Kinh nghiệm đầu tư
  • Thông báo


    + Trả lời Chủ đề
    Trang 4 của 5 Đầu tiênĐầu tiên ... 2 3 4 5 CuốiCuối
    Kết quả 61 đến 80 của 93
    1. #61
      Ngày tham gia
      Jan 2020
      Bài viết
      54
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Chiến lược chọn ‘cổ phiếu dưới mệnh của doanh nghiệp có lãi’

      Thị trường chứng khoán (TTCK) luôn biến động không ngừng, do đó, tùy vào thời điểm mà nhà đầu tư có thể chọn cổ phiếu theo các tiêu chí chiến lược khác nhau.

      Trong bối cảnh thị trường giằng co như hiện nay, một số nhà đầu tư cá nhân có kinh nghiệm cho biết đã thực hiện chiến lược nắm giữ ‘cổ phiếu dưới mệnh giá của doanh nghiệp kinh doanh có lãi’, thay cho cổ phiếu bluechip.

      Chiến lược này tìm đến những cổ phiếu giảm dưới mệnh giá do TTCK sụt giảm, trong khi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn có lãi. Thời gian nắm giữ cổ phiếu từ 3-6 tháng và đánh giá hiệu quả theo từng quý.

      Nhà đầu tư cá nhân tin rằng danh mục 'cổ phiếu dưới mệnh giá của doanh nghiệp kinh doanh có lãi' sẽ giảm thiểu rủi ro so với các cổ phiếu penny thông thường khác do được hỗ trợ bởi yếu tố cơ bản khá tốt từ doanh nghiệp và nhóm cổ phiếu này cần được giao dịch xung quanh mệnh giá.

      Các tiêu chí xây dựng danh mục

      Lựa chọn cổ phiếu dưới mệnh giá, ưu tiên nhóm cổ phiếu có thị giá lớn hơn 5,000 đồng/cp và nhỏ hơn 8,000 đồng/cp. Tiêu chí này nhằm đảm bảo khả năng chênh lệch với mệnh giá tối thiểu đạt 20%.

      Có lợi nhuận sau thuế (LNST) 3 năm liên tục gần nhất là số dương, cho thấy doanh nghiệp kinh doanh có lãi.

      Khối lượng giao dịch trung bình (KLGDTB) 30 phiên lớn hơn 20,000 cp/phiên. Thanh khoản của cổ phiếu tốt sẽ đảm bảo cho nhà đầu tư giao dịch mua/bán thuận lợi.

      Nhà đầu tư có thể tìm kiếm lợi nhuận bằng cách xây dựng danh mục và mua - bán cổ phiếu trong danh mục này (đảo danh mục).

      Tiêu chí loại cổ phiếu

      Cổ phiếu sẽ bị loại khỏi danh mục nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:

      KLGDTB 30 phiên nhỏ hơn 10,000 cp/phiên
      Giá cổ phiếu tăng cao hơn mệnh giá (> 10,000 đồng/cp), trong khi kết quả kinh doanh không có yếu tố đột biến
      Còn lỗ lũy kế tính đến kỳ kế toán gần thời điểm chọn danh mục nhất.
      Doanh nghiệp có thông tin xấu đột biến có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
      Mặc dù danh mục ‘cổ phiếu dưới mệnh giá của doanh nghiệp kinh doanh có lãi’ giảm thiểu được rủi ro nhưng không thể tránh khỏi rủi ro chung của thị trường. Trong trường hợp diễn biến TTCK quá xấu, nhà đầu tư nên tiến hành cắt lỗ.

    2. #62
      Ngày tham gia
      Jan 2020
      Bài viết
      54
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Red face Hoa hậu Mai Phương Thúy: 'Đầu tư chứng khoán chắc chắn không nghèo'

      Đó là khẳng định của hoa hậu tài sắc vẹn toàn Mai Phương Thúy, người từng khiến những nhà đầu tư chứng khoán kì cựu cũng phải "ngả mũ” trong năm 2019 vừa qua.

      Bén duyên với đầu tư chứng khoán từ năm 2014, nhưng phải tới năm 2015, Thúy mới tập trung cho công việc này và xem đó là nghề chính giúp “kiếm nhiều tiền” dù trước đó cô từng tư vấn cho bạn bè ở thị trường chứng khoán quốc tế miễn phí. Năm 2019 vừa qua có thể nói là năm có nhiều hoạt động sôi nổi của Mai Phương Thúy, nhưng có lẽ đáng chú ý nhất là những phát ngôn của nàng hậu trên Facebook cá nhân về giá trị cổ phiếu VCB của Vietcombank.

      Cụ thể, vào giữa tháng 6/2019, Thúy cho biết cô mua vào cổ phiếu VCB ở thời điểm giá 40.000-50.000 đồng và khẳng định sẽ “ôm hàng” đến khi đạt mốc trên 80.000 đồng/cổ phiếu. Trong khi đó, nhiều nhà đầu tư khác đã chốt lãi tại “ga” hơn 60.000 đồng. Khi những nhận định trên Facebook của cô trùng hợp với hướng đi của thị trường, ở các phiên giao dịch sau đó, cổ phiếu của Vietcombank liên tục tăng giá, tính đến phiên giao dịch 11/7, VCB đã vượt 74.000 đồng/cổ phiếu, thậm chí lập kỉ lục về giá - lên 83.200 đồng - vào ngày 1/10/2019, Mai Phương Thúy bỗng trở thành "ngôi sao mới nổi" của giới đầu tư chứng khoán. Không chỉ công chúng bất ngờ trước hình ảnh hoa hậu trở thành “tay to” trên chứng trường mà đến “dân chơi” kì cựu cũng phục sát đất.

    3. #63
      Ngày tham gia
      Jan 2020
      Bài viết
      54
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Năm 2019, D2D báo lãi lớn, giá cổ phiếu ‘bứt tốc’

      Năm 2019 có lẽ là một năm thành công của CTCP Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 (HOSE: D2D) khi giá cổ phiếu tăng mạnh 133%, nằm trong top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất trong năm 2019. Song song đó, Công ty cũng vừa công bố kết quả kinh doanh quý 4/2019 với kết quả kinh doanh đồng loạt tăng mạnh. Trong đó, lãi sau thuế quý 4/2019 gấp 3 lần so cùng kỳ, đạt gần 154 tỷ đồng. Doanh thu thuần và giá vốn hàng bán của D2D lần lượt gấp 3 lần và 2 lần so với cùng kỳ, ghi nhận đạt gần 363 tỷ đồng và 122 tỷ đồng. Từ đó, kéo theo lãi gộp tăng gấp gần 3 lần so cùng kỳ và lãi thuần từ hoạt động kinh doanh tăng gấp 2 lần, đạt hơn 192 tỷ đồng.

      Theo giải trình của Công ty, doanh thu cao nhờ vào hiệu quả đầu tư dự án Khu dân cư Lộc An cao hơn so với dự án Khu dân cư Phường Thống Nhất, TP Biên Hòa.

      Kết thúc quý 4 năm 2019, lãi sau thuế của D2D ghi nhận đạt gần 154 tỷ đồng, gấp 3 lần so với cùng kỳ.

      Cả năm 2019, D2D ghi nhận tổng doanh thu đạt gần 864 tỷ đồng và và lãi sau thuế đạt hơn 392 tỷ đồng, gấp 4 lần so với năm 2018. Theo như kết quả trên, D2D đã vượt xa kế hoạch đề ra trong năm 2019 khi hoàn thành 226% chỉ tiêu doanh thu và 439% chỉ tiêu lợi nhuận.

      Các khoản phải thu của D2D tính đến cuối năm 2019 đạt hơn 122 tỷ đồng, gấp 3 lần so thời điểm đầu năm. Trong đó, trích lãi tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn ghi nhận gần 73 tỷ đồng.

      Tính đến 31/12/2019, tổng tài sản của D2D ghi nhận đạt 2,132 tỷ đồng.

      Hiện tại, giá cổ phiếu D2D đang giao dịch quanh mức 66,900 đồng/cp (17/01/2020). Sau đợt tăng mạnh trong năm 2019, đến nay giá cổ phiếu D2D lại đảo chiều và đang theo xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức gấp đôi giá một năm trước.

    4. #64
      Ngày tham gia
      Jan 2020
      Bài viết
      57
      Được cám ơn 12 lần trong 8 bài gởi

      Mặc định Góc nhìn đầu tư 2020: Ngành bất động sản

      NLG - CTCP Đầu tư Nam Long

      Giai đoạn 2019 - 2021 sẽ là điểm rơi lợi nhuận của công ty với số căn hộ bàn giao gấp 3 lần giai đoạn 2015 - 2018. Ngoài ra, NLG cũng đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 25%-30% trong vòng 3 năm tới.

      Tỷ trọng nợ vay trong cơ cấu nguồn vốn giảm dần qua các năm. Tỷ lệ DER giảm từ mức 59.53% vào năm 2013 xuống còn khoảng 16% vào giai đoạn cuối năm 2019. Điều này sẽ giúp hạn chế bớt tác động tiêu cực từ chính sách siết tín dụng của Ngân hàng Nhà nước đối với bất động sản đến NLG.

      DIG - Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng

      Năm 2019, DIG đã chi hơn 2,900 tỷ đồng để giải ngân vào 15 dự án; qua đó ước tính mang về 2,312 tỷ đồng doanh thu thuần (hợp nhất) và 550 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (hợp nhất), hoàn thành kế hoạch lợi nhuận đã đề ra.

      Trong đó, ba dự án Khu Đô thị mới Nam Vĩnh Yên, DIC Phoenix (TP Vũng Tàu) và Chung cư Vũng Tàu Gateway đóng góp phần lớn vào doanh thu của DIG, với mức doanh thu dự kiến lần lượt đạt 452 tỷ đồng, 432 tỷ đồng và 412 tỷ đồng.

      Với hơn 10 dự án đặt tại các khu đô thị cấp II như Vĩnh Phúc, Hà Nam, Quảng Bình, Đồng Nai, Hậu Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu... ban lãnh đạo DIG nhận định doanh thu của Công ty sẽ ổn định trong các năm tới.

      Nhìn chung, chiến lược phát triển của DIG trong giai đoạn 2019 - 2021 là đầu tư bất động sản vào 02 lĩnh vực chính là Home; Land (khu đô thị; nhà ở, chung cư, biệt thự...); Hotels và Resorts (khách sạn, resort, goft, khu vui chơi giải trí...). DIG sẽ tái cấu trúc (sát nhập, thoái vốn...) một số công ty không hoạt động hiệu quả cũng như tăng cường hợp tác quốc tế đồng thời tập trung kinh doanh khai thác các khách sạn sẵn có với tổng số phòng khoảng 1,000 phòng.

      BCM - Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp – CTCP

      BCM đang là doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất trong ngành và lợi nhuận cao nhất. Doanh nghiệp này sở hữu nhiều khu công nghiệp trên khắp cả nước với diện tích lớn và được quản lý chuyên nghiệp.

      Trong đó, khu công nghiệp Becamex - Bình Phước được đánh giá sẽ là điểm nhấn lớn nhất. Với tổng diện tích 4,633 ha và vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, khu công nghiệp này sẽ trở thành cửa ngõ hàng hóa, dịch vụ, giao lưu nội địa và quốc tế trong tương lai.

      BCM cũng không hẳn là mạnh toàn diện. Vấn đề của BCM nằm ở việc chuyển đổi từ một doanh nghiệp mang tính địa phương thành một thế lực ở tầm quốc gia. Các doanh nghiệp khác như TID ở Đồng Nai, Saigon Co.op ở TP Hồ Chí Minh… cũng phải đối diện với vấn đề tương tự. Đây là thử thách rất khó khăn và không dễ để vượt qua.

      KBC - Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP

      KBC cũng là doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài FDI, nhất là thu hút đầu tư công nghệ cao từ các tập đoàn lớn nổi tiếng thế giới như: Canon, Foxconn, Panasonic, Sanyo, Wintek, UMEC, Tenma, Mitsui, Sentec, Toyo Ink Industries, …

      Nguồn thu chính của KBC vẫn chủ yếu đến từ khu vực miền Bắc (Bắc Ninh, Hải Phòng, Bắc Giang). Đây là khu vực dự kiến sẽ hưởng lợi từ làn sóng dịch chuyển các nhà máy sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia ra khỏi Trung Quốc nhờ vào vị trí địa lý. KBC sẽ tiếp tục thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN Quang Châu, KCN Nam Sơn Hạp Lĩnh, KCN Quế Võ, KCN Tràng Duệ, KĐT Phúc Ninh. Đây sẽ là những động lực tăng trưởng mới của KBC trong tương lai.

    5. #65
      Ngày tham gia
      Jan 2020
      Bài viết
      57
      Được cám ơn 12 lần trong 8 bài gởi

      Mặc định Ông Trần Xuân Bách (BVS): ‘Chỉ số ít cổ phiếu ngân hàng có thể đánh bại được thị trường năm 2020’

      Trao đổi về chiến lược đầu tư năm 2020, ông Trần Xuân Bách - Chuyên viên Phân tích và Chiến lược Thị trường của CTCK Bảo Việt (BVS) cho rằng: “Ngân hàng vẫn là nhóm ngành có tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận và có khả năng dẫn dắt thị trường trong nửa đầu năm 2020. Tuy nhiên, do mức tăng lợi nhuận không đồng đều, nên có thể chỉ số ít các cổ phiếu ngân hàng đánh bại được VN-Index trong năm tới.”

      Về tổng quan, ông kỳ vọng thị trường chứng khoán sẽ diễn biến như thế nào trong năm 2020? Đâu là cơ hội và thách thức trong năm tới?

      Ông Trần Xuân Bách: VN-Index kỳ vọng sẽ tăng trưởng khoảng 10% trong năm tới, tương đương mức tăng trưởng của EPS. Chỉ số có thể đạt mức cao nhất 1,070 - 1,110 điểm và thanh khoản tăng khoảng 15% so với năm 2019. Với giả định này, P/E và P/B của Việt Nam sẽ ở các mức lần lượt là 14 và 2 lần. Nhìn lại năm 2019, P/E của thị trường ở mức 16 lần còn P/B là 2.3 lần - mức định giá này của thị trường Việt Nam không quá đắt cũng không rẻ so với mặt bằng chung các thị trường trong khu vực.

      Tuy vậy, điều này còn phụ thuộc rất lớn vào diễn biến của dòng tiền. Thị trường có thể sẽ được hỗ trợ bởi các yếu tố như dòng vốn vào Việt Nam thông qua các quỹ ETF, dòng vốn từ Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan…, ký kết thành công hiệp định EVFTA, việc Ngân hàng Trung ương các nước, Fed sẽ không thay đổi và tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng và Chính phủ đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng…

      Thêm vào đó, mức tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp trong năm 2020 có thể đạt mức trên 13%, cao hơn mức tăng 10% trong năm 2019.

      Ngược lại, những thách thức đối với thị trường trong năm tới có thể kể đến như sự leo thang của thương chiến Mỹ - Trung, các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng của Việt Nam (FDI, xuất nhập khẩu yếu đi), rủi ro từ các khoản cá nhân vay mua nhà tại các dự án bất động sản, rủi ro từ hoạt động cho vay dưới chuẩn, trái phiếu doanh nghiệp, vay margin…

      Theo ông, nhà đầu tư nên xây dựng chiến lược đầu tư thế nào trong 6 tháng đầu năm 2020? Liệu kênh đầu tư chứng khoán có tiềm năng sinh lợi cao hơn các kênh khác như bất động sản hay vàng trong thời gian tới?

      Ông Trần Xuân Bách: Nếu so sánh với các kênh đầu tư khác như bất động sản hay vàng thì chứng khoán vẫn là một kênh đầu tư hấp dẫn trong năm 2020, nhờ sự ổn định của kinh tế vĩ mô và tăng trưởng nhanh của lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết. Trên cơ sở đó, tôi cho rằng nhà đầu tư nên xem xét phân bổ danh mục của mình vào cổ phiếu với một tỷ trọng hợp lý và nên tập trung vào nhóm các cổ phiếu có nền tảng cơ bản ổn định và còn dư địa tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2020.

      Ngoài ra, nhà đầu tư có thể xem xét phân bổ một phần danh mục vào trái phiếu. Tuy nhiên, đây là một sản phẩm tài chính khá phức tạp, nên nếu không có sự phân tích và tìm hiểu kỹ lưỡng thì vẫn có thể gặp rủi ro. Tôi khuyên nhà đầu tư nên chọn những trái phiếu doanh nghiệp tốt từ các nhà phát hành uy tín.

      Những nhóm ngành nào có tiềm năng nhất trong nửa đầu năm 2020? Ông dự báo nhóm ngành nào sẽ có câu chuyện để tạo sóng mạnh như thủy sản, dệt may, bất động sản khu công nghiệp trong năm 2019?

      Ông Trần Xuân Bách: Ngân hàng vẫn là nhóm ngành có tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận và có khả năng dẫn dắt thị trường trong nửa đầu năm 2020. Tuy nhiên, do mức tăng lợi nhuận không đồng đều, nên có thể chỉ số ít các cổ phiếu ngân hàng đánh bại được VN-Index trong năm tới.

      Cùng với một số ngân hàng, các doanh nghiệp ngành sản xuất, chế biến, chế tạo do đã hưởng lợi nền lãi suất thấp trong nhiều năm gần đây, một số doanh nghiệp tận dụng để mở rộng được sản xuất có thể tạo được quy mô kinh doanh tốt hơn trong năm 2020, từ đó, tác động tới tăng trưởng lợi nhuận và có tác động tích cực tới giá cổ phiếu. Điều này, có thể quan sát được ở nhóm cổ phiếu thép và có thể là dầu khí.

      Bên cạnh đó, ngành Công nghệ thông tin và Bán lẻ cũng sẽ tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng tốt trong khi định giá đang quay về vùng hấp dẫn hơn. Những câu chuyện của các ngành trên có thể được nhắc tới nhiều hơn khi dòng tiền quay trở lại thị trường.

      Theo ông, nhà đầu tư nên chú trọng vào nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, vừa hay nhỏ trong thời gian tới?

      Ông Trần Xuân Bách: Trong năm 2020, tôi cho rằng các doanh nghiệp có định giá rẻ dù vẫn thu hút được sự chú ý của dòng tiền nhưng mức độ quan tâm có thể sẽ bị giảm bớt, thay vào đó nên chọn các doanh nghiệp có nền tảng tài chính vững chắc làm tiêu chí phòng thủ trong trường hợp thị trường diễn biến kém thuận lợi. Các doanh nghiệp có sự trở lại mạnh mẽ của kết quả kinh doanh do chịu tác động lớn từ chu kỳ kinh doanh trong một vài năm gần đây.

      Cơ hội sẽ được chia đều cho cả nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, vừa và nhỏ theo từng thời điểm nhất định trong năm 2020.

      Điều quan trọng vẫn nằm ở việc phân tích và lựa chọn đúng các cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng về lợi nhuận, kết hợp với việc timing các thời điểm mua bán hợp lý theo từng doanh nghiệp cụ thể.

      Bên cạnh thị trường cơ sở, ông đánh giá thế nào về cơ hội từ các sản phẩm khác trên thị trường như phái sinh hay chứng quyền có đảm bảo?

      Ông Trần Xuân Bách: Các sản phẩm này sẽ giúp nhà đầu tư có thêm các sự lựa chọn khi đầu tư trên thị trường. Đặc biệt đối với sản phẩm phái sinh, nhà đầu tư có thể tham gia tìm kiếm lợi nhuận ngay cả khi thị trường cơ sở rơi vào giai đoạn suy giảm. Mặc dù vậy, đây đều là các sản phẩm tài chính cao cấp, đòi hỏi nhà đầu tư khi tham gia phải có nền tảng kiến thức nâng cao, đồng thời tiềm ẩn khá nhiều rủi. Vì vậy, khi tham gia vào các kênh đầu tư này nhà đầu tư cũng sẽ phải đối mặt với khá nhiều rủi ro nếu không trang bị cho mình các công cụ đầu tư hiệu quả.

      Trái phiếu doanh nghiệp đang kênh đầu tư khá nóng trong thời gian qua, theo ông, đây có phải là kênh đáng đầu tư năm 2020? Nhà đầu tư nên chú trọng điều gì khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp?

      Ông Trần Xuân Bách: Với góc nhìn tích cực, tôi cho rằng tăng trưởng của thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong năm 2019 đã giúp tạo thêm kênh huy động vốn mới cho doanh nghiệp trong bối cảnh các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn trong việc tìm được nguồn vốn qua tín dụng, hay huy động bằng phương thức phát hành tăng vốn.

      Sự tham gia của nhiều nhà đầu tư cá nhân vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp, tôi cho rằng đó là sự phát triển của thị trường, tạo cơ hội cho cả đơn vị phát hành và nhà đầu tư có cơ hội gặp gỡ, lựa chọn để ra quyết định đầu tư.

      Ở một góc nhìn thận trọng hơn, việc phát triển quá nhanh của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, sẽ tạo ra cơ hội để một số sản phẩm trái phiếu có chất lượng chưa cao được đưa ra thị trường và đó là rủi ro cho nhà đầu tư.Nhà đầu tư cần phải phân tích, đánh giá kỹ để lựa chọn được các sản phẩm trái phiếu tốt đồng thời giảm thiểu được rủi ro.”

      Xin cám ơn ông!

    6. #66
      Ngày tham gia
      Jan 2020
      Bài viết
      54
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Lãnh đạo mua bán cổ phiếu: Chốt lời ở GAB?

      Trong tuần giao dịch vừa qua (13 - 17/01/2020), vợ Chủ tịch HĐQT Novaland đã trở thành cổ đông lớn sau khi gom gần 40 triệu cp NVL. Ngược lại, hàng loạt lãnh đạo và người liên quan đã thoái bớt sở hữu tại GAB trong bối cảnh giá cổ phiếu tăng phi mã.

      Vợ Chủ tịch NVL trở thành cổ đông lớn

      Tại CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, HOSE: NVL), bà Cao Thị Ngọc Sương - vợ Chủ tịch HĐQT Bùi Thành Nhơn - vừa mua vào hơn 39.5 triệu cp. Các giao dịch diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 16/12/2019 đến 14/01/2020, theo hình thức thoả thuận. Ước tính, cá nhân này đã chi ra trên 2,100 tỷ đồng cho thương vụ.

      Theo đó, bà Sương đã nâng sở hữu tại NVL từ 1.61% lên thành 5.75% , chính thức trở thành cổ đông lớn. Như vậy, tính chung 2 vợ chồng ông Bùi Thành Nhơn hiện đang sở hữu tổng cộng 25.44% vốn điều lệ của NVL.

      Trên thị trường, cổ phiếu NVL có sự đi lùi dần kể từ đầu tháng 10/2019. Giá cổ phiếu đã giảm khoảng 12.5% từ mức 64,000 đồng/cp xuống còn 56,000 đồng/cp (chốt phiên giao dịch ngày 18/01/2020).

      Các giao dịch mua vào tại DXG và NKG

      Chủ tịch Lương Trí Thìn của CTCP Tập đoàn Đất Xanh (HOSE: DXG) vừa hoàn tất mua 3 triệu cp DXG, nâng sở hữu lên thành 12.15%. Giao dịch của ông Thìn diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 27/12/2019 đến 09/01/2020.

      Trên thị trường, giá cổ phiếu DXG vẫn đang dò đáy kể từ mức đỉnh 17,450 đồng/cp (phiên 30/09/2019). Chốt phiên giao dịch ngày 18/01/2020, giá cổ phiếu DXG dừng ở 13,000 đồng/cp.

      Cũng trong chiều mua, ông Hồ Minh Quang - Chủ tịch HĐQT CTCP Thép Nam Kim (HOSE: NKG) báo cáo đã mua xong gần 2.7 triệu cp NKG (trong tổng số 3 triệu đăng ký mua trước đó).

      Các giao dịch được thực hiện từ ngày 16/12/2019 - 14/01/2020. Theo đó, tỷ lệ sở hữu của ông Quang tại NKG nâng từ 10.34% lên mức 11.79%, tương đương với gần 21.47 triệu cp.

      Gần đây, giá cổ phiếu NKG ghi nhận tăng đột biến. Tính riêng trong khoảng thời gian vị Chủ tịch thực hiện giao dịch, cổ phiếu này đã tăng khoảng 28% về giá, leo lên mức giá 8,950 đồng/cp.

      GAB: Hàng loạt lãnh đạo và người thân ‘thoát hàng’

      Một loạt các cá nhân là người nội bộ và người có liên quan tại CTCP GAB (HOSE: GAB) vừa báo cáo về những giao dịch đã thực hiện cũng như thông báo về các giao dịch đăng ký thực hiện thời gian tới.

      Tất cả các giao dịch đều ở chiều bán trong bối cảnh cổ phiếu GAB đang tăng giá phi mã thời gian gần đây. Cổ phiếu GAB đã tăng đến 210% chỉ trong một tháng gần đây, tạm dừng ở 31,600 đồng/cp (chốt phiên 17/01/2020).

      Tổng cộng, hơn 2 triệu cp GAB đã được 4 thành viên cấp cao bán ra trong ngày 13/01/2020. Trong đó, Thành viên HĐQT Trần Thị Thúy thực hiện bán ra nhiều nhất với gần 1.28 triệu đơn vị. Bà Thúy hạ tỷ lệ sở hữu tại GAB từ 18.48% xuống còn 9.24% vốn.

      Cùng với đó, thêm nhiều người trong cuộc, bao gồm từ Thành viên HĐQT, Thành viên Ban kiểm soát cho đến vợ chồng của người nội bộ cũng đăng ký bán cổ phiếu GAB trong thời gian tới.

    7. #67
      Ngày tham gia
      Jan 2020
      Bài viết
      57
      Được cám ơn 12 lần trong 8 bài gởi

      Mặc định Thỏa thuận Mỹ-Trung giai đoạn 1 có thể đổ vỡ trong 1 năm?

      Xác suất thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung giai đoạn 1 có thể tồn tại được trong năm đầu tiên là 50%, nhưng xác suất này sẽ giảm xuống 25% trong năm thứ hai, một chuyên gia cho biết trong ngày thứ Hai (20/01).

      Richard Martin, Giám đốc tại công ty tư vấn quản lý IMA Asia, cho biết có hai lý do giải thích tại sao thỏa thuận có thể đổ vỡ trong 1 năm. Thứ nhất là có ít câu chuyện thành công liên quan đến dòng chảy thương mại do Chính phủ dàn xếp trong quá khứ. Lý do thứ hai là có các điều khoản cho phép Mỹ và Trung Quốc rút khỏi thỏa thuận.

      “Chúng tôi không muốn các Chính phủ nói rằng, đó là khối lượng và mức giá hàng hóa chúng tôi muốn thực hiện".

