-
26-03-2018 08:28 PM #1
- Ngày tham gia
- Mar 2018
- Bài viết
- 2
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Phân tích tâm lý tại ngưỡng kháng cự và hỗ trợ
Các nhóm tham gia thị trường bao gồm:
· Người mua
· Người bán
· Người đứng ngoài thị trường
Giả định thị trường bắt đầu gia tăng từ một điểm hỗ trợ mà giá đã dao động quanh nó một khoảng thời gian. Người mua sẽ vui mừng nhưng có thể sẽ tiếc nuối vì đã không mua nhiều hơn trước đó. Nếu giá có thể xuống lại gần mức hỗ trợ họ có thể mua hơn nữa. Người bán bây giờ nhận ra họ đã vào trạng thái sai chiều của thị trường (giá càng đi xa điểm hỗ trợ chừng nào càng tác động lớn tới quyết định trong tương lai của họ). Người bán hy vọng giá có thể xuống tới vùng họ đã bán để có thể thoát khỏi thị trường.
Những người ngoài thị trường bao gồm những người chưa có trạng thái hoặc những người vì lý do gì đó đã tất toán trạng thái mua trước đó, đặc biệt những người nhóm sau sẽ tiếc nuối vì đã tất toán trạng thái mua quá sớm, họ hy vọng giá sẽ xuống lại gần hơn nơi họ đã bán để có thể thiết lập lại trạng thái mua lần nữa, những người chưa mua bán trước đó nhận ra rằng giá đang tăng và họ tham gia thị trường ở trạng thái mua tại thời điểm mua tốt nhất.
Tất cả các nhóm người trên gần như chung một quan điểm mua ở các mức giá thấp. Họ đều có nhu cầu mua tại điểm hỗ trợ thị trường. Vì vậy, nếu giá có thể xuống lại gần điểm hỗ trợ, các nhóm người trên sẽ mua vào và tiếp tục đẩy giá lên.
Sự phá vỡ mức hỗ trợ và kháng cự chỉ ra sự thay đổi trong kỳ vọng của nhà đầu tư cũng như thay đổi trong mức cung cầu. Khối lượng là công cụ đầy hiệu quả trong việc xác định độ mạnh của sự thay đổi trong kỳ vọng.
Những điểm hỗ trợ hay kháng cự có thể bị phá vỡ do các nhân tố cơ bản bất ngờ xảy ra ngược với kỳ vọng của thị trường. Tuy nhiên nguyên nhân gây ra đột biến giá không quan trọng bằng tâm lý thị trường thay đổi sau khi các sự kiện đó xảy ra.
Khi một điểm hỗ trợ hay kháng cự bị phá vỡ mạnh, thông thường thị trường có thể sẽ nghi ngờ về mức giá mới được thiết lập.
Ví dụ: khi 1 điểm kháng cự bị phá vỡ, cả người mua và người bán đều có thể lo lắng về mức giá tăng quá nhanh và quá cao nên có thể sẽ cùng bán ra làm giá hạ xuống, tạo nên hiện tượng thường thấy là giá quay về những điểm kháng cự cũ sau khi quá trình phá vỡ đã xảy ra.
Thay vì là 1 giá trị chính xác, 1 khoảng giá có thể tạo thành vùng hỗ trợ hoặc vùng kháng cự (như trên hình minh họa).
Vùng hỗ trợ – kháng cự mạnh có thể xác định qua 3 yếu tố như sau:
· Thời gian bao lâu tại đó
· Khối lượng giao dịch
· Diễn biến giá gần đây.
Thời gian càng lâu, những điểm hỗ trợ càng có ý nghĩa. Nếu khối lượng hỗ trợ càng lớn thì càng có ý nghĩa. Diễn biến giá gần nhất nếu bật ngược trở lại nhiều lần khi cố gắng tiếp cận vùng hỗ trợ hoặc kháng cự thì càng củng cố sức mạnh cho vùng hỗ trợ hoặc kháng cự đó.
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Articles
-
Phân tích kỹ thuật phiên chiều 05/10: Thử thách ngưỡng tâm lý 810 điểm
By Hieu Tran in forum BlogTrả lời: 0Bài viết cuối: 05-10-2017, 11:36 AM -
Phân tích kỹ thuật phiên chiều 18/08/2015: Nhóm MA dài hạn sẽ đóng vai trò kháng cự
By traderviet in forum BlogTrả lời: 0Bài viết cuối: 18-08-2015, 11:49 AM -
Phân tích kỹ thuật phiên chiều 05/05: Trendline trung hạn đang là ngưỡng hỗ trợ gần nhất
By cafe titi in forum BlogTrả lời: 1Bài viết cuối: 05-05-2015, 11:46 AM -
Cách xác định các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự
By timchungkhoan in forum Kiến thức về Phân tích kỹ thuậtTrả lời: 2Bài viết cuối: 20-09-2010, 09:01 AM
Bookmarks