin quan trọng được Phó thống đốc Đào Minh Tú cho biết, NHNN đang nghiên cứu, xem xét đưa ra quyết định về lãi suất điều hành với xu hướng giảm trong thời gian tới.

      “Đây là lãi suất áp dụng với các nguồn tái cấp vốn, chiết khấu, OMO, cho vay qua đêm… và là một trong những cơ chế, chính sách giúp các ngân hàng luôn có thanh khoản dồi dào để hỗ trợ nguồn vốn, lãi suất tốt hơn cho doanh nghiệp”, ông chia sẻ.

      Phó thống đốc cho hay, thời điểm ban hành sẽ được Thống đốc và ban lãnh đạo NHNN quyết định nhưng sẽ được đưa ra trong thời gian ngắn tới đây và mức giảm cũng sẽ tương đối hơn so với những lần trước.

      Thực tế, trước tình hình dịch bệnh hiện nay, nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới đã xem xét cắt giảm lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế.

      Đầu tháng 3, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã cắt giảm lãi suất 0,5 điểm phần trăm về mức 1-1,25% mà không cần chờ tới cuộc họp chính thức vào ngày 17-18/3. Nguyên nhân được cơ quan này đưa ra do lo ngại từ dịch Covid-19 ảnh hưởng tiêu cực rõ ràng hơn đến nền kinh tế Mỹ.

      Tại Việt Nam, Phó thống đốc cho biết, ngoài việc xem xét giảm lãi suất điều hành, NHNN cũng chủ trương giảm phí thanh toán cho các TCTD và thành viên tham gia thanh toán trên thị trường.

      Trong đó, cơ quan này sẽ giảm thêm 50% phí hiện nay của Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia (CIC). Các khoản phí thanh toán do NAPAS cung cấp cũng sẽ giảm trong thời gian tới.

      “Điều này giúp các tổ chức tín dụng và thành phần thanh toán qua hệ thống tiết kiệm thêm chi phí và dùng phần đó để hỗ trợ cho doanh nghiệp”, ông Tú nhấn mạnh.

      Giãn nợ cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19

      Về thông tư mới ban hành có hiệu lực từ 12/3, các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn sẽ bao gồm số dư nợ gốc và lãi phát sinh từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính trong thời gian từ ngày 23/1 đến sau 3 tháng kể từ ngày Thủ tướng công bố hết dịch Covid-19.

      Tất cả khách hàng vay vốn không có khả năng trả nợ đúng hạn do sụt giảm doanh thu, thu nhập bởi dịch Covid-19 sẽ thuộc diện được cơ cấu nợ.

      Các ngân hàng sẽ hướng dẫn cụ thể về tiêu chí để xác định số dư nợ của khách bị ảnh hưởng bởi dịch, trong đó phải có tiêu chí bị sụt giảm doanh thu, thu nhập bởi dịch bệnh.


      Tất cả khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi Covid-19 dẫn tới sụt giảm doanh thu, thu nhập sẽ được giãn nợ, giảm lãi. Ảnh: Quỳnh Trang.
      Thông tư cũng quy định ngân hàng sẽ được miễn, giảm lãi, phí theo quy định nội bộ với số dư nợ tín dụng (trừ mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp) của khách hàng trong khoảng thời gian dịch bệnh diễn ra khiến khách hàng vay không có khả năng trả nợ đúng hạn.

      Cũng trong thời gian dịch diễn ra, các ngân hàng sẽ giữ nguyên nhóm nợ đã phân loại và trích lập dự phòng rủi ro theo thời hạn đã được cơ cấu mà không phải áp dụng nguyên tắc điều chỉnh nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn.

      Theo Phó thống đốc Đào Minh Tú, việc ban hành thông tư này sẽ giúp các ngân hàng cũng như doanh nghiệp giảm bớt khó khăn khi bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

      “Đây là một trong những căn cứ pháp lý tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp tục có được các nguồn vốn duy trì sản xuất kinh doanh, vượt quá khó khăn hiện nay cũng như trong tương lai”, ông Tú nhấn mạnh.

      Phó thống đốc cũng cho rằng, việc quan trọng nhất hiện nay là giúp các doanh nghiệp tiếp tục có vốn từ nguồn tín dụng ngân hàng kết hợp với vốn tự có để tiếp tục sản xuất kinh doanh.

      Cũng tại cuộc họp, ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế, NHNN cho biết từ đầu năm đến giữa tháng 3 hiện nay tăng trưởng dư nợ trong nền kinh tế mới đạt khoảng 0,1%, trong khi cùng kỳ đạt 0,85%.
      Theo đánh giá sơ bộ của các TCTD gửi về NHNN, số dư nợ của các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 tạm tính là 926.000 tỷ đồng, chiếm hơn 11% tổng dư nợ nền kinh tế. Đây là số dư nợ bị ảnh hưởng dẫn tới khả năng không thể trả nợ đúng hạn của các doanh nghiệp hiện nay.

    20. #59
      Ngày tham gia
      Jan 2020
      Bài viết
      63
      Được cám ơn 12 lần trong 9 bài gởi

      Mặc định Dầu Brent rớt hơn 7% khi ông Trump “cấm” châu Âu vào Mỹ

      Các hợp đồng dầu thô tương lai tiếp tục giảm mạnh vào ngày thứ Năm (12/03), với dầu Brent sụt hơn 7%, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp lệnh hạn chế đi lại từ châu Âu đến Mỹ trong một nỗ lực ngăn chặn đại dịch COVID-19, qua đó làm tăng lo ngại về kinh tế toàn cầu và nhu cầu năng lượng, MarketWatch đưa tin.



      Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Năm, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 4 trên sàn Nymex mất 1.48 USD (tương đương 4.5%) còn 31.50 USD/thùng.

      Hợp đồng dầu Brent giao tháng 5 trên sàn Luân Đôn sụt 2.57 USD (tương đương 7.2%) xuống 33.22 USD/thùng.

      Ông Trump phát biểu tại Nhà Trắng vào tối ngày thứ Tư (11/03), đưa ra một số kế hoạch của Chính phủ để đối phó với sự lây lan dịch COVID-19. Đáng chú ý nhất, ông Trump cho biết đi lại giữa châu Âu và Mỹ sẽ bị đình chỉ trong vòng 30 ngày đối với công dân nước ngoài, bắt đầu từ ngày thứ Sáu (13/03).

      “Đây là đòn giáng mạnh vào ngành hàng không quốc tế và có thể tác động tiêu cực đến nhu cầu dầu hỏa. Do đó, nhu cầu dầu vẫn đang chịu nhiều áp lực”, Carsten Fritsch, Chuyên gia phân tích tại Commerzbank, nhận định.

      Dầu thô trước đó cũng đã chịu sức ép, giảm mạnh vào ngày thứ Tư (11/03), khi Ả-rập Xê-út leo thang cuộc chiến giá dầu với Nga bằng cách chuyển sang gia tăng công suất sản xuất. Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) trong tuần này đều đã hạ dự báo nhu cầu dầu toàn cầu.

      Cũng trong phiên giao dịch ngày thứ Năm, hợp đồng xăng giao tháng 4 lao dốc 19.2% xuống 89.75 USD/gallon, mức đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 30/12/2008 và đánh dấu phiên giảm mạnh nhất kể từ ngày 02/09/2003. Hợp đồng dầu sưởi giao tháng 4 mất 6.3% còn 1.1598 USD/gallon.

      Các hợp đồng khí thiên nhiên cũng suy giảm trong ngày thứ Năm khi Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) ghi nhận rằng nguồn cung khí thiên nhiên giảm 48 tỷ feet khối trong tuần kết thúc ngày 06/03/2020, thấp hơn so với dự báo sụt 55 tỷ feet khối từ các nhà phân tích tham gia cuộc thăm dò của Platts.

      Hợp đồng khí thiên nhiên giao tháng 4 lùi 2% xuống 1.841 USD/MMBtu.

    21. #60
      Ngày tham gia
      Jan 2020
      Bài viết
      63
      Được cám ơn 12 lần trong 9 bài gởi

      Mặc định Dịch bệnh COVID-19 lây lan, Fed giảm lãi suất về gần 0%

      Ngày 15/3, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thông báo cắt giảm lãi suất lần thứ 2 trong vòng chưa đầy 2 tuần nhằm giúp thúc đẩy nền kinh tế Mỹ trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 lây lan trên toàn nước Mỹ.

      Theo phóng viên TTXVN thường trú tại Mỹ, Fed giảm lãi suất xuống biên độ mục tiêu từ 0% đến 0,25%.

      Thông báo của Fed cho hay tác động của dịch COVID-19 sẽ "ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế trong thời gian tới và gây rủi ro cho triển vọng kinh tế."

      Trước những diễn biến này, Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) - cơ quan hoạch định chính sách của Fed, đã quyết định hạ thấp phạm vi mục tiêu.

      Thông báo cũng cho hay FOMC hy vọng sẽ duy trì phạm vi mục tiêu trên đến khi tin tưởng rằng nền kinh tế đã vượt qua được các diễn biến gần đây và trên đà đạt được mục tiêu ổn định việc làm và giá cả tối đa.

      Hôm 3/3, Fed đã bất ngờ giảm lãi suất khẩn cấp đến 0,5 điểm %, đánh dấu đợt giảm mạnh nhất kể từ lần giảm 0,75 điểm % hồi tháng 12/2018.

      Đây là lần đầu tiên Fed quyết định giảm lãi suất không phải sau cuộc họp chính thức thường xuyên của FOMC kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và là lần giảm "khẩn cấp" thứ 5 trong vòng 50 năm qua của ngân hàng trung ương quyền lực nhất thế giới, vốn có lịch sử hình thành chưa đầy 110 năm./.

      https://vietstock.vn/2020/03/dich-be...772-737576.htm


    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Tình hình hiện nay? Part 13
      By admin in forum Nhận định Thị trường
      Trả lời: 620
      Bài viết cuối: 16-03-2023, 08:25 AM
    2. Tình hình HNX hiện nay
      By sacomreal in forum Công ty chiến ở HNX
      Trả lời: 2
      Bài viết cuối: 21-04-2016, 04:22 PM
    3. Tình hình hiện nay? - Part 6
      By admin in forum Nhận định Thị trường
      Trả lời: 3000
      Bài viết cuối: 18-06-2013, 10:30 AM
    4. Tình hình hiện nay?
      By admin in forum Nhận định Thị trường
      Trả lời: 8806
      Bài viết cuối: 11-07-2012, 08:53 AM
    5. Tinh Hinh Hien Nay
      By tientrivietnam in forum Nhận định Thị trường
      Trả lời: 2
      Bài viết cuối: 04-11-2010, 09:39 PM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình