Lợi ích của nhà đầu tư khi tham gia chứng quyền có bảo đảm
hai cách để nhà đầu tư có thể mua chứng quyền có bảo đảm: đăng ký mua chứng quyền có bảo đảm trên thị trường sơ cấp và mua chứng quyền có bảo đảm trên thị trường thứ cấp. Khi đầu tư vào chứng quyền có bảo đảm, nhà đầu tư có thể thu được lợi nhuận từ hai nguồn: Hưởng chênh lệch giá từ việc mua bán chứng quyền trên thị trường thứ cấp, hoặc Nhận tiền thanh toán từ việc thực hiện quyền tại ngày đáo hạn đối với những chứng quyền có bảo đảm ở trạng thái có lãi.

5 lợi ích của việc tham gia sản phẩm chứng quyền có bảo đảm:

- Vốn thấp, chi phí giao dịch thấp

- Lỗ giới hạn

- Đòn bẩy cao

- Không yêu cầu ký quỹ

- Thanh khoản được đảm bảo nhờ nhà tạo lập

Tổ chức phát hành chứng quyền có bảo đảm là công ty chứng khoán. Theo quy định, tổ chức phát hành phải thực hiện nghĩa vụ tạo lập thị trường, điều này đảm bảo thanh khoản cho thị trường cũng như đảm bảo mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của nhà đầu tư.

Để biết thêm chi tiết về lợi ích của nhà đầu tư khi tham gia chứng quyền có bảo đảm, xem thêm bài viết: Chứng quyền - Đặc điểm nào hấp dẫn nhà đầu tư

Lợi ích của công ty chứng khoán khi phát hành chứng quyền
Công ty chứng khoán sẽ thu được một khoản tiền phí từ việc phát hành chứng quyền cho nhà đầu tư, và khoản phí giao dịch khi nhà đầu tư mua bán chứng quyền trên thị trường thứ cấp.

Theo quy định của Ủy ban Chứng khoán Nhà Nước, công ty chứng khoán phải ký quỹ bằng tiền tối thiểu 50% giá trị chứng quyền dự kiến phát hành trong suốt thời gian có hiệu lực của chứng quyền. Hàng ngày, công ty chứng khoán phải thực hiện phòng ngừa rủi ro (hedging) và phải có nghĩa vụ tạo lập thị trường đối với chứng quyền do công ty phát hành. Điều này sẽ dẫn đến thanh khoản của cổ phiếu cơ sở tăng mạnh khi chứng quyền đưa vào giao dịch. Cùng với việc đa dạng hoá các sản phẩm tài chính với nhiều cấp độ rủi ro cũng như sinh lời cho nhà đầu tư lựa chọn, việc phát hành chứng quyền sẽ giúp thị trường chứng khoán sôi động, thu hút nhà đầu tư giao dịch trên thị trường cơ sở.

Chứng quyền - Có phải cuộc chơi của nhà đầu tư và công ty chứng khoán?
Giao dịch chứng quyền là giao dịch giữa công ty chứng khoán và nhà đầu tư, nhưng thực chất đây không phải là một cuộc chơi zero-sum game. Người chơi và công ty chứng khoán sẽ tham gia cuộc chơi theo nguyên tắc win-win.

Khi phát hành chứng quyền mua cổ phiếu cho nhà đầu tư, bản thân công ty chứng khoán đã phải có cổ phiếu đó từ trước để thực hiện nghĩa vụ phòng ngừa rủi ro. Trong trường hợp cổ phiếu tăng giá, nhà đầu tư được thanh toán tiền khi chứng quyền ở trạng thái có lãi, còn công ty chứng khoán cũng có lời từ chênh lệch giá của cổ phiếu.

Nhà đầu tư cũng không cần quá lo ngại về việc giá thanh toán chứng quyền bị ảnh hưởng do hành vi tháo túng. Theo pháp luật quy định, nhằm hạn chế rủi ro thao túng giá cổ phiếu cơ sở của chứng quyền có bảo đảm, nhất là vào gần ngày đáo hạn, giá thanh toán được tính bằng bình quân giá đóng cửa của cổ phiếu cơ sở trong 5 ngày giao dịch liền trước ngày đáo hạn (không bao gồm ngày đáo hạn). Ngoài ra, khối lượng giao dịch mỗi phiên của các cổ phiếu cơ sở phát hành chứng quyền thường rất lớn, cổ phiếu có thị giá cao, giá trị giao dịch lớn nên rất khó để một công ty chứng khoán có thể thao túng giá.

Xem thêm: Chứng quyền được triển khai thế nào ở Việt Nam?

Xem chi tiết bài viêt tại:
https://online.hsc.com.vn/tin-tuc/d...-quyen-co-phai-cuoc-choi-cua-ndt-va-ctck.html