      Ông Martin nói thêm rằng nếu xảy ra xung đột giữa hai bên, thỏa thuận cho phép Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer xác định thời điểm Trung Quốc phá vỡ các quy tắc và Mỹ có thể đưa ra bất kỳ hình phạt nào. Đổi lại, Trung Quốc có thể hủy bỏ thỏa thuận.

      “Do đó, thỏa thuận này không phải quy trình đánh giá bền vững. Nếu một trong hai bên có vấn đề, thỏa thuận giai đoạn 1có thể chấm dứt”, ông nói.

      Một trong những nội dung chính của thỏa thuận thương mại giai đoạn một có bao gồm việc Trung Quốc mua ít nhất 200 tỉ USD hàng hóa và dịch vụ của Mỹ trong vòng hai năm. Một số chuyên gia thương mại và chuyên viên phân tích đã tỏ ra hoài nghi liệu đó có phải là mục tiêu có khả năng thực hiện được hay không, nhất là khi Bắc Kinh có thể phải tăng gấp đôi việc mua một số sản phẩm.

      Ông Trump cho biết thêm Trung Quốc sẽ mua thêm 40 - 50 tỉ USD các dịch vụ của Mỹ, thêm 75 tỉ USD hàng hóa sản xuất như máy bay, máy móc và thép cùng 50 tỉ USD sản phẩm trong lĩnh vực năng lượng.

      Ông Martin cho biết thỏa thuận này hiện tại đã giúp giảm bớt một chút bất ổn trong nền kinh tế toàn cầu. Điều đó sẽ cho phép các công ty thực hiện tiếp những quyết định kinh doanh đã trì hoãn trong năm qua khi họ vẫn chưa rõ cuộc chiến thương mại có thể diễn biến ra sao.

      “Nhiều công ty đã tạm dừng đưa ra các quyết định tìm nguồn cung ứng hàng hóa trong năm 2019. Họ không biết hàng rào thuế quan sẽ đi về đâu. Giờ đây, họ sẽ tiếp tục triển khai những quyết định đó", ông nói thêm. “Về lâu dài, điều này có ý nghĩa gì? Rất nhiều khách hàng của chúng tôi không nghĩ rằng thỏa thuận thương mại này sẽ được duy trì”.

    8. #68
      Ngày tham gia
      Jan 2020
      Bài viết
      54
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định SSI Research: Kim ngạch xuất khẩu dệt may tăng 6.4-7.7% năm 2020

      Theo báo cáo cập nhật ngành cảng biển và logistics mới đây, CTCP Chứng khoán SSI (HOSE: SSI) ước tính kim ngạch xuất khẩu của ngành sẽ đạt 41.5 tỉ USD đến 42 tỷ USD trong năm 2020 (tăng 6.4-7.7%).

      SSI Research trích dự đoán của McKinsey Global Fashion Index về ngành thời trang thế giới, theo đó doanh thu sẽ tăng 3-4% trong năm 2020, so với mức 3.5-4.5% trong năm 2019.

      Mức dự báo thấp hơn phản ánh người tiêu dùng ngày càng thận trọng hơn trong bối cảnh bất ổn về nền kinh tế vĩ mô lớn hơn và những đe dọa từ chiến tranh thương mại tiếp tục diễn ra. Tại thị trường Mỹ và EU, tâm lý người tiêu dùng bất ổn trong khi ở thị trường mới nổi Châu Á-Thái Bình Dương tương đối mạnh nhưng tăng trưởng cũng giảm dần.

      Lợi ích kinh tế sẽ tiếp tục chảy vào một nhóm nhỏ các công ty hàng đầu được lựa chọn, trong khi các công ty tầm trung càng càng bị chèn ép.

      Đối với Việt Nam, SSI Research ước tính kim ngạch xuất khẩu của ngành sẽ đạt 41.5 tỉ USD đến 42 tỷ USD trong năm 2020 (tăng 6.4%-7.7%).

      Theo VITAS, hầu hết các công ty vẫn đang đàm phán cho các đơn hàng đến quý 2/2020 (chủ yếu là do cạnh tranh về giá), không giống các năm trước.

      Theo đó, tăng trưởng xuất khẩu có thể được đẩy nhanh khi các đơn hàng chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam tiếp tục diễn ra, đặc biệt là ở các thị trường mới được hưởng lợi từ CPTPP như Canada và Australia.

      Các vấn đề và rủi ro được SSI Research đưa ra như sau:

      Mức lương tối thiểu tiếp tục tăng khoảng 5.1%-5.7% trong năm 2020, với tốc độ tương tự như mức tăng năm 2019. Theo VITAS, Việt Nam đã nâng mức lương tối thiểu lên 12 lần kể từ năm 2008. Khi nhiều nhà máy có vốn đầu tư FDI dịch chuyển và thành lập tại Việt Nam, khả năng cạnh tranh về lương sẽ trở nên khốc liệt hơn giữa các công ty trong nước và các công ty có vốn đầu tư FDI, đẩy lạm phát tiền lương cao hơn và ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận gộp của các công ty. Ngoài ra, chi phí điện và chi phí vận chuyển cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh.

      Ngành dệt may phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu (60%) máy móc, nguyên vật liệu và phụ kiện. Với các quy định khó khăn về nguồn gốc từ CPTPP (sợi chuyển tiếp) và EVFTA (vải chuyển tiếp), các công ty may mặc không có chuỗi giá trị tích hợp đầy đủ ở Việt Nam sẽ không nhận thấy tác động ngay lập tức, vì các công ty này phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nguyên vật liệu từ Trung Quốc

    9. #69
      Ngày tham gia
      Jan 2020
      Bài viết
      54
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Ông Lê Quang Minh (Mirae Asset): ‘Khối ngoại sẽ duy trì mua ròng trong năm 2020’

      “Thị trường chứng khoán (TTCK) có khả năng sẽ tăng nhẹ trong năm 2020 với mức dao động quanh 1,050 điểm. Trong đó, vùng 1,140 - 1,150 điểm là ngưỡng cao nhất mà VN-Index có thể tiếp cận khi nhận được sự hỗ trợ tích cực từ các nhân tố vĩ mô. Ngoài ra, khối ngoại vẫn mua ròng, thanh khoản thị trường sẽ tăng nhẹ cùng với cơ hội nâng hạng lên thị trường mới nổi là những gam màu chính của TTCK năm 2020”.

      Đó là những chia sẻ của ông Lê Quang Minh - Trưởng phòng Phân tích CTCK Mirae Asset với người viết về nhận định cũng như tiềm năng phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam trong tương lai.

      Thị trường có khả năng sẽ tăng nhẹ trong năm 2020

      Theo ông Minh, căn cứ vào mối tương quan giữa thị trường trái phiếu và cổ phiếu, thì lợi suất đối với hai thị trường trên về cơ bản phải gần bằng nhau. Cụ thể, lợi suất trái phiếu (bond yield) và lợi suất thu nhập của cổ phiếu (equity earnings yield, được tính bằng EPS toàn thị trường chia cho chỉ số VN-Index).

      Tuy nhiên, từ đầu năm 2019 đến nay (27/12), hai lợi suất trên đang biến động không cùng chiều. Trong khi lợi suất trái phiếu các kỳ hạn giảm về mức dưới 3.635% thì lợi suất thu nhập của cổ phiếu có xu hướng đi ngang ở mức 6.387%. Trong quá khứ, hiện tượng phân kỳ giữa hai loại lợi suất này đã từng diễn ra trong giai đoạn 2015 - 2016. Tuy nhiên, sau đó lợi suất thu nhập của cổ phiếu có xu hướng cân bằng với lợi suất trái phiếu trong năm 2017.

      Do vậy, ông Minh tin rằng hai đường lợi suất trên sẽ tiệm cận nhau trong năm 2020 bằng cách đường lợi suất thu nhập của cổ phiếu sẽ giảm về mức gần 3.635% của lợi suất trái phiếu như đã từng diễn ra cách đây 3 năm. Theo đó, giá cổ phiếu (ở đây là VN-Index) sẽ có xu hướng tăng lên trong năm 2020.

      Theo đó, tăng trưởng EPS dự phóng toàn thị trường sẽ vào khoảng 9.5% cho năm 2020. Với mức P/E biến động trong khoảng từ 14.5 đến 17.5 lần, thì VN-Index khả năng cao sẽ biến động trong khoảng 946 - 1,142 điểm. Như vậy, VN-Index mục tiêu sẽ dao động quanh mức 1,050 với biên độ +/-100 điểm. Qua đó, “ngưỡng cao nhất mà VN-Index có thể tiếp cận trong năm 2020 là vùng 1,140 - 1,150 điểm” - Ông Minh nhận định.

      Các nhân tố vĩ mô hỗ trợ tích cực cho sự tăng điểm của VN-Index

      Vị chuyên gia đánh giá, một số nhân tố vĩ mô tích cực tiếp tục diễn ra trong năm 2020, như tăng trưởng GDP dự kiến khoảng 6.8%, cao hơn các nước trong ASEAN.

