*Bài phân tích trích từ ấn phẩm XVI, tháng 11.2018 vừa phát hành ngày 9th qua*

Trong hầu hết các trường hợp, việc các tập đoàn holdings phức tạp, đa ngành nghề, có lợi nhuận trước thuế chủ yếu phụ thuộc vào doanh thu tài chính (financial income) như đánh giá lại tài sản, mua bán công ty con, hoàn nhập dự phòng đầy mập mờ - là vô cùng rủi ro... Tuy nhiên, luôn có những trường hợp ngoại lệ. Khi nghe về case VEA như một “cơ hội đầu tư giá trị” cách đây không lâu, chúng tôi nhận thấy có khá nhiều người phản biện rằng mô hình kinh doanh dạng này chẳng có gì hấp dẫn, vì phụ thuộc 100% cổ tức từ các công ty liên doanh/liên kết! Song liệu mô hình này có thực sự tệ như vậy không là một câu hỏi thú vị mà một nhà đầu tư giá trị năng động chúng ta (enterprising investors) cần tìm hiểu sâu hơn vậy...
-------------------
1. Danh mục holdings giá trị
2. Xu hướng "xe tay ga hóa" & mảng ô tô trong dài hạn
3. Lợi thế cạnh tranh và tình hình tài chính
4. Rủi ro lớn nhất: agency costs
5. Đặt cược lớn khi xác suất ở phía bạn
------------------
Bổ sung: Do giấy mực hạn chế nên chúng tôi không nói hết được ý trong bài viết. Đối với case VEA, rủi ro chu kỳ của ngành ô tô (ngành tiêu dùng không thiết yếu), cạnh tranh trong ngắn hạn là hiện hữu - nên nhất thiết nhà đầu tư cá nhân không được quá hưng phấn và đầu cơ ở mọi mức giá. Ngoài ra, rủi ro ủy quyền dù xác suất thấp, nhưng thực sự nghiêm trọng và đòi hỏi ta phải liên tục giám sát, theo dõi BCTC cũng như các nghị quyết HĐQT/đại hội cổ đông thường xuyên.

Saigon, 12.11.2018, bởi Angelos - Golden Newsletter Vietnam
Chi tiết tại: https://newslettervietnam.com/vea-li...Xgb04w-mGFzYHw