Threaded View
-
15-04-2019 08:47 PM #1
[khuyến nghị cơ bản] acb – tài sản ngày càng tăng lên cả về “chất” lẫn về “lượng”
ACB luôn là một trong những case ngân hàng rất được ưa chuộng của chúng tôi. Mặc dù năm 2019 triển vọng tăng trưởng của ngân hàng này, cũng giống như nhiều ngân hàng khác của Việt Nam, sẽ bị thu hẹp lại do dư địa cho sự bứt phá, đột biến đã không còn nhiều nữa, tuy nhiên chúng tôi vẫn tin rằng ACB là một trong những khoản đầu tư có nền cơ bản rất tốt và chắc chắn, đặc biệt là khi vấn đề tài sản mà chúng tôi từng lo ngại trước đây đã được cải thiện một cách đáng kể.
1. ĐỘNG LỰC
- Kế hoạch tăng trưởng khoảng 15% trong năm 2019: Cho năm 2019, ACB đặt mục tiêu LNTT hợp nhất khoảng 7.279 tỷ đồng, tức tăng 14% so với năm 2018, theo đó LNST công ty mẹ dự kiến đạt 5.895 tỷ đồng, tăng trưởng khoảng 15% YoY. Tổng tài sản dự kiến cũng tăng 15%, trong đó tín dụng tăng 13% theo hạn mức NHNN phân bổ ngày 14/3/2019, còn huy động tiền gửi khách hàng tăng 15%. Từ trước đến nay ban lãnh đạo ACB vẫn luôn giữ uy tín trong việc hoàn thành kế hoạch, thậm chí vẫn thường vượt nhẹ so với kế hoạch đề ra, chính vì thế chúng tôi có đủ động lực để tin rằng ACB sẽ hoàn thành được kế hoạch này. Tín dụng bán lẻ, tập trung vào cho vay mua nhà, ô tô sẽ tiếp tục là chiến lược trọng yếu dẫn dắt hoạt động tín dụng của ACB trong năm nay, cũng như nhiều năm qua.
- Hiện có các chỉ số về chất lượng tài sản thuộc hàng tốt nhất: Xét theo bộ chỉ số về chất lượng tài sản, ACB hiện đang đứng trong top đầu của toàn hệ thống. Tỷ lệ nợ xấu (nội bảng) của ACB chỉ tăng nhẹ từ mức 0,71% trong năm 2017 lên mức 0,73% năm 2018, vẫn đang là mức thấp trong ngành ngân hàng của Việt Nam hiện tại. Bên cạnh đó trong năm qua, tỷ lệ nợ quá hạn đã giảm từ 0,93% xuống còn 0,89%, còn tỷ lệ bao nợ xấu của ngân hàng thì đã tăng vọt từ 1,33 lên 1,52 – đây là những kết quả được xếp ở vị trí nhất nhì trong toàn hệ thống. Ngoài ra hệ số CAR (tính theo thông tư 36) của ACB đã tăng từ 11,5% trong năm 2017 lên 12,8% trong năm 2018, và đồng thời tỷ lệ vốn cấp 1 cũng tăng từ 7,8% lên 10,6%. Còn hệ số CAR (tính theo Basel II) của ACB hiện đang đạt mức 10,1%, chính vì vậy ban lãnh đạo ACB đã mạnh dạn xin phép ngân hàng Nhà nước triển khai Basel II ngay từ nửa đầu năm 2019.
- Từ năm 2020 sẽ bắt đầu trả cổ tức bằng tiền mặt: Về kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2018, ACB sẽ trình cổ đông phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 30%. Tuy nhiên ACB cũng đã có tờ trình về kế hoạch phân phối lợi nhuận của năm 2019 cho cổ đông trong kỳ họp năm nay luôn, theo đó ngân hàng sẽ chia 20% cổ tức bằng cổ phiếu, và có thêm 10% cổ tức bằng tiền mặt. Điều này cho thấy năm 2018 sẽ là năm cuối cùng mà ACB phải dành toàn lực cho việc tăng vốn, sau đó trở đi với nguồn vốn chắc chắn và hoạt động kinh doanh triển vọng, ACB đã lại có thể bắt đầu trả cổ tức bằng tiền mặt cho các cổ đông. Đây lại là một dấu hiệu nữa cho thấy nguồn vốn lẫn chất lượng tài sản của ACB đang được cải thiện đáng kể trong thời gian qua, và hiện đã có thể “thở phào nhẹ nhõm” sau cả một quá trình cố gắng, lợi ích của các cổ đông sau này cũng sẽ được thu về nhiều hơn.
2. RỦI RO
- Rủi ro mang tính chu kỳ của ngành ngân hàng: Sau khi rủi ro về nguồn vốn mà chúng tôi nêu ra trong bài viết trước về ACB đã được cải thiện một cách đáng kể, suy đi nghĩ lại chúng tôi cho rằng chỉ còn rủi ro tính chu kỳ của ngành là một trong những mối quan tâm lớn nhất của các nhà đầu tư về ACB. Hiện tại có một thực tế không thể không thừa nhận đó là tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngành ngân hàng đang chậm lại, và được cho là không thể còn bứt phá mạnh mẽ như một vài năm trước. Năm 2018, tốc độ tăng trưởng tín dụng của Việt Nam chỉ đạt mức 14% (không hoàn thành so với kế hoạch 17% đã đề ra), và cho năm 2019 này NHNN cũng chỉ giữ mức 14% làm mức kế hoạch. Tăng trưởng tín dụng vẫn luôn là “nồi cơm chính” cho hoạt động kinh doanh của bất kỳ ngân hàng nào, cho nên khả năng tăng trưởng chung của ngành đã trở thành một nghi vấn. Với ACB, chúng tôi cùng cho rằng khả năng tăng trưởng 143% như năm ngoái là quá khó để duy trì vì dư địa của giảm trích lập hay thu hồi nợ xấu không còn nhiều. Tuy nhiên với hạn mức tín dụng đã được NHNN vào tháng 3/2019 vừa qua là 13%, chúng tôi cho rằng khả năng hoàn thành thành kế hoạch tăng trưởng ở mức 15% của ACB năm nay là khả thi.
3. GIÁ TRỊ CỔ PHIẾU
Với tốc độ tăng trưởng khoảng 15%, sau trừ đi khoảng 2% chi trả sau thuế cho các quỹ phúc lợi và khen thưởng, EPS F2019 của ACB ước tính sẽ đạt khoảng 4.500 đồng/cổ phiếu. Nếu hạ mức P/E forward xuống còn 10 do ngành ngân hàng không còn bứt phá mạnh mẽ như các năm trước, chúng tôi cho rằng mức giá hợp lý của ACB năm 2019 vẫn ở khoảng 45.000. Theo đó, ACB sẽ trở thành một khoản đầu tư lý tưởng với chất lượng tài sản tốt, khả năng tăng trưởng cao, đi kèm với một biên an toàn đủ lớn.
#ACB_TrueValueCapitalXem thêm nhiều bài viết về đầu tư giá trị hơn tại fanpage facebook: https://www.facebook.com/truevaluecapital
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
Càng nghi ngờ lại càng lên
By nhokyeu in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 0Bài viết cuối: 03-12-2010, 10:59 AM
Bookmarks