phần 1, bạn đã nắm được khái niệm về phân kỳ và thông tin về các loại phân kỳ thường thấy trên thị trường Forex. Trong phần 2 này, Exness sẽ hướng dẫn bạn cách giao dịch phân kỳ với một số chỉ báo dao động phổ biến.

2 Chỉ Báo Dao Động Phổ Biến Để Phát Hiện Phân Kỳ


Là một nhà giao dịch ngoại hối, chắc bạn cũng không còn cảm thấy lạ lẫm khi nhắc tới Chỉ số sức mạnh tương đối (Relative Strength Index) và Chỉ báo dao động ngẫu nhiên (Stochastic Oscillator). Đây là 2 chỉ báo dao động vô cùng phổ biến trên thị trường Forex, được sử dụng để phân tích độ mạnh, yếu của các bước sóng.

Dưới đây là cách để giao dịch phân kỳ với các chỉ báo dao động này.

1. Relative Strength Index (RSI)

Được phát minh bởi J. Welles Wilder vào năm 1978, RSI có lẽ là chỉ báo dao động được sử dụng rộng rãi nhất bởi các nhà giao dịch Forex tính đến thời điểm hiện tại. RSI thuộc nhóm chỉ báo kỹ thuật dẫn dắt (Leading Indicator) và thường được dùng để nhận biết tình trạng quá mua hoặc quá bán đối với giá của một tài sản.

Để tìm hiểu thêm về chỉ báo RSI, bạn hãy tham khảo chuỗi bài viết “Toàn Tập Về Chỉ Báo RSI” của Exness nhé!

Để giao dịch phân kỳ với RSI, trước hết, bạn cần sử dụng RSI để tìm ra các hiện tượng phân kỳ trên đồ thị. Sau khi tìm được phân kỳ, bạn hãy cố gắng chờ đợi các tín hiệu bổ sung như nến đảo chiều/tiếp diễn để đảm bảo độ tin cậy của các cơ hội giao dịch.

Khi vào lệnh, hãy nhớ cài đặt mức cắt lỗ bên trên đỉnh hoặc bên dưới đáy gần nhất. Đối với mức chốt lời, bạn có thể cài đặt theo tỷ lệ 2:1 hoặc 3:1 so với mức cắt lỗ.

Dưới đây là một ví dụ về giao dịch phân kỳ với chỉ báo RSI. Chúng ta có thể thấy giá đã tạo ra đáy (2) thấp hơn đáy (1); tuy nhiên, đáy (2) của RSI lại cao hơn đáy (1) của nó. Như vậy, một phân kỳ thường giá lên đã được phát hiện. Sau khi nến cho thấy tín hiệu tăng khá rõ (mũi tên màu vàng), chúng ta sẽ vào lệnh mua cặp tiền USD/CAD tại đường đứt đoạn màu vàng. Mức cắt lỗ của lệnh được cài đặt tại vị trí của đường đứt đoạn màu đỏ; trong khi đó, mức chốt lời của lệnh được cài đặt tại vị trí của đường đứt đoạn màu xanh (tỷ lệ 2:1 so với mức cắt lỗ).


Nguồn: MetaTrader 4 Exness​

2. Stochastic Oscillator (Stoch)

Chỉ báo dao động Stoch cũng là một trong những “gương mặt thân quen” đối với các nhà giao dịch ngoại hối. Stoch được cấu tạo bởi 2 đường %K và %D, và cũng biến động trong hai biên từ 0 tới 100 giống như RSI.

Cách giao dịch phân kỳ với Stoch cũng tương tự như với RSI: bạn sử dụng Stoch để tìm ra các hiện tượng phân kỳ trên đồ thị, sau đó chờ đợi các tín hiệu bổ sung và vào lệnh. Cách cài đặt mức cắt lỗ/chốt lời cũng tương tự như trên.

Dưới đây là một ví dụ về giao dịch phân kỳ với chỉ báo Stoch. Chúng ta có thể thấy giá đã tạo ra đỉnh (2) thấp hơn đỉnh (1); tuy nhiên, đỉnh (2) của Stoch lại cao hơn đỉnh (1) của nó. Như vậy, một phân kỳ ẩn giá xuống đã được phát hiện. Sau khi nến cho thấy tín hiệu giảm khá rõ (mũi tên màu vàng), chúng ta sẽ vào lệnh bán cặp tiền USD/JPY tại đường đứt đoạn màu vàng. Mức cắt lỗ của lệnh được cài đặt tại vị trí của đường đứt đoạn màu đỏ; trong khi đó, mức chốt lời của lệnh được cài đặt tại vị trí của đường đứt đoạn màu xanh (tỷ lệ 2:1 so với mức cắt lỗ).


Nguồn: MetaTrader 4 Exness​

Kết Luận


Vậy là bạn đã nắm được cách để giao dịch phân kỳ với một số chỉ báo dao động phổ biến. Trong bài viết tiếp theo, Exness sẽ giới thiệu với bạn một số mẹo và nguyên tắc cần ghi nhớ khi giao dịch phân kỳ.

Theo tác giả Phạm Hải (Exness)
Nguồn bài viết:
https://fxnews.exness.com/vi/giao-dich-phan-ky-phan-2/