      Việc tăng trưởng GDP được hỗ trợ bởi tiêu dùng trong nước tăng trưởng cao (duy trì trên mức 9%, loại trừ yếu tố trượt giá), giải ngân vốn FDI tiếp tục diễn ra mạnh mẽ và năm 2020 nhiều hiệp định thương mại tự do như CP TPP và EV FTA có hiệu lực.

      Với mức tăng trưởng GDP mạnh mẽ, ông Minh hy vọng đây sẽ là nhân tố hỗ trợ quan trọng trong năm 2020 cho sự tăng điểm của VN-Index.

      Khối ngoại tiếp tục mua ròng; thanh khoản thị trường tăng nhẹ

      Ông Minh dẫn số liệu từ Bloomberg, tính từ đầu năm đến ngày 07/12/2019 khối ngoại mua ròng 211 triệu USD (gần 5,000 tỷ đồng) . Việt Nam vẫn nằm trong số ít các quốc gia liên tiếp duy trì đà mua ròng của khối ngoại, mặc dù giá trị mua ròng tính từ đầu năm đến nay vẫn thấp hơn 1.6 tỷ USD mức mua ròng của khối ngoại năm 2018 trước áp lực suy thoái toàn cầu.

      Năm 2020, ông Minh cho rằng khối ngoại vẫn sẽ duy trì vị thế mua ròng tại Việt Nam, mặc dù giá trị mua ròng kỳ vọng sẽ khó có thể lớn như 2018 mà chỉ quanh mức năm 2019.

      Về giá trị giao dịch trung bình của VN-Index, tính từ đầu năm đến 06/12/2019 chỉ đạt 3,931 tỷ đồng, giảm 28% so với mức trung bình 5,427 tỷ đồng của năm 2018. Năm 2020, dự báo kinh tế thế giới có nhiều biến số bất ngờ có thể tác động tâm lý chung đối với nhà đầu tư. Vì vậy, ông Minh dự báo thanh khoản kỳ vọng năm 2020 có thể gia tăng so với năm 2019 nhưng sẽ không lớn.

      Cơ hội nâng hạng lên thị trường mới nổi

      Việc nâng hạng Kuwait từ thị trường cân biên vừa là cơ hội cho Việt Nam (có thêm tỷ trọng do Kuwait để lại), vừa là động lực để Việt Nam phấn đấu nâng hạng trong những năm tiếp theo. Trong đó, sở hữu nước ngoài, giao dịch T0 là hướng đi chung của thế giới.

      Nhìn chung “Việt Nam đang nằm trong nhóm các thị trường cận biên (Frontier market) và kỳ vọng sẽ sớm được nâng hạng lên mới nổi trong thời gian sắp tới. Ngoài ra, thị trường chứng khoán là ‘phong vũ biểu’ của nền kinh tế, việc nền kinh tế Việt Nam kỳ vọng sức tăng trưởng mạnh trong những năm tới sẽ là động lực mạnh mẽ thúc đẩy thị trường bứt phá so với các nước trong khu vực nói riêng và thế giới nói chung” - Ông Minh chia sẻ thêm.

    10. #70
      Ngày tham gia
      Jan 2020
      Bài viết
      54
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Lãi ròng Thiên Long tăng mạnh 111% nhờ tình hình bán hàng thuận lợi

      CTCP Tập đoàn Thiên Long (HOSE: TLG) vừa công bố BCTC quý 4/2019 với lãi ròng ghi nhận gần 95 tỷ đồng, tăng 111% so với cùng kỳ.

      Quý 4/2019, TLG ghi nhận doanh thu thuần và giá vốn hàng bán lần lượt tăng 26% và 23% so với cùng kỳ, đạt hơn 948 tỷ đồng và 608 tỷ đồng. Theo đó, lợi nhuận gộp của TLG cũng tăng 32%, lên mức gần 340 tỷ đồng. Theo giải trình của Công ty tình hình bán hàng thuận lợi đã giúp Công ty ghi nhận kết quả tăng trưởng trong quý 4.

      Kết thúc quý 4/2019, lãi trước thuế và sau thuế của TLG ghi nhận đạt gần 120 tỷ đồng và 95 tỷ đồng, lần lượt tăng 109% và 111% so với cùng kỳ.

      Cả năm 2019, TLG ghi nhận doanh thu thuần và lãi sau thuế tăng 14% và 19% so với năm 2018, ghi nhận hơn 3,256 tỷ đồng và 349 tỷ đồng. Với kết quả trên, TLG đã hoàn thành được 102% kế hoạch doanh thu và 107% kế hoạch lợi nhuận đã đề ra trong năm 2019.

      Bên cạnh đó, doanh thu hoạt động tài chính của TLG trong năm 2019 cũng tăng mạnh 122%, ghi nhận gần 30 tỷ đồng. Trong đó, lãi tiền gửi của TLG gần 26 tỷ đồng, gấp 3 lần so với năm ngoái.

      Tổng tài sản của TLG tính đến cuối năm 2019 ghi nhận đạt gần 2,417 tỷ đồng, tăng 35% so với con số đầu năm.

      Tính đến ngày 31/12/2019, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của TLG ghi nhận đạt 466 tỷ đồng và khoản phải thu ngắn hạn đạt hơn 581 tỷ đồng, tăng 72% so với đầu năm. Trong đó, TLG phải thu SQI Group Int’l Corp gần 32 tỷ đồng và hơn 28 tỷ đồng phải thu Like Link Co.,Ltd. Bên cạnh đó, phải thu các khách hàng khác chiếm hơn 480 tỷ đồng.

      Tuy tình hình hoạt động kinh doanh tăng trưởng tốt nhưng giá cổ phiếu TLG lại liên tục giảm trong năm 2019. Hiện tại, giá cổ phiếu TLG đang giao dịch quanh mức 39,500 đồng/cp (chốt phiên 22/01/2020), giảm gần 30% qua 1 năm với khối lượng giao dịch bình quân chỉ 9,217 cp/phiên.

    11. #71
      Ngày tham gia
      Jan 2020
      Bài viết
      54
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định HDG: Lợi nhuận quý 4/2019 đi lùi 60%, nợ phải trả vượt 10,000 tỷ đồng

      Quý 4/2019, doanh thu thuần của CTCP Tập đoàn Hà Đô (HOSE: HDG) đạt gần 1,209 tỷ đồng, giảm 36% so cùng kỳ; Công ty lãi ròng hơn 197 tỷ đồng, đi lùi 60%.

      Doanh thu thuần hợp nhất quý 4 của HDG đạt gần 1,209 tỷ đồng, giảm 36% so cùng kỳ. Công ty thu được hơn 418 tỷ đồng lãi gộp, giảm 49%.

      Khoản thu tài chính ghi nhận giảm 22%, ở mức gần 21 tỷ đồng. Trong khi đó, chi phí tài chính lại tăng đến 57%, đạt gần 76 tỷ đồng.

      Kết quả, HDG lãi ròng hơn 197 tỷ đồng, giảm 60% so với quý 4 năm trước.

      Kết thúc năm 2019, HDG có doanh thu thuần vào mức 4,327 tỷ đồng, tăng 34% so với năm trước. Hoạt động kinh doanh bất động sản mang về cho Công ty 2,759 tỷ đồng, tiếp đến là doanh thu xây lắp (649 tỷ đồng), doanh thu từ thủy điện và điện mặt trời (601 tỷ đồng).

      Công ty lãi ròng hơn 842 tỷ đồng, tăng 33% so với năm 2018. Như vậy, doanh nghiệp bất động sản này đã thực hiện được gần 94% chỉ tiêu doanh thu thuần và vượt 29% chỉ tiêu lãi sau thuế đề ra.

      Tại thời điểm 31/12/2019, HDG có tổng tài sản gần 13,397 tỷ đồng, tăng gần 21% so với hồi đầu năm. Trong đó tài sản ngắn hạn chiếm 5,941 tỷ đồng, tài sản dài hạn chiếm 7,455 tỷ đồng.

      Hàng tồn kho giảm 21% so với cùng kỳ năm trước, thể hiện ở mức 3,037 tỷ đồng. Mặt khác, chi phí xây dựng cơ bản dở dang của đơn vị này đạt gần 2,919 tỷ đồng, gấp hơn 4.6 lần con số hồi đầu năm. Mức chênh lệch tăng chi phí chủ yếu nằm ở dự án Thủy điện Dắc Mi với 1,719 tỷ đồng.

      Trong khi đó, nợ phải trả tăng 22% so với cùng kỳ năm trước, đạt 10,211 tỷ đồng. Nợ ngắn hạn chiếm hơn 5,282 tỷ đồng, nợ dài hạn chiếm 4,929 tỷ đồng.

      Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn ghi nhận tăng 67% so với cùng kỳ năm trước, đạt 976 tỷ đồng; vay và nợ thuê tài chính dài hạn cũng tăng 135%, đạt 4,844 tỷ đồng.

