Việc cố gắng giao dịch ngoại hối khi có quá nhiều thông tin cũng nguy hiểm như khi cố gắng giao dịch mà không có đủ thông tin. Những nhà giao dịch thông minh biết được chính xác những công cụ nào họ cần và những công cụ nào họ nên loại bỏ. Hãy để Exness chỉ cho bạn.

Các thông tin rất hữu ích trong giao dịch ngoại hối, phải không? Câu trả lời là đúng -- nhưng tùy trường hợp.

Bạn càng có nhiều chỉ số, thì bạn càng nhận được nhiều tín hiệu để bán và mua. Ví dụ, một vài chỉ số khuyên bạn nên mua, nhưng cùng lúc đó, những chỉ số khác lại cảnh báo về tình trạng “quá mua” trên thị trường. Việc có quá nhiều chỉ số có thể dẫn tới số lượng khổng lồ các thông tin mâu thuẫn với nhau, và khiến bạn bị rối.

Giải pháp là gì? Hãy loại bỏ các công cụ bạn không sử dụng.

Sự Bất Đồng Về Nhận Thức Là Một Trở Ngại Nghiêm Trọng Đối Với Quá Trình Đưa Ra Quyết Định Giao Dịch Thành Công!


Trong giao dịch luôn có những bất đồng về nhận thức. Các tín hiệu giao dịch lên giá và xuống giá đều luôn tồn tại song hành tại mọi thời điểm và bạn chẳng bao giờ biết chắc được chính xác nên làm theo tín hiệu nào. Khi đã biết được điều này, tốt nhất bạn nên đơn giản hóa quá trình đưa ra quyết định của mình. Cách dễ dàng nhất để thực hiện điều đó là xác định và nhận ra được chức năng của từng công cụ, và tại sao bạn lại lựa chọn công cụ đó trong không gian làm việc của mình.

Mọi công cụ (chỉ số, biểu đồ) giúp bạn:
  • Xác định một xu hướng
  • Đo lường sự biến động và tốc độ của động thái giá
  • Đo mức độ lệch giá so với mức giá trung bình
  • Tìm một điểm vào lệnh chính xác
Nếu bạn là một nhà giao dịch giữ vị thế theo xu hướng, —vd, bạn là người đặt các giao dịch trong dài hạn,— thì các xu hướng tích cực và các điểm vào lệnh hợp lý sẽ rất quan trọng với bạn, còn tỉ lệ thay đổi nội nhật của giá có thể sẽ bị loại khỏi danh sách ưu tiên của bạn. Trong trường hợp này, công cụ của bạn có thể được giảm xuống còn hai đường trung bình di động (đường nhanh và đường chậm) để xác định hướng đi của xu thế và sự hình thành đường nến Nhật để giúp bạn quyết định điểm vào lệnh.

Nếu bạn là một nhà giao dịch theo động lực của giá, thì bạn có thể không cần quan tâm xem xu hướng dài hạn sẽ đi về đâu—bạn sẽ kiếm được tiền khi thị trường bùng nổ từ khu vực củng cố hẹp. Trong trường hợp này, bạn cần biết được mức độ biến động hiện tại—phòng trường hợp giá có thể hạ tới một mức đáy mới, thì bạn có thể lường trước rằng thị trường sẽ sớm biến động về giá.

Trong trường hợp này, các công cụ của bạn bao gồm biểu đồ giá (để xác định giai đoạn củng cố) và chỉ số Khoảng Trung bình Chính xác (để đo lường độ biến động). Trong trường hợp này, không cần thiết hình thành đường nến Nhật bởi thị trường biến động nhanh chóng mà không thể hiện bất kỳ hình thái đường nến Nhật nào trong quá trình đó.

Nếu bạn đang giao dịch trong một thị trường dao động, thì bạn cần biết về các vị trí giao dịch có thể thực hiện đảo chiều. Để làm được điều đó, bạn cần các Chỉ báo Envelopes hoặc Bollinger. Khi giá tiến tới nhóm cao hoặc nhóm thấp của chỉ số, bạn có thể theo dõi để tìm các hình thái đường nến Nhật đảo chiều cụ thể.

Xin lưu ý rằng những tình huống trên chỉ là các ví dụ minh họa. Bạn có thể sử dụng nhiều công cụ khi giao dịch; điều mấu chốt ở đây là phải biết được tại sao bạn sử dụng những công cụ nhất định đó và bạn muốn đạt được điều gì. Biết được câu trả lời cho những câu hỏi này có thể giúp bạn đơn giản hóa hoạt động giao dịch của mình.

Mẹo vặt Hàng đầu: Đơn giản hóa, Đơn giản hóa


Khi giao dịch, có quá nhiều thông tin cũng nguy hiểm như khi không có đủ thông tin. Bạn nên xác định những công cụ nào hữu ích và không hữu ích với bạn, rồi loại bỏ những công cụ không hữu ích.

Tạo một danh sách gồm tất cả các công cụ phân tích hiện tại của bạn và cố gắng nêu lên mục đích của mỗi công cụ bằng hai hoặc ba câu. Làm điều này sẽ giúp bạn nhận ra những công cụ nào quan trọng đối với quá trình đưa ra quyết định của mình và giúp bạn giảm sự bất đồng về nhận thức.

Theo
Exness