Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số mẹo để giao dịch Vàng hiệu quả hơn.

Mẹo 1: Sử dụng RSI và các công cụ Fibonacci khi phân tích kỹ thuật giá Vàng


RSI (Relative Strength Index) và Fibonacci là những công cụ rất hiệu quả trong phân tích kỹ thuật giá Vàng. Fibonacci có thể giúp bạn tìm ra những ngưỡng kháng cự và hỗ trợ quan trọng, còn RSI sẽ hỗ trợ bạn trong việc xác định xu hướng và những điểm quá mua/quá bán của giá Vàng.

Khi sử dụng chỉ báo RSI, bạn hãy lưu ý điều chỉnh thông số sao cho phù hợp với chiến thuật giao dịch của bạn. Ví dụ, nếu bạn là một nhà giao dịch dài hạn, hãy cân nhắc việc tăng cài đặt thời gian thay vì sử dụng mức mặc định 14 ngày. Thời gian cài đặt càng cao, đường RSI sẽ diễn biến càng “êm” và càng cho nhiều tín hiệu giao dịch dài hạn chính xác.

Bên cạnh đó, đừng quên backtest để tìm ra thông số cài đặt và các mức quá mua/quá bán tốt nhất cho chỉ báo RSI của bạn. Nếu bạn thấy giá Vàng bật lại nhiều lần khi đường RSI chạm ngưỡng 35, đừng ngại thêm ngưỡng này vào danh mục theo dõi.



Fibonacci hồi quy được áp dụng trên một đồ thị giá Vàng. Nguồn: MetaTrader 4 Exness

Mẹo 2: Sử dụng các đường và kênh xu hướng kẻ tay để xác định xu hướng của giá Vàng


Đường trung bình là một chỉ báo kỹ thuật xu hướng vô cùng hiệu quả trong giao dịch Forex. Tuy nhiên, đối với giao dịch Vàng, chỉ báo này đã được chứng minh là không hiệu quả bằng các đường và kênh xu hướng vẽ tay.

Vì vậy, bạn nên cân nhắc sử dụng những công cụ vẽ xu hướng thủ công khi giao dịch Vàng. Chúng không chỉ giúp bạn xác định xu hướng giá Vàng hiệu quả, mà cũng giúp xác định các khu vực hỗ trợ và kháng cự vô cùng chính xác.

Mẹo 3: Thực hiện phân tích đa khung thời gian


Vàng là một tài sản có độ biến động cao. Vì vậy, nếu bạn không có một cái nhìn rộng đối với diễn biến của giá Vàng, bạn sẽ rất dễ bị mắc phải các bẫy tăng giá (Bull trap) hoặc giảm giá (Bear trap).

Nếu bạn thường xuyên giao dịch Vàng trên các đồ thị ngắn hạn (từ 1 giờ trở xuống), hãy sử dụng các đồ thị trung và dài hạn (4 giờ, 1 ngày, hoặc 1 tuần) để xác định xu hướng tổng thể và các mức kháng cự/hỗ trợ quan trọng của giá Vàng. Khung thời gian càng lớn, các mức hỗ trợ và kháng cự càng có độ tin cậy cao.

Ngược lại, nếu bạn thường xuyên giao dịch trên các đồ thị dài hạn, hãy sử dụng các đồ thị ngắn hạn để tối ưu hóa các điểm vào, mức cắt lỗ và chốt lời của bạn.

Mẹo 4: Để mắt tới các báo cáo kinh tế quan trọng của Mỹ và diễn biến của đồng USD


Trên thị trường, Vàng và Đô la Mỹ thường có mối tương quan tiêu cực. Điều đó có nghĩa là, Vàng thường tăng giá khi USD hạ giá, và ngược lại.

Vì vậy, việc theo dõi sát sao các báo cáo kinh tế quan trọng của Mỹ và diễn biến của đồng USD sẽ giúp bạn dự đoán xu hướng của Vàng tốt hơn.

Dưới đây là một số dữ liệu quan trọng mà bạn cần theo dõi trên lịch kinh tế:
  • Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
  • GDP
  • Bảng lương phi nông nghiệp (Non-farm Payrolls)
  • Thay đổi việc làm và tỷ lệ thất nghiệp (Employment Change và Unemployment Rate)
  • Chỉ số Quản lý thu mua (PMI)
  • Doanh số bán lẻ (Retail Sales)
Ngoài ra, bạn cũng cần theo dõi diễn biến các buổi họp và quyết định về lãi suất của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Những động thái nâng lãi suất của cơ quan này rất có thể khiến đồng USD tăng giá; ngược lại, đồng USD có thể giảm giá khi Fed tuyên bố hạ lãi suất.

Các tin tức về chính trị hay thời tiết cũng có thể ảnh hưởng mạnh đến diễn biến của đồng USD. Vì thế, bạn hãy nhớ liên tục cập nhật những tin tức mới về đồng tiền này trên các cổng thông tin tài chính như CNBC, Bloomberg, hoặc trên chính FX News.

Mẹo 5: Giao dịch các cặp giá Vàng khác nhau


Khi nhắc tới giao dịch Vàng, người ta thường nghĩ ngay đến cặp XAUUSD. Tuy nhiên, đây không phải là cặp duy nhất để bạn có thể hưởng lợi từ sự biến động giá của Vàng. Tại Exness, bạn có thể giao dịch Vàng trên các cặp khác như XAUEUR hay XAUGBP. Những cặp này đôi khi có thể đem đến cho bạn nhiều cơ hội giao dịch rất tốt.




Cặp XAUGBP tăng do một phần tác động của Brexit. Nguồn: MetaTrader 4 Exness



Theo Exness