      Cho năm 2020, phía HDG dự kiến tăng trưởng với mức tối thiểu 15%, trong đó kế hoạch doanh thu và lãi sau thuế lần lượt đạt 4,500 tỷ đồng và 1,150 tỷ đồng. Ngoài ra, HDG còn dự kiến những năm tiếp theo sẽ phát triển bền vững, hài hòa đầu tư dài hạn, trung hạn và ngắn hạn vào 3 lĩnh vực là bất động sản, năng lượng và xây lắp.

      Công ty đưa ra kế hoạch đẩy mạnh triển khai thi công 2 nhà máy điện tại tỉnh Quảng Nam gồm Sông Tranh 4-48MW và Đăk mi 2-147MW. Dự kiến nhà máy Sông Tranh 4 có thể phát điện từ tháng 6/2020 và nhà máy Đăk Mi 2 sẽ bắt đầu phát điện từ tháng 3/2021.

      Trên thị trường, giá cổ phiếu HDG ghi nhận điều chỉnh giảm khoảng 17% kể từ mức đỉnh 36,100 đồng/cp (phiên 02/08/2019). Đến phiên sáng ngày 22/01/2020, cổ phiếu này đang được giao dịch quanh mức giá 30,000 đồng/cp.

      Ngày 26/12/2019, Công ty vừa thực hiện chi trả cổ tức đợt 1 năm 2019 bằng tiền với tỷ lệ 10% (sở hữu 1 cổ phiếu nhận được 1,000 đồng).

    12. #72
      Ngày tham gia
      Nov 2015
      Bài viết
      64
      Được cám ơn 15 lần trong 11 bài gởi

      Mặc định Kinh nghiệm đầu tư của giới showbiz

      Giới showbiz đầu tư chứng khoán như thế nào?

      Thực tế cho thấy thời kỳ các nghệ sỹ chỉ đơn thuần làm đại diện nhãn hàng hoặc quảng bá cho các doanh nghiệp đã qua. Ngày nay, giới showbiz đã bắt đầu con đường trở thành những nhà đầu tư thực sự.

      http://fili.vn/2020/01/phong-thuy-tu...355-725624.htm


    13. #73
      Ngày tham gia
      Jan 2020
      Bài viết
      57
      Được cám ơn 12 lần trong 8 bài gởi

      Mặc định Thị trường bất động sản 2020: Vào chiều sâu, ít nguy cơ 'bong bóng'

      Năm 2020 dù thị trường bất động sản có những nguy cơ giảm tốc, nhưng nhìn chung với các yếu tố tích cực của kinh tế vĩ mô, cơ bản thị trường này vẫn có sự phát triển ổn định.

      Sau một năm “biến động” đến từ sự sụt giảm nhất định về nguồn cung dự án, sản phẩm nhà ở và số lượng giao dịch, bước sang năm 2020, giới chuyên gia nhận định với những tín hiệu tích cực từ sự dịch chuyển dòng vốn FDI vào Việt Nam, hành lang pháp lý dần được hoàn thiện..., thị trường bất động sản sẽ có nhiều triển vọng.

      Do vậy, mỗi doanh nghiệp bất động sản cần chủ động xây dựng chiến lược phù hợp để có thể thích ứng, đi vào chiều sâu, tận dụng cơ hội vượt lên thách thức.

      Ít có nguy cơ xảy ra “bong bóng”

      Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, thị trường bất động sản trong năm 2019 phát triển tương đối ổn định kể cả về nguồn cung, số lượng giao dịch, giá cả, dư nợ tín dụng và vốn đầu tư nước ngoài. Tổng hợp số liệu nguồn cung cho thấy số dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai tại 2 đô thị lớn nhất nước là 105 dự án.

      Trong đó, tại thành phố Hà Nội có 58 dự án với 31.184 căn chung cư, tăng 20,1% và 1.963 căn thấp tầng, giảm 49,1% so với năm 2018. Tại Thành phố Hồ Chí Minh có 47 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai với 23.485 căn chung cư, giảm 14,1% và 1.319 căn thấp tầng, tăng 9,9% so với năm 2018.

      Về giá bất động sản, năm 2019 có sự thay đổi tại một số khu vực, đặc biệt là thị trường đất nền tại một số địa phương vùng ven đô thị lớn như thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Giá nhà chung cư tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đều có biến động nhưng không lớn.

      Thông tin từ Bộ Xây dựng cũng cho biết theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản quý III/2019 là 486.683 tỷ đồng. Theo đánh giá chung, dư nợ tín dụng bất động sản năm 2019 duy trì ổn định so với năm 2018.

      Đáng chú ý, đầu tư nước ngoài đối với lĩnh vực bất động sản hiện nay đứng thứ hai sau lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo.

      Trên cơ sở đánh giá, dự báo các yếu tố có khả năng ảnh hưởng lớn đến thị trường, Bộ Xây dựng cho biết năm 2020 ít có nguy cơ xảy ra “bong bóng bất động sản.” Tuy nhiên có thể tiếp tục xảy ra tình trạng tăng giá đất nền tại các khu vực có quy hoạch trở thành các đặc khu, khu đô thị mới được đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và tình trạng “sốt nóng” cục bộ tại các dự án nhà ở…

      Một điều đáng chú ý nữa là đầu năm 2020 dòng vốn từ các tổ chức tín dụng chảy vào bất động sản bị siết chặt theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước. Lộ trình siết tín dụng bất động sản đã chính thức được chốt lại sau 3 năm khởi động.

      Theo đó, kể từ ngày 1/1 đến ngày 30/9, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn là 40%, từ tháng 10/2022 sẽ giảm xuống còn 30%. Bên cạnh việc giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, Ngân hàng Nhà nước còn tăng hệ số rủi ro khi kinh doanh bất động sản từ 150% lên 200%.

      Với diễn biến trên, ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn, nhận định năm 2020 sẽ là một năm nhiều thách thức nhất với thị trường bất động sản, do tín dụng siết chặt, nguồn cung mới khan hiếm, các loại hình bất động sản như condotel bị mất niềm tin đối với nhà đầu tư.

      Riêng với thị trường condotel, ông Quốc Anh cho rằng tiềm năng của phân khúc condotel trong năm nay sẽ kém hấp dẫn hơn so với những dòng sản phẩm khác như chung cư, biệt thự, nhà phố và đất nền. Do vậy, năm 2020 sẽ là một giai đoạn đầy khó khăn đối với condotel khi nhà đầu tư đang mất niềm tin vào loại sản phẩm này.

      Dù vậy, vị chuyên gia này cũng tin tưởng thị trường bất động sản vẫn có thể duy trì các “điểm sáng” từ các dự báo tích cực về nền kinh tế nói chung.

      Tận dụng cơ hội để vượt lên thách thức

      Trước thực trạng nêu trên, tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương diễn ra mới đây, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cho biết hiện đã có hướng dẫn, khung giải pháp để xử lý một số vấn đề của thị trường bất động sản như bong bóng, sốt đất cục bộ, ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn điều chỉnh sản phẩm căn hộ du lịch.

      Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cũng đã đề nghị các địa phương khẩn trương hoàn thành việc rà soát, phân loại đánh giá các quy hoạch chi tiết bị điều chỉnh sai quy định. Cùng với đó, báo cáo hướng khắc phục để gửi Thủ tướng ngay trong quý 1/2020.

      Ở góc độ chuyên gia, ông Nguyễn Trần Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam nhận định năm 2020 dù thị trường bất động sản có những nguy cơ giảm tốc mà nguyên nhân đến từ các yếu tố nguồn cung, pháp lý và tín dụng nhưng nhìn chung với các yếu tố tích cực của kinh tế vĩ mô cộng với nhu cầu về nhà ở cao, cơ bản thị trường bất động sản vẫn có sự phát triển ổn định.

      Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với xu hướng phát triển của thị trường giai đoạn 3 năm qua khi đã có sự đi lên một cách lành mạnh, chuyên nghiệp và giảm thiểu các nguy cơ rủi ro hơn so với thị trường bất động sản thời kỳ trước.

      Trên cơ sở nhận định đó, ông Nam cho rằng với xu hướng “bền vững hóa” của thị trường bất động sản sẽ tạo ra dự địa tốt cho phân khúc bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng, nhà ở bình dân và bất động sản công nghiệp trong trung và dài hạn.

      Có chung quan điểm, tiến sĩ Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế - tài chính cho rằng trong năm nay chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vẫn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu của Việt Nam trong ngắn hạn. Tuy nhiên, nhà đầu tư lo ngại rủi ro tăng nên sẽ điều chỉnh danh mục đầu tư, tác động dòng vốn FDI, thị trường chứng khoán, chuỗi cung ứng, thị trường bất động sản và lao động của Việt Nam.

      Đáng chú ý, do dịch chuyển đầu tư, nhu cầu bất động sản công nghiệp tăng nên nhu cầu bất động sản nhà ở (chủ yếu phân khúc căn hộ cao cấp và hạng sang; nhà ở công nhân - thu nhập thấp) sẽ tăng. Nhu cầu bất động sản mặt bằng bán lẻ và văn phòng cũng sẽ tăng nhẹ.

