Hối lộ 20 quan tiền trở lên: Chém!
[IMG]file:///C:/Users/Office/AppData/Local/Temp/msohtml1/01/clip_image001.jpg[/IMG]
Luật từ thời xưa, mà khiến người đời nay
không khỏi kinh ngạc (Ảnh: diendancovat)
Ý chí xây dựng một nhà nước pháp quyền mạnh của vua Lê Thái Tông thể hiện nổi bật trong cố gắng luật hóa việc tinh giản để làm tăng hiệu lực bộ máy quan lại, với các thể chế và thủ tục giản dị khiến hoạt động của hệ thống hành chính nhanh chóng, thông suốt, nhất là đòi hỏi quan chức liêm, chính, cần, kiệm.

Luật Hồng Đức dành hẳn một chương “Vi chế” với 144 điều quy định về hình phạt đối với các hành vi sai trái của quan lại, các tội về chức vụ. Thiếu trung thực, gian dối, chạy chọt xin quan tước, chạy án, vượt thẩm quyền, lấy quyền mưu lợi riêng, chểnh mảng trách nhiệm, chậm trễ việc công, nhầm lẫn gây hại, cố ý làm trái, say mê tửu sắc làm hại việc công, ngay cả ăn mặc, nói năng không đúng phép, v.v, đều bị xử tội.

Đặc biệt là tội tham nhũng bị xử nặng. Ăn hối lộ 20 quan tiền trở lên: chém! Đi sứ thông đồng ăn hối lộ tiết lộ việc nước:chém! Ngay cả việc để cho vợ, con, người nhà cậy thế nhũng nhiễu dân hay cho vay nặng lãi: biếm hay bãi chức.
Luật Hồng Đức có khá nhiều điều làm cho chúng ta và các nhà nghiên cứu phương Tây phải ngạc nhiên thán phục. Đó là những điều luật phù hợp và có ý nghĩa thúc đẩy tiến bộ kinh tế - xã hội, tôn trọng quyền con người, đặc biệt là quyền của nữ giới (trái ngược với kỷ cương Nho giáo gốc coi phụ nữ là vô quyền như cái bóng của đàn ông).

1471, nhà vua đã tiến hành một cuộc cải cách lớn. Chia cả nước thành 12 đạo thừa tuyên (1466). Sau khi mở mang bờ cõi xuống phía nam, ông đặt thêm đạo Quảng Nam (1471). Ở các đạo cũng như sáu bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công) duy trì chế độ người đứng đầu và do vua trực tiếp chỉ đạo nhằm bảo đảm chính quyền thống nhất từ trên xuống dưới. Từ năm 1465 đến 1467, ban bố nhiều điều luật về quân sự, tổ chức lại quân đội. Năm 1483 ông chủ trì biên soạn bộ Luật Hồng Đức nổi tiếng tiến bộ so với tất cả các bộ luật của các triều đại phong kiến Việt Nam trước và sau đó… Về kinh tế, lập 42 sở đồn điền ở các địa phương, khuyến khích nghề nông, ban bố phép quân điền để nông dân có ruộng cầy cấy và giúp nhà nước ổn định việc thu thuế, lao dịch. Giáo dục, đào tạo nhân tài thời kỳ này cũng rất phát triển với 12 khoa thi hội, tuyển chọn được 501 tiến sỹ (9 trạng nguyên). Cho đặt lễ xướng, họ tên và vinh quy bái tổ của người đỗ tiến sỹ. Năm 1484 vua Lê Thánh Tông cho dựng bia đá ghi họ tên, quê quán của các tiến sỹ ở Văn Miếu. Về văn hóa ông cũng có đóng góp lớn, khuyến khích việc dùng chữ nôm, thành lập hội Tao Đàn. Ông sáng tác nhiều về thể loại. Thơ Nôm có nhiều bài trong “Hồng Đức quốc âm thi tập”, “Lê triều danh nhân thi tập”. Văn chữ Hán có “Lam Sơn lương thủy”… Lê Thánh Tông là một ông vua thi sỹ có phong cách riêng và là một tác gia có phong độ nhất của văn học Việt Nam nửa sau thế kỷ XV.
Dưới thời vua Lê Thánh Tông trị vì, đất nước ta trở nên giàu có, biên giới mở mang đến tận Quy Nhơn ngày nay.