Nền kinh tế toàn cầu đang nhen nhóm một cuộc Đại khủng hoảng và suy thoái với những dấu hiệu ngày càng rõ rệt. Khủng hoảng tài chính là một thành phần tất yếu của nền kinh tế trong bất kỳ giai đoạn nào. Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, dù muốn dù không thì chúng ta cũng phải đối mặt với khủng hoảng, không sớm thì muộn. Trước mỗi cơn bão luôn có những dấu hiệu nhận biết, vấn đề là chúng ta cần những phân tích, đánh giá và dự báo chuẩn xác để hạn chế tối đa tổn thất và tìm kiếm cơ hội ngay trong tâm bão.
Bài đầu tiên trong chuỗi bài viết “Khủng hoảng kinh tế thế giới, phân tích và nhận định”, chúng ta sẽ nhìn lại cuộc khủng hoảng tài chính gần đây nhất là khủng hoảng 2007 - 2009 xuất phát từ Hoa Kỳ và sau đó lan rộng ra nhiều nước trên thế giới, dẫn tới những đổ vỡ tài chính, suy thoái ở nhiều nước trên thế giới.


Nguyên nhân
Sau sự bùng nổ của bong bóng công nghệ và suy thoái kinh tế vào đầu những năm 2000, Cục Dự trữ Liên bang Fed đã giữ lãi suất ngắn hạn ở mức thấp trong một thời gian dài. Điều này trùng hợp với tình trạng tiết kiệm toàn cầu, khi các nước đang phát triển và các quốc gia sản xuất hàng hóa tích lũy dự trữ tài chính lớn. Khi những khoản tiết kiệm vượt mức này được đầu tư, lãi suất toàn cầu đã giảm xuống mức thấp kỷ lục. Thất vọng với lợi nhuận thấp, các nhà đầu tư bắt đầu chấp nhận rủi ro nhiều hơn bằng cách tìm kiếm lợi nhuận cao hơn tại bất cứ kênh đầu tư nào họ có thể tìm thấy. Trong vài năm, thị trường tài chính toàn cầu bước vào giai đoạn được gọi là "Great Modulation - Điều tiết lớn".
Tại Hoa Kỳ, Great Modulation trùng hợp với sự bùng nổ nhà ở, khi giá cả tăng vọt (đặc biệt là bên bờ biển và tại các thành phố như Phoenix và Las Vegas). Giá nhà tăng dẫn đến đầu cơ bất động sản tràn lan, và cũng thúc đẩy chi tiêu của người tiêu dùng quá mức khi mọi người bắt đầu xem nhà của họ như một con *** đất mà họ có thể trích tiền mặt để tiêu dùng tùy ý. Khi giá nhà tăng vọt và nhiều chủ nhà nới rộng thời hạn thanh toán khoản vay thế chấp, khả năng sụp đổ tăng lên. Tuy nhiên, mức độ rủi ro thực sự đã bị che giấu vì rất nhiều khoản thế chấp đã được chứng khoán hóa và xếp hạng AAA.
Sau cùng, giá nhà đất sụp đổ
Khi niềm tin rằng giá nhà không giảm là không chính xác, giá chứng khoán được thế chấp giảm mạnh, gây ra tổn thất lớn cho các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác. Những tổn thất này nhanh chóng lan sang các loại tài sản khác, thúc đẩy cuộc khủng hoảng niềm tin của nhiều ngân hàng lớn nhất thế giới. Các sự kiện đã đạt đến đỉnh điểm với sự phá sản của Lehman Brothers vào tháng 9 năm 2008, dẫn đến tình trạng đóng băng tín dụng đã đưa hệ thống tài chính toàn cầu đến bờ vực sụp đổ hoàn toàn.







Các hành động khẩn cấp chưa từng có của ngân hàng trung ương kết hợp với kích thích tài khóa (đáng chú ý là ở Mỹ và Trung Quốc) đã giúp giảm bớt một số sự hoảng loạn trên thị trường, nhưng vào cuối năm 2009, có tin đồn rằng Citigroup Inc., Bank of America Corp (NYSE:BAC) và các ngân hàng lớn khác sẽ phải được quốc hữu hóa để nền kinh tế toàn cầu tồn tại. May mắn thay, các hành động can thiệp của các chính phủ trên khắp thế giới cuối cùng đã giúp tránh sự sụp đổ tài chính, nhưng việc đóng băng tín dụng đã buộc nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái tồi tệ nhất kể từ Thế chiến II.Cuộc khủng hoảng tín dụng và suy thoái kinh tế đi kèm gây ra biến động chưa từng có trên thị trường tài chính. Cổ phiếu giảm hơn một nửa từ mức cao vào tháng 10 năm 2007 đến mức thấp vào tháng 3 năm 2009, (S & P 500 đã giảm 57,8% từ mức cao nhất trong ngày là 1.576,1 vào ngày 11 tháng 10 năm 2007 xuống mức thấp 666,8 vào ngày 6 tháng 3 năm 2009). Thị trường thu nhập cố định cũng cho thấy sự biến động chưa từng thấy, với thị trường trái phiếu doanh nghiệp dự báo phá sản ở một mức độ chưa từng thấy kể từ cuộc Đại khủng hoảng. Giá dầu giảm hơn hai phần ba.
Quá trình khắc phục hậu quả lâu dài
Các nhà đầu tư và người tiêu dùng phải sống với hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính trong nhiều năm sau đó. Nhiều nước phát triển cũng phải gánh chịu ​​sự suy giảm đáng kể vị thế tài chính của họ. Các hành động của chính phủ đã giúp ngăn chặn kết quả tồi tệ nhất nhưng ​​cuộc khủng hoảng tín dụng, thâm hụt ngân sách lớn là một vấn đề phải mất nhiều năm để giải quyết hậu quả.
Bài học
Cuối cùng thì các nhà đầu tư đã trải qua giai đoạn thị trường đầy biến động và đáng sợ nhất trong cuộc đời họ. Những bài học tích cực có thể học được từ cuộc khủng hoảng, như tầm quan trọng của đa dạng hóa và phân tích độc lập, nhưng cũng có những hiệu ứng về cảm xúc phải được xem xét. Cụ thể, các nhà đầu tư phải nhớ rằng các sự kiện của cuộc khủng hoảng là bất thường và khó lặp đi lặp lại; trong khi sự tham lam hoặc sợ hãi quá mức trong thị trường tài chính là không phù hợp. Các nhà đầu tư có thể kết hợp các bài học của cuộc khủng hoảng mà không bị cảm xúc ảnh hưởng quá mức sẽ định vị tốt nhất cho việc đầu tư thành công trong tương lai.
Theo Thomas Vo