ATFX - Phân tích thị trường ngày 01/06/2020

Tin tốt được lan truyền khắp khu vực đồng tiền chung Euro, ECB được kỳ vọng sẽ nâng cấp chương trình mua tài sản khẩn cấp và nhắm mục tiêu là các hoạt động tái cấp vốn dài hạn (TLTRO), điều này đã đẩy tỷ giá EUR/USD kiểm tra 1.110. Bên cạnh đó, một vòng đàm phán khác của Brexit sẽ diễn ra trong tuần này, nếu đàm phán vẫn không có tiến triển gì, điều này có thể gây ra rủi ro đáng kể cho kinh tế.

Dữ liệu nổi bật nhất trong tuần này là bảng lương phi nông nghiệp (NFP) của Mỹ, hy vọng dữ liệu sẽ tốt hơn so với NFP tháng Tư.

Thị trường vẫn còn lo ngại về các vấn đề chính trị và đàm phán Brexit.

Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

Pháp, Đức, Thụy Sĩ, New Zealand nghỉ lễ
05:30 Chỉ số sản xuất AIG của Úc **
07:30 PMI sản xuất của Nhật Bản
08:45 PMI sản xuất Cainxin của Trung Quốc CÓ THỂ **
15:30 PMI sản xuất của Đức **
20:30 PMI sản xuất của Canada **
20:45 PMI sản xuất của Mỹ ***
21:00 PMI sản xuất của ISM của Mỹ ***

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1146/1.1195
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1085/1.1046

Tổng kết tuần trước, Euro là đồng tiền có hiệu suất tốt nhất trong số các tiền tệ của G10. Trong tuần này, thị trường sẽ chú ý đến Brexit và công bố chính sách tiền tệ của ECB. Về mặt kỹ thuật, EUR/USD đã tăng lên mức cao nhất tháng 3 là 1.1146. Dự kiến ​​giá có thể mức hỗ trợ 1.1045, vì đây đó là mức thoái lui Fibonacci 85.2% và sau đó là đường MA 20 trên biểu đồ H4.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.2426/1.2467
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2308/1.2292

Các nhà đầu tư phải chú ý đến các tin tức về cuộc đàm phán Brexit. Về mặt kỹ thuật, mức giá hiện tại đã tiếp cận mức thoái lui Fibonacci 61.8% trên biểu đồ D1 là 1.2426. Tỷ giá có thể kiểm tra đường MA 20 trên biểu đồ H4 tại 1.2308.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.6550/0.6775
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6658/0.6640

Hôm nay, PMI sản xuất của Trung Quốc đạt mức 50.7 điểm. Đó là một kết quả tốt hậu COVID-19. Về mặt kỹ thuật, AUD/USD vẫn được kỳ vọng tăng giá và đồng đô la Mỹ sẽ suy yếu. Các mức kháng cự đáng chú ý là 0.650/0.6775 và hỗ trợ là 0.6658/0.6640.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 107.85/108.00
Ngưỡng hỗ trợ: 107.28/107.15

Các vấn đề địa chính trị vẫn đưuọc quan tâm trên thị trường. Về mặt kỹ thuật, tỷ giá đang dao động trong khoảng 108 và 107.30. Nếu PMI Sản xuất ISM của Mỹ vượt hơn mong đợi trong ngày hôm nay, thì tỷ giá có thể phá vỡ và kiểm tra mức kháng cự 107.85/108.00. Tuy nhiên, nếu dữ liệu dưới mức kỳ vọng, thì áp lực bán sẽ tăng lên.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3796/1.3822
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3710/1.3683

Sản xuất dầu thô vẫn tiếp tục giảm, đồng CAD mạnh lên bất chấp dữ liệu GDP khá xấu trong quý I. Về mặt kỹ thuật, tỷ giá hiện tại vẫn dao động trong phạm vi 1.3796 và 1.3710. Nếu giá phá vỡ ngưỡng hỗ trợ 1.3710, nó sẽ tiếp tục xu hướng giảm và hỗ trợ tiếp theo sẽ là 1.3683. Và chúng ta có thể quan tâm đến 1.3517, mức hỗ trợ thấp nhất trong tháng 3.

Dầu thô giao tháng 7 của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 35.58/37.32
Ngưỡng hỗ trợ: 32.36/31.50

Sự sụt về sản lượng và các hoạt động kinh tế vẫn diễn ra suôn sẻ đã giúp nâng giá dầu lên mức 35 USD/thùng. Cuộc họp của OPEC được lên kế hoạch vào ngày 9 tháng 6. Dự kiến ​​giá dầu thô sẽ đi ngang và chờ quyết định của OPEC trong tuần này.

Vàng (XAU/USD)

Ngưỡng kháng cự: 1742/1746
Ngưỡng hỗ trợ: 1725/1721

Nhu cầu vàng tăng do căng thẳng Mỹ-Trung. Về mặt kỹ thuật, đà tăng mạnh đã đẩy giá vàng phá vỡ đường xu hướng giảm trên biểu đồ H4. Hiện tại, thị trường vẫn còn lo ngại về các vấn đề chính trị, kỳ vọng giá vàng có thể tiếp tục tăng. Giá vàng giao ngay có thể kiểm tra mức 1750 trong tuần này.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 25844/26089
Ngưỡng hỗ trợ: 25046/24805

Hôm nay thị trường dự báo chỉ số PMI sản xuất ISM của Mỹ sẽ cao so với trước đây. Nhưng các hoạt động biểu tình vẫn đang diễn ra tại 25 thành phố và nó có thể ảnh hưởng đến chỉ số Dow tương lai. Về mặt kỹ thuật, chỉ số có thể quay đầu và kiểm tra mức hỗ trợ 25046/24805.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific