Phần IV: Cú áp phe ngoạn mục

Trong bài viết này chúng tôi sẽ đem đến cho các bạn cái nhìn về vụ áp phe hoặc cũng có thể gọi là cú lừa ngoạn mục nhất trong lịch sử TTCK Australia khi hãng bán lẻ điện tử khổng lồ Dicksmith sụp đổ năm 2016 & bị hủy niêm yết ngay trong năm.

Được thành lập năm 1968 bởi Dicksmith và vợ ông tại ngoại ô Sydney, từ chỗ chỉ là một cửa hàng nhỏ - Dicksmith đã dần khẳng định được chỗ đứng của mình trước khi được bán lại cho Tập Đoàn khổng lồ Woolworths năm 1980 (60%) và 1982 (40%). Về tay một trong những tập đoàn hàng đầu Australia, Dicksmith ngày một lớn mạnh và phát triển ra các thị trường khác như New Zealand, Hong Kong, Mỹ. Sau 32 năm điều hành hãng bán lẻ với hàng trăm cửa hàng tại Australia & New Zealand, Woolworths đã gây bất ngờ lớn khi nhượng lại Dicksmith cho Anchorage Capital tháng 9 năm 2012. Lời giải thích của Woolie là do hãng cần tái cấu trúc lại công ty và đã đóng cửa cả 100 cửa hàng Dicksmith trong chiến dịch này, và việc bán Dicksmith đã được dự định từ trước.


Source: Nguyen Finance

Vấn đề ở chỗ số tiền bán lại Dicksmith chỉ … vỏn vẹn 20 triệu đô la Australia, số tiền còn lại khoảng hơn 90 triệu đô la Australia sẽ được chuyển cho Woolworths … sau. Chỉ hơn một năm về tay Anchorage Capital, Dicksmith đã được niêm yết trên TTCK Australia tháng 12 năm 2013 và tạo ra sức hút lớn cho các NĐT, giá trị của Dicksmith lúc đó …. Vào khoảng 520 triệu đô la Australia. American Magic! (Anchorage Capital là quỹ đầu tư được chống lưng bởi người Mỹ, đây là một con “đại bàng” săn mồi thực sự theo kiểu “dùng chán là bỏ”)

Ngày 4/01/2016, Dicksmith chính thức bị hủy niêm yết sau những năm tháng làm ăn kém cỏi và bị điều tra bởi UBTTCK Australia, thời điểm đó giá trị cổ phiếu của hãng trên thị trường đã giảm 80% so với ngày đầu niêm yết.


Source: Nguyen Finance

Ngày 25/01/2016, toàn bộ 363 cửa hàng của Dicksmith tại Australia và New Zealand buộc phải đóng cửa kéo theo 2,460 nhân viên mất việc làm, CEO Nick Abboud bị điều tra.

Ngày 15/03/2016, hãng bán lẻ điện tử Kogan đạt thỏa thuận mua lại thương hiệu Dicksmith và vẫn duy trì mảng bán lẻ qua mạng cho đến thời điểm này. Dù gì thì các chủ nợ của Dicksmith cũng đã … chào tạm biệt số tiền 260 triệu đô Australia của họ còn các shareholders tất nhiên mất tất cả số tiền cả trăm triệu đô la Australia.

Vậy Anchorage Capital đã làm gì để có thể hô biến “bệnh nhân Dicksmith nhà Woolworths” thành sao sáng trước khi vụt tắt?

Đầu tiên phải nói đến rằng Anchorage Capital với những cái đầu lão luyện hoàn toàn biết được rằng Dicksmith đang thực sự “hấp hối” nhưng nó không có ý định cứu chữa mà muốn trục lợi khi mà thương hiệu Dicksmith với hơn 50 năm thành lập quả thực quá hấp dẫn.

Cụ thể, Anchorage đã giảm giá trị hàng tồn kho của Dicksmith để giúp công ty có cái nhìn khả quan hơn về tình trạng kinh doanh và giá trị sổ sách. Bằng những nghiệp vụ kế toán, Anchorage đã “hô biến” số hàng tồn kho của Dicksmith chỉ vào khoảng 58 triệu đô la Australia giá trị năm 2012 – con số không tệ cho một hãng bán lẻ điện tử.

Hãy tưởng tượng họ giảm giá trị một chiếc TV từ 200 đô còn 100 đô trên sổ sách rồi lại rao bán với mức giá 180 đô, đem về 80 đô lợi nhuận. Với phương thức này, họ nhanh chóng thu về … 140 triệu đô LNST năm 2013. Tuy vậy năm 2014, Dicksmith chịu khoản lỗ tầm 20 triệu đô. Giá trị hàng tồn kho giảm năm đầu Anchorage Capital điều hành trước khi tăng lại khi hãng cần nhập thêm nhiều hàng để duy trì hoạt động, giá trị đạt mức khoảng 300 triệu đô năm 2014 – 2015.

Cũng trong khoảng thời gian này, Dicksmith mở rộng hoạt động kinh doanh bằng việc mở thêm nhiều cửa hàng. Tạo ra cho các NĐT cài nhìn đầy tích cực về sự phát triển của công ty, giá cổ phiếu trên TTCK luôn ổn định trong suốt khoảng thời gian này trước khi sụp đổ cuối 2015. Trước đó rất lâu, Anchorage Capital đã bán 80% cổ phần của họ khi Dicksmith niêm yết năm 2013, và 20% cổ phần còn lại trong năm 2014. Sự sụp đổ năm 2015 chỉ là hệ quả của tất cả những gì được lên kế hoạch bởi con “đại bang” này.

Hàng ngàn shareholders, creditors và staff đã mất rất nhiều vì “thương vụ thế kỷ” Dicksmith này!