@Bài phân tích trích trong ấn phẩm bán khống kỳ XXIII, tháng 06.2019 vừa qua

(Cập nhật tháng 12.2019) Nhiều năm kinh nghiệm quan sát và học hỏi từ thị trường quốc tế, chúng tôi học được rằng những case "technology obsolescence" - hay gọi nôm na là "lỗi thời bởi công nghệ" - là một trong những case rủi ro nhất cho các nhà đầu tư dài hạn, đồng thời thuộc vùng bán khống (short-sell) ưa thích nhất của những nhà quản lý quỹ tinh ranh.

Trong ấn phẩm bán khống kỳ XXIII vừa qua, chúng tôi đã nêu bật lên Vinasun ("VNS") như một ví dụ tiêu biểu cho rủi ro công nghệ hủy diệt (disruptive technologies) nầy... Dù rằng trong ngắn hạn, VNS có thể hồi phục nhờ mức định giá P/B thấp, cổ tức cao, một số chính sách can thiệp của Bộ GT-VT cũng như mảng kinh doanh B2B trong đô thị còn sót lại, trong dài hạn, những NĐT cá nhân & NĐT giá trị phải hết sức cẩn thận với rủi ro thay thế bởi công nghệ và tốc độ phản ứng nhanh hay chậm của ban lãnh đạo công ty trước đối thủ kề cận - thứ tưởng chừng như có sức ảnh hưởng chậm rãi, ấy vậy mà trong kỷ nguyên số ngày nay, chỉ cần 3-5 năm ngắn ngủi thôi, mọi thứ đã hoàn toàn có thể đổi thay...
-----------------------
- Sự sụt giảm về người lái và doanh thu
- Lợi thế cạnh tranh bị đe dọa nghiêm trọng
- Chúng tôi không đánh giá cao nỗ lực kiện tụng (ligitation) của ban lãnh đạo cty
- Như ngài Chris Davis từng nói: “Chúng tôi không bao giờ đầu tư vào một công ty mà chúng tôi biết chắc giá trị của nó sẽ đi xuống trong tương lai.”
-----------------------
Chi tiết tại: https://newslettervietnam.com/vns-mo...ghe-tieu-bieu/

Saigon, đăng lại ngày 16.12.2019, bởi Angelos - Golden Newsletter Vietnam