http://www.nhadautu.vn/chi-5-ty-usd-...vnm-d5921.html

Nhàđầutư Trong khi F&N Dairy Investments của tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi phải mất cả năm 2017 để mua vào 41,3 triệu cổ phiếu VNM của Công ty CP Sữa Việt Nam, thì Platinum Victory chỉ mất gần 1 tháng để mua vào thành công 145,9 triệu cổ phiếu, tương đương 10% vốn điều lệ VNM.
Điệp khúc ‘điều kiện thị trường không phù hợp’ liên tục tái diễn

F&N Dairy Investments lần đầu mua cổ phiếu VNM vào năm 2015 và đã mua thêm 5,4% cổ phần VNM vào khoảng tháng 12/2016. Trong lần SCIC thoái vốn VNM vào hồi cuối năm 2016, bộ đôi Công ty của Tập đoàn F&N đã mua vào tổng cộng 39,19 triệu cổ phiếu, tương đương 2,7% cổ phần VNM với giá 144.000 đồng/cổ phiếu.

Qua đó, tổng cộng cổ phiếu VNM mà 2 Công ty này nắm đã lên đến hơn 237,37 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 16,35%.

Tuy vậy, trong cả năm 2017, tổng cổ phiếu sở hữu của nhóm này mới chỉ nâng lên ở mức 276,7 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 19,06%. Cụ thể tính đến 5/12, F&N Dairy Investments chỉ nắm gần 237,5 triệu cổ phiếu, tương đương nắm tỷ lệ 16,36%. Trong khi đó, F&N BEV Manufacturing nắm gần 39,2 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 2,7%.

Tính riêng năm 2017, Tập đoàn F&N Dairy Investments thường xuyên không thể mua hết toàn bộ số cổ phần đăng ký. Thậm chí, nhiều lần F&N còn ‘tay trắng’.

11 lần mua vào cổ phiếu VNM của F&N là 11 lần Tập đoàn nước giải khát này không thể mua hết số cổ phần đăng ký. Đó là chưa kể, chỉ duy nhất một lần F&N mua vào hơn 75% tổng số cổ phiếu đã đăng ký. Các lần giao dịch khác ghi nhận Tập đoàn này chỉ mua được 9% - 41% số cổ phiếu.

Thậm chí, thống kê cho thấy F&N liên tục không mua được cổ phiếu nào trong 5 lần liên tục đăng ký mua vào.

Có thể thấy, cứ sau mỗi lần báo cáo kết quả giao dịch cổ phiếu, Tập đoàn này lại công bố đăng ký cổ phần để mua, nhưng tính trong cả 11 lần công bố kết quả giao dịch, F&N chỉ mua được vỏn vẹn gần 41,3 triệu cổ phiếu trong tổng số hơn 203 triệu cổ phiếu đăng ký mua vào.

Lý do Tập đoàn này thường xuyên đưa ra là điều kiện thị trường không phù hợp.

Tuy vậy, dễ thấy tinh đến hết tháng 10/2017, thị giá VNM cũng chỉ dao động quanh mức 133.000 đồng – 151.000 đồng. Mức giá này có thể cao hơn mức giá trung bình trong cả năm giao dịch 2016, nhưng có thể gọi là rẻ hơn rất nhiều so với mức giá 213.500 đồng/cổ phiếu hiện tại.

nhadautu - thi gia co phieu VNM trong 1 nam giao dich
Thị giá cổ phiếu VNM trong 1 năm giao dịch trở lại đây
Đắn đo đong đếm quá nhiều về giá cả đang khiến F&N càng gặp khó khi thị giá VNM đang ngày càng tăng.

Có một khả năng khác khiến F&N khó ‘gom’ số cổ phiếu là việc SCIC khi cố gắng giữ quyền phủ quyết dù buộc phải thoái vốn khỏi VNM. Điều này khiến cho mục tiêu nắm 51% vốn điều lệ VNM mà không thông qua mua cổ phần từ SCIC của F&N ngày càng trở nên xa vời.

Platinum Victory – F&N Dairy Investments: Cuộc đua của ‘Thỏ’ và ‘Rùa’?

Mục tiêu này ngày càng trở nên xa vời hơn đặc biệt với sự góp mặt của cổ đông ngoại mới Platinum Victory.

Trong phiên đấu giá cổ phiếu VNM của SCIC, Platinum Victory sẵn sàng ‘chịu chơi’ khi trả mức giá mức giá 186.000 đồng/cổ phiếu để mua trọn lô 48,3 triệu cổ phiếu, chiếm 3,33% vốn điều lệ VNM, tương ứng giá trị thu về gần 9.000 tỷ đồng. Mức giá này cao hơn mức giá khởi điểm SCIC đặt ra (150.000 đồng/cổ phiếu) là 24% và cao hơn mức giá tại phiên giao dịch 10/11/2017 lúc đó (173.800 đồng/cổ phiếu) là 7%.

Trong khi đó, F&N Dairy Investments chỉ mua được vỏn vẹn hơn 4,7 triệu cổ phần đấu giá.

Tốc độ mua cổ phần của Platinum Victory và F&N Dairy Investments không khác gì tốc độ giữa ‘thỏ’ và ‘rùa’.

Trong khi F&N phải mất cả năm 2017 để mua vào 41,3 triệu cổ phiếu, thì Platinum Victory chỉ mất gần 1 tháng để mua vào thành công 145,9 triệu cổ phiếu, tương đương 10% vốn điều lệ VNM.

Gần đây, nhiều nhà đầu tư đã lầm tưởng rằng hơn 16,7 triệu cổ phiếu VNM được ‘trao tay’ giao dịch thỏa thuận trong phiên 22/12 là giao dịch của F&N Dairy Investmens.

Tuy vậy, lần công bố mới đây của Tập đoàn này cho thấy, F&N chỉ mua vào thành công hơn 1,9 triệu cổ phiếu.

Ngay sau khi mua vào không thành công số cổ phần đăng ký, F&N tiếp tục đăng ký mua vào thêm 14,5 triệu cổ phần. Tuy vậy, Công ty của tỷ phú người Thái rất có thể sẽ lại tiếp tục ‘tay trắng’ nếu chưa nhìn nhận thực tế về mức giá của Vinamilk.