      Theo ông Lực, để biến thách thức thành cơ hội từ chiến tranh thương mại, ít nhất 4 việc các doanh nghiệp bất động sản nên làm là tích cực, chủ động theo dõi, phân tích và dự báo; đánh giá, dự báo tác động đối với khách hàng và đối tác; không tiếp tay gian lận thương mại, đội lốt đầu tư; chủ động tăng khả năng thích ứng, chống chịu rủi ro, cú sốc từ bên ngoài…

      “Năm 2020, kinh tế Việt Nam vẫn còn đà tăng trưởng tốt nhưng cũng sẽ gặp nhiều rủi ro, bất định; thị trường bất động sản tiếp tục sàng lọc, điều chỉnh. Do vậy, khả năng ‘thích ứng’ là rất quan trọng. Mỗi doanh nghiệp cần chủ động xây dựng/điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp để có thể thích ứng, tận dụng được cơ hội và vượt lên thách thức,” ông Lực nhấn mạnh.

      Ở góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Thái Bình - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đông Tây Land cũng tin tưởng rằng thị trường bất động sản 2020 sẽ bước vào giai đoạn tích lũy, dần đi vào ổn định sau giai đoạn 5 năm phát triển tương đối nhanh. Thị trường được đánh giá sẽ không phát triển quá nóng mà đi vào chiều sâu và nguy cơ về một khủng hoảng là khó có thể xảy ra../.

    14. #74
      Ngày tham gia
      Jan 2020
      Bài viết
      57
      Được cám ơn 12 lần trong 8 bài gởi

      Mặc định 5 lĩnh vực kinh doanh sẽ 'lên ngôi' trong năm 2020

      Điểm sáng tạo nên động lực tăng trưởng kinh tế năm 2020 là những mảng kinh doanh khai thác thị trường nội địa với sức mua 100 triệu dân.

      Với kết quả tăng trưởng GDP năm 2019 đạt 7,02%- Việt Nam được đánh giá cũng thuộc mức cao so với các nước ở trong châu Á. Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động thì đây là con số rất quan trọng. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu về lạm phát, thâm hụt ngân sách hay quy mô dự trữ ngoại hối được cải thiện trong thời gian vừa qua giúp tăng cường sức chống chịu với những cú sốc có thể diễn ra trong tương lai của nền kinh tế Việt Nam.

      Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) Nguyễn Đình Cung nhận định, sức chống chịu của nền kinh tế được gia tăng thêm khi mà các chỉ số về: thâm hụt ngân sách, nợ công nước ngoài, tốc độ tăng cung tiền đều giảm xuống; trong khi đó dự trữ ngoại hối tiếp tục tăng, tỷ giá ổn định... Đây chính là tiền đề quan trọng để năm nay nền kinh tế nước ta tiếp tục ổn định.

      “Trong nước năm nay là năm cuối nhiệm kỳ, cùng với việc thảo luận của Đại hội tinh thần cải cách vẫn tiếp tục tiếp diễn đặc biệt là cải cách về môi trường kinh doanh để thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân và cải cách mạnh mẽ hơn khu vực doanh nghiệp nhà nước. Khu vực kinh tế tư nhân vẫn trên đà phát triển, năm nay là vẫn là động lực dẫn dắt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam. 2020 giản ngân đầu tư công sẽ được cải thiện. Tin tưởng năm 2020 nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục ổn định và tăng trưởng từ 6,8-7%” - ông Cung nói.

      Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc cho rằng, những dự báo, định hướng nhìn từ góc độ khác nhau cho tính toán tổng thể rất quan trọng để đất nước tiếp tục tăng trưởng và phát triển. Nhận định về cơ hội đầu tư ngành và lĩnh vực trong giai đoạn 2020-2030, theo ông Lộc cơ hội sẽ nằm ở những ngành có lợi thế truyền thống.

      “Trong năm 2020 và những năm tiếp theo, cơ hội đầu tư đầu tư sẽ nằm ở những ngành có lợi thế so sánh truyền thống như dệt may, da giày, đồ gỗ, điện tử; nông sản và thủy sản; lĩnh vực phục vụ tiêu dùng phân phối bán lẻ, dịch vụ hỗ trợ, logistics… Tiềm năng cũng nằm ở những lĩnh vực mới nổi: kinh tế xanh, kinh tế sáng tạo, kinh tế số, phát triển đô thị thông minh... được đánh giá có nhiều cơ hội lớn cho các doanh nghiệp khai phá” - ông Lộc cho biết.

      Các chuyên gia kinh tế cũng dự báo 5 lĩnh vực kinh doanh sẽ “lên ngôi” trong năm nay là: ngành hàng tiêu dùng; ngành du lịch và những ngành phát triển hưởng lợi từ du lịch; ngành vận tải logistics; ngành xây dựng và vật liệu xây dựng; ngành nông nghiệp và các dịch vụ hỗ trợ cho nông nghiệp. Đồng thời cho rằng, điểm sáng tạo nên động lực tăng trưởng kinh tế trong năm 2020 là sự “lên ngôi” của những mảng kinh doanh khai thác thị trường nội địa với sức mua 100 triệu dân.

      Ông Nguyễn Đức Hùng Linh, Kinh tế trưởng kiêm Giám đốc Nghiên cứu – Phát triển, Công ty CPCK SSI cho rằng: “Tăng trưởng cho dài hạn của Việt Nam vẫn là ngành tận dụng vào thị trường 100 triệu dân- đây là thị trường vô cùng lớn và là thị trường cho bước đệm cho chúng ta đủ để phát triển trước khi mở rộng ra các thị trường xuất khẩu ra nước ngoài. Với 100 triệu dân này không chỉ lĩnh vực bán lẻ và hàng tiêu dùng mà có cả nghệ thuật, giải trí và giáo dục. Nhu cầu của thị trường về những ngành này là rất tiềm năng song quy mô dịch vụ và chất lượng của các doanh nghiệp trong nước còn nhỏ.”

      Mặc dù chúng ta đã có được nền tảng tốt và thuận lợi để nền kinh tế tiếp tục phát triển tuy nhiên những rủi ro, bất định từ môi trường bên ngoài, cũng như những thách thức, yếu kém nội tại vẫn cần được quan tâm hóa giải. Vì vậy, cần tiếp tục quyết liệt cải cách thể chế, tháo gỡ những vướng mắc trong môi trường đầu tư kinh doanh… là những ưu tiên cần tập trung trong thời gian tới. Qua đó để tạo sức bật cho nền kinh tế phát triển bền vững thời gian tới./.

    15. #75
      Ngày tham gia
      Aug 2010
      Bài viết
      648
      Được cám ơn 325 lần trong 218 bài gởi

      Mặc định Giới showbiz đầu tư chứng khoán như thế nào?

      Thực tế cho thấy thời kỳ các nghệ sỹ chỉ đơn thuần làm đại diện nhãn hàng hoặc quảng bá cho các doanh nghiệp đã qua. Ngày nay, giới showbiz đã bắt đầu con đường trở thành những nhà đầu tư thực sự.

      https://vietstock.vn/2020/01/gioi-sh...355-722260.htm

      Trong cuộc sống có hai trường hợp thường khiến cho chúng ta cảm thấy day dứt, thương cảm nhiều nhất:

      Thứ nhất là anh hùng lỡ vận. Thời thế tạo anh hùng nhưng cũng chôn vùi không ít người tài. Cả thiên hạ tranh giành bá nghiệp nhưng mấy ai lên được đỉnh cao? Đa số đều phải âm thầm tiếc hận và bị chôn vùi trong con sóng dữ của thời đại.

      Thứ hai là người đẹp hết thời. Các trường hợp như nghệ sỹ Trang Thanh Xuân ở Việt Nam sáng bán vé số chiều lượm ve chai, hoa hậu Dương Uyển Nghi của Hong Kong phải rao bán cả vương miện do làm ăn thất bại, nợ nần chồng chất…đều tạo ra những cảm xúc đau đớn kiểu "hồng nhan bạc phận".

      Hoa nở rồi hoa tàn, cực thịnh tất suy là nguyên lý tất yếu không thể đảo ngược. Vì vậy, không ai có thể ở trên đỉnh cao mãi mãi. Sống ngày yên ổn ta phải nghĩ đến ngày gian nguy. Thúy là người thích đọc sách và có học thức cao nên cô đủ khả năng tính toán đường lui cho mình sau này. Dĩ nhiên, các toan tính không phải lúc nào cũng thành công như dự kiến ban đầu nhưng việc lên kế hoạch trước sẽ giúp ta không đi vào ngõ cụt.


    16. #76
      Ngày tham gia
      Jan 2020
      Bài viết
      54
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Doanh nghiệp chia cổ tức “khủng”: Cổ đông nhỏ lẻ có phần?

      Kết năm 2019, đã có 883 doanh nghiệp đã chốt quyền chia cổ tức. Trong đó, mức chia cổ tức bằng tiền mặt cao nhất lên tới 400%.

      Là phần lợi nhuận sau thuế (LNST) được chia cho các cổ đông của công ty sau khi đã trích lập các quỹ theo quy định, cổ tức là một trong những tiêu chí quan trọng để lựa chọn cổ phiếu. Mặt khác, “phần thưởng” này cũng phần nào phản ánh sức khỏe tài chính của mỗi công ty. Đặc biệt, việc chia cổ tức bằng tiền mặt được rất nhiều nhà đầu tư ưa chuộng so với chia cổ tức bằng cổ phiếu, bởi tâm lý ưa thích “tiền tươi thóc thật”.

      Theo thống kê của Vietstock, đã có 883 doanh nghiệp chốt quyền chia cổ tức bằng tiền mặt trong năm 2019. Trong đó, có 228 doanh nghiệp trên sàn HOSE, 199 doanh nghiệp trên sàn HNX và 456 doanh nghiệp trên UPCoM.

      Tỷ lệ chia cổ tức bình quân của các doanh nghiệp đạt mức 16.6%; với mức chia cao nhất thuộc về Bến xe Miền Tây (HNX: WCS) đạt 400%, mức chia cổ tức thấp nhất thuộc về Nước sạch Lai Châu (UPCoM: LCW) đạt 0.095%. Trong đó, 10 doanh nghiệp đứng đầu có tỷ lệ chia cổ tức hấp dẫn, từ 93% cho đến 400%.


      https://vietstock.vn/2020/01/doanh-n...738-727456.htm

    17. #77
      Ngày tham gia
      Jan 2020
      Bài viết
      57
      Được cám ơn 12 lần trong 8 bài gởi

      Mặc định VNDirect: Dịch Corona là thiên nga đen nhưng chưa kích hoạt suy thoái toàn cầu

      Nhìn lại trong quá khứ, nền kinh tế và thị trường chứng khoán chịu ảnh hưởng tiêu cực trong ngắn hạn từ các đại dịch toàn cầu tuy nhiên cả thị trường và đa số các ngành không chịu ảnh hưởng đều sớm hồi phục. VNDirect cho rằng nCoV là một sự kiện thiên nga đen, gây tác động mạnh trong ngắn hạn nhưng khó có thể thay đổi cả một chu kỳ kinh tế.

      https://vietstock.vn/2020/02/vndirec...145-729349.htm

    18. #78
      Ngày tham gia
      Jan 2020
      Bài viết
      54
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Đại dịch Corona với thị trường chứng khoán: Ngắn hạn là rủi ro, trung hạn là cơ hội

      Trong báo cáo phân tích về Ảnh hưởng của Dịch Corona, BSC nhận định đối với nền kinh tế, dịch bệnh sẽ làm ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của chính quốc gia đó (Trung Quốc), đồng thời gián tiếp ảnh hưởng đến quốc gia khác.

      Thực tế, ở các đợt dịch bệnh trước đây SARS, MERS và Ebola đều được kiểm soát, tác động không nhiều đối với kinh tế toàn cầu.

      Về thị trường chứng khoán (TTCK), đối chiếu với dịch SARS, thì còn trong khoảng 3 tháng đến khi dịch bệnh tạo đỉnh và bắt đầu được khống chế. Trong khoảng thời gian này, thị trường thường phản ứng thất thường và giảm điểm.

      Trong các đợt dịch bệnh lớn mà TTCK đã trải qua. Trung bình trong khoảng thời gian dịch bắt đầu bị kiềm chế, TTCK thế giới thường tăng lại mạnh. Trung bình 0.4% sau 1 tháng, 3.08% sau 3 tháng và 8.5% sau 6 tháng. Do đó, theo BSC ngắn hạn là rủi ro, trung dài hạn lại là cơ hội.

      https://vietstock.vn/2020/02/dai-dic...145-729189.htm

    19. #79
      Ngày tham gia
      Jan 2020
      Bài viết
      54
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Kinh nghiệm đầu tư năm 2020: Đẳng cấp phải đi kèm phong độ (Kỳ 1)

      Thị trường được dự báo sẽ không quá tốt nên việc lựa chọn cổ phiếu là vô cùng quan trọng trong thời gian tới.

      Chọn cổ phiếu có "phong độ" tốt

      David Keller, CMT là một trong những chuyên gia được kính trọng nhất trong giới phân tích tài chính quốc tế và từng đảm nhiệm vai trò Chủ tịch của Hiệp hội Phân tích kỹ thuật Hoa Kỳ (CMT Association).

      David Keller từng làm Giám đốc Nghiên cứu của Fidelity Investment, chuyên gia phân tích kỹ thuật cao cấp cho Bloomberg… Hiện nay, ông đang là Giám đốc Chiến lược thị trường tại StockCharts.com. Ông là một người ủng hộ mạnh mẽ cho công cụ Relative Strength.

      Giới phân tích hay ví von hình tượng như sau:

      - Một cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt giống như một cầu thủ có trình độ cao. Tuy nhiên, cầu thủ có trình độ cao không phải lúc nào cũng giữ được phong độ thi đấu tốt.

      - Một cổ phiếu được Relative Strength đánh giá tích cực sẽ giống như các cầu thủ có phong độ thi đấu tốt.

      Nếu muốn đầu tư thành công chúng ta phải chọn cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt và được Relative Strength đánh giá tích cực. Ngay cả việc chọn ngành cũng có thể áp dụng cách này. Ví dụ, trong hình bên dưới thì đường Relative Strength (màu đỏ) của VS-Construct thường xuyên nằm dưới trung bình 20 phiên gần nhất trong suốt giai đoạn từ tháng 01/2019 đến tháng 05/2019. Vì vậy, việc đầu tư vào các cổ phiếu ngành xây dựng trong giai đoạn trên không được khuyến khích.

      Kịch bản này có vẻ đang lặp lại trong năm 2020 khi mà đường Relative Strength lại một lần nữa đảo chiều và rơi xuống rất sâu bên dưới trung bình 20 phiên vào đầu tháng 01/2020. Vì vậy, nhà đầu tư cần thận trọng nếu trạng thái này vẫn tiếp diễn trong thời gian tới.

      Nguồn: VietstockUpdater
      Một ví dụ điển hình về cổ phiếu là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (HOSE: BID). Khoảng giữa tháng 08/2019, giá BID test đường SMA 50 ngày và bật lên mạnh mẽ (xem hình bên dưới).
      https://vietstock.vn/2020/02/kinh-ng...585-724362.htm

    20. #80
      Ngày tham gia
      Jan 2020
      Bài viết
      54
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Kinh nghiệm đầu tư năm 2020: Đừng chống lại xu hướng

      Ngành phòng thủ không chỉ dùng để phòng thủ

      Nhóm ngành phòng thủ (defensive sectors) có thể hiểu là các nhóm ngành có mức tương quan thấp với biến động chung của thị trường chứng khoán. Đây là khái niệm ngược với ngành nhạy cảm (sensitive sectors).

      Tính chất phòng thủ được thể hiện rõ nhất trong các giai đoạn thị trường chứng khoán lao dốc dài hạn (bear market) hoặc rơi vào thời kỳ khủng hoảng. Quá khứ của thị trường tài chính thế giới đã chứng minh nhóm ngành phòng thủ luôn là các nhóm ngành nhận được sự chú ý đầu tiên khi thị trường chứng khoán khởi động cho một chu kỳ suy giảm mạnh.

      Trong đó, các ngành điện, thực phẩm, nước, chăm sóc sức khỏe… là các đại diện tiêu biểu cho nhóm ngành này. Thị phần ổn định, cổ tức cao và kết quả kinh doanh tốt là những đặc điểm thường thấy ở các cổ phiếu của nhóm phòng thủ. Đây thực sự có thể coi là “vịnh tránh bão” của giới đầu tư trong những giai đoạn khó khăn.

      CTCP Nước Thủ Dầu Một (HOSE: TDM) là một ví dụ khá điển hình. Năm 2018 là một thời kỳ khá đen tối của thị trường chứng khoán Việt Nam khi VN-Index rơi từ mức gần 1,200 điểm xuống còn 880 điểm. Tuy nhiên, ngay cả trong giai đoạn khó khăn này, TDM vẫn tăng trưởng khá vững chắc.

      Năm 2019, kết quả kinh doanh và giá cổ phiếu TDM tiếp tục tăng trưởng tốt (tham khảo hình bên dưới). Các nhà đầu tư bỏ tiền vào cổ phiếu TDM ở thời điểm đầu năm 2019 đã lãi hơn 30% nếu nắm giữ cho đến nay.

      Đồ thị giá của cổ phiếu TDM. Nguồn: VietstockUpdater
      https://vietstock.vn/2020/02/kinh-ng...355-725348.htm

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 03-10-2018, 04:23 PM
    2. Kinh nghiệm đầu tư chứng khoán
      By hatrungck in forum Kiến thức Chứng khoán
      Trả lời: 5
      Bài viết cuối: 26-02-2013, 09:40 AM
    3. Kiến thức và kinh nghiệm đầu tư
      By Trum giao dich co phieu in forum Kiến thức Chứng khoán
      Trả lời: 1
      Bài viết cuối: 07-12-2009, 05:02 PM
    4. Kinh nghiệm đầu tư CK tại TTCKVN
      By Utor in forum CLB Chứng khoán
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 25-01-2007, 12:44 